Cần làm gì khi hai bé sinh đôi đánh nhau?

(3.71) - 58 đánh giá

Một lúc bạn có được 2 bé cưng là điều vô cùng hạnh phúc. Thế nhưng, hai bé sinh đôi càng lớn thì việc nảy sinh mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Là cha mẹ, bạn nên dạy các bé cách giải quyết mâu thuẫn và giải thích cho bé hiểu về những hành vi không tốt nhé.

Trong những tháng đầu khi cặp song sinh mới chào đời, bạn sẽ rất bận rộn và ít khi nghĩ về tương lai. Tuy nhiên, các bé càng lớn thì bạn sẽ nhận thấy rằng việc chăm sóc và nuôi dạy cặp sinh đôi thực sự là một thách thức lớn. “Làm thế nào khi hai bé sinh đôi đánh nhau?”. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để tìm ra cách xử lý nhé.

Tại sao các bé song sinh lại đánh nhau?

Cũng giống như bao cặp anh chị em khác, việc các bé sinh đôi đánh nhau xảy ra khá thường xuyên. Tình trạng này xảy ra khi các bé bước vào tuổi tập đi. Nguyên nhân các bé đánh nhau thường là do tranh giành đồ chơi hoặc bé này vô tình làm đau bé kia. Đánh, cắn, kéo tóc, khóc… là những hành vi thường gặp mỗi khi các bé có mâu thuẫn. Tình trạng này hoàn toàn bình thường và là một phần trong giai đoạn phát triển của các bé. Thậm chí, theo thời gian, việc mâu thuẫn còn giúp các bé khám phá bản thân và hình thành cá tính riêng.

Mỗi khi thấy các bé sinh đôi đánh nhau, bạn cần làm gì?

Mặc dù việc các bé sinh đôi đánh nhau không phải là điều đáng lo nhưng bạn cần có phương án xử lý để không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bé. Bạn có thể giải quyết tình trạng này với những cách sau:

1. Công bằng với cả 2 bé

Mỗi khi bạn thấy 2 bé sinh đôi đang đánh nhau, bạn nên chạy đến và can ngay. Để công bằng, bạn hãy cho từng bé giải thích nguyên nhân tại sao lại đánh nhau. Điều này sẽ giúp cả 2 bé đều có cơ hội đưa ra quan điểm của mình. Sau khi nghe 2 bé nói, bạn có thể đưa ra quyết định.

Khi xử lý vấn đề này, điều quan trọng là bạn phải công bằng. Nếu bạn tỏ ra thiên vị với một bé, bé còn lại sẽ cảm thấy tủi thân, từ đó có thể khiến những hành vi xấu trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Tuân thủ đúng các quy tắc mà bạn đặt ra

Việc phá vỡ các quy tắc thường là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa anh chị em. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo rằng các bé tuân thủ đúng những quy tắc mà mình đặt ra. Giải thích lý do tại sao hành vi của các bé là không đúng. Việc không thống nhất thực hiện các quy tắc sẽ khiến các bé bị nhầm lẫn. Các bé sẽ không hiểu được sự khác biệt giữa đúng và sai. Ngoài ra, các quy tắc mà bạn đặt ra phải giống nhau cho cả 2 bé.

3. Dẫn các bé ra khỏi nhà

Một trong những cách tốt nhất để xử lý tình trạng hai bé sinh đôi đánh nhau là dẫn các bé ra ngoài. Nếu bạn lo lắng rằng các bé sẽ đánh nhau ở bên ngoài thì đừng quá lo. Việc tiếp xúc với một môi trường mới sẽ khiến cảm xúc tiêu cực của các bé giảm đi. Có lẽ các bé đã ở trong nhà quá lâu và cần đốt hết năng lượng dư thừa đó. Bạn có thể dẫn các bé đi dạo trong khu phố hoặc đến công viên gần nhà.

4. Đưa một bé ra ngoài

Các bé song sinh thường thích học tập và chơi đùa cùng nhau. Vì vậy, nếu bạn đã thử mọi cách mà các bé vẫn tiếp tục đánh nhau, tốt hơn hết, bạn nên đưa một bé ra ngoài. Lúc này, bé còn lại sẽ không còn ai để gây gổ. Dần dần, các bé sẽ làm hòa lại với nhau rất nhanh.

5. Giữ bình tĩnh

Nếu bạn muốn ngăn cuộc đánh nhau giữa hai bé song sinh, vậy hãy ngừng la hét với các bé. Nếu bạn hét lên, các bé sẽ bắt chước bạn để thu hút sự chú ý. Vì vậy, hãy thử cách khác chẳng hạn như hít thở sâu và giữ bình tĩnh. Với cách làm này, bạn sẽ làm gương cho bé và các bé sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc từ bạn.

6. Chú ý đến từng bé

Một trong những phương pháp để hạn chế mâu thuẫn giữa các bé sinh đôi là bạn hãy chú ý chăm sóc từng bé một. Bạn có thể dành thời gian để xem phim với bé này và dành thời gian để đọc sách với bé còn lại. Điều này sẽ giúp các bé cảm nhận được tình yêu thương của bạn và mối quan hệ giữa các bé cũng sẽ được cải thiện.

7. Thương lượng

Cố gắng tạo ra những tình huống đòi hỏi sự phối hợp để hai bé sinh đôi có thể làm chung với nhau. Điều này có thể hạn chế mâu thuẫn giữa các bé. Bạn hãy cho một bé được chọn trò chơi mà mình yêu thích nhưng bé phải đồng ý chơi trò chơi với bé còn lại. Khuyến khích các bé thay phiên nhau làm và hướng dẫn các bé nhẹ nhàng.

8. Dạy cho các bé biết cách tự giải quyết mâu thuẫn

Là cha mẹ, bạn có trách nhiệm dạy cho cặp song sinh cách tự giải quyết xung đột. Hầu hết các cặp song sinh đều muốn chơi cùng nhau nhưng chắc chắn các bé sẽ có sự mâu thuẫn ở một thời điểm nào đó. Cảnh báo với hai bé sinh đôi rằng nếu bạn phải giải quyết vấn đề đánh nhau một lần nữa thì thời gian xem tivi vào ngày mai sẽ giảm một nửa. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng hai bé sinh đôi đánh nhau đấy.

9. Dạy cho hai bé sinh đôi hiểu về hậu quả có thể xảy ra từ những hành động của mình

Ở độ tuổi này, các bé sẽ không nhận thức được hậu quả của những hành động mà mình làm. Nếu các bé cắn hoặc xô đẩy nhau, hãy nói với bé rằng: “Điều này sẽ khiến anh/em bị đau đấy!”. Nếu bé vẫn không nghe, hãy thử bắt chước hành động của bé để bé tự trải nghiệm hậu quả của những hành động này.

10. Loại bỏ những yếu tố có thể khiến các bé đánh nhau

Hãy tìm ra những thứ có thể khiến các bé khó chịu, chẳng hạn như bạn chỉ mua một món đồ chơi và bắt 2 bé chơi chung. Ngoài ra, các bé cũng có xu hướng đánh nhau khi cảm thấy mệt mỏi. Hãy chú ý, nếu thấy các bé có nguy cơ đánh nhau thì hãy can thiệp ngay nhé.

Đánh nhau là vấn đề thường gặp ở hai bé sinh đôi. Bình tĩnh và nhất quán trong mọi tình huống là cách đơn giản nhất để hạn chế tình trạng các bé đánh nhau.

Bích Ngân | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm thế nào để chẩn đoán tự kỷ ở trẻ em?

(11)
Làm thế nào để nhận biết trẻ bị tự kỷ? Những xét nghiệm giúp chẩn đoán tự kỷ ở trẻ một cách chính xác được xem là mối bận tâm của nhiều bậc ... [xem thêm]

Để trẻ không còn bắt nạt hay bị người khác bắt nạt

(75)
Bắt nạt là một tình trạng phổ biến trong xã hội và xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Bắt nạt có thể được thể hiện qua nhiều hình thức như bắt nạt thể ... [xem thêm]

Vì sao cơ thể bạn kém hấp thu vitamin B12?

(30)
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc thiếu máu do thiếu axit folic xảy ra khi thiếu một trong các vitamin này ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể sản xuất các ... [xem thêm]

Bạn có biết cách mua và bảo quản xoài hay chưa?

(97)
Xoài là loại trái cây tốt cho sức khỏe với nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau như kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa ung thư, giúp tim khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu ... [xem thêm]

Mẹo nhỏ về sức khỏe khi đi máy bay

(39)
Làm thế nào để cải thiện chuyến đi bằng máy bay Hầu hết mọi người không gặp bất kỳ vấn đề gì khi đi máy bay. Tuy nhiên bạn vẫn có thể làm chuyến ... [xem thêm]

Phải làm gì khi mũi bạn bị chảy máu cam?

(95)
Chảy máu cam là hiện tượng máu chảy ra từ đường mũi do một số tác động gây ra. Dù không biết chính xác lý do mình bị chảy máu cam thì bạn cần phải ... [xem thêm]

Tăng cân không có chủ đích

(31)
Tìm hiểu chungTăng cân không có chủ đích là tình trạng gì?Tăng cân không có chủ đích xảy ra khi bạn tăng cân mà không tăng lượng tiêu thụ thức ăn hoặc ... [xem thêm]

Có thể mang thai khi mắc bệnh lạc nội mạc tử cung không?

(71)
Tuy bệnh lạc nội mạc tử cung gây khó có con, nhưng vẫn có hy vọng dành cho những bệnh nhân này. Nếu mong muốn có con, bạn phải trải qua quá trình điều trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN