Bắt nạt là một tình trạng phổ biến trong xã hội và xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Bắt nạt có thể được thể hiện qua nhiều hình thức như bắt nạt thể chất, tâm lý hay bằng những hành động như đánh, xô đẩy, gọi tên, đe dọa, tống tiền…
Ngày nay, uy hiếp hoặc đe dọa trên mạng là những tình trạng phổ biến ở trường học. Những người bắt nạt trẻ em thường sử dụng những phương tiện như email, web hoặc trang mạng xã hội khác.
Tình trạng bắt nạt thường xảy ra ở những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm. Cũng có trường hợp, trẻ bắt nạt để thỏa mãn sự căm hận với người khác, có thể người đó là bố mẹ chúng. Cách trẻ bắt nạt bạn bè thường giống với cách mà chúng đang bị người khác đối xử.
Các nghiên cứu cho thấy trẻ em có hành vi bắt nạt người khác thường sống trong gia đình có bố mẹ cãi nhau hoặc các thành viên khác to tiếng, xung đột với nhau. Theo một nghiên cứu, trẻ là nạn nhân của hành vi bắt nạt thường có nguy cơ rối loạn lo âu cao gấp 4,3 lần so với những trẻ khác.
Dấu hiện nhận biết hành vi bắt nạt
Phụ huynh thường quan tâm đến những đứa trẻ là nạn nhân của hành vi bắt nạt. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn có thể nhận thấy khi con bị bắt nạt:
- Con hay co rút người lại
- Con sợ đi học
- Con có dấu hiệu ngày càng trầm cảm
- Hoạt động của con trong trường học có thể giảm xuống
- Con không quan tâm đến người bạn trong trường
- Con trở về nhà với những vết trầy xước, bầm tím hay quần áo xốc xếch
- Con thường phàn nàn nhức đầu, đau dạ dày hay khó ngủ và thay đổi thói quen ăn uống.
Để giải quyết tình trạng bắt nạt ở trẻ
Đôi khi tình trạng này xảy ra là do bố mẹ hay nuông chiều con. Sau đây là cách giúp bạn dạy dỗ khi con bắt nạt người khác.
1. Giúp con suy nghĩ tích cực
Những lúc con tức giận với bạn vì không làm theo điều mà con muốn, bạn cần nói cho con biết tại sao bố mẹ làm như vậy và giải thích hành vi của trẻ là không đúng. Dần dần trẻ sẽ hiểu và suy nghĩ tích cực hơn.
Bạn cũng có thể đặt ra ví dụ cho con. Nếu mẹ tức giận, sẽ nói: “Mẹ đang tức giận và buồn nên bây giờ mẹ cần đi bộ để bình tĩnh lại”. Bằng cách này con sẽ biết rằng một khi tức giận vẫn có thể tìm ra cách để giải quyết.
2. Dạy trẻ tôn trọng người khác
Khi con còn nhỏ, hãy cho con chơi với những đứa trẻ khác. Điều này sẽ phát triển kỹ năng xã hội của con và con sẽ hiểu rằng mọi người đều được tôn trọng như nhau.
3. Khuyến khích trẻ giúp đỡ người khác
Nhiều bậc phụ huynh nói với con rằng con chỉ cần học tốt thôi là đủ. Việc bố mẹ chỉ bắt con học mà quên mất con cũng cần phát triển những kỹ năng khác vô tình lại có hại cho trẻ. Ngoài việc học, bạn cũng nên khuyến khích trẻ làm những công việc phù hợp với lứa tuổi của chúng.
Hãy cư xử với trẻ như người lớn chứ không phải là một đứa trẻ. Bằng cách này, bạn sẽ giúp con cảm thấy chúng có trách nhiệm hơn và hữu ích hơn. Hơn nữa, hãy dạy chúng cách chịu trách nhiệm với điều mình làm, thậm chí điều trẻ làm là sai vì trẻ không thể tránh khỏi những hành vi xấu.
4. Để trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình
Cho con nói ra suy nghĩ của mình để bố mẹ có thể hiểu suy nghĩ và cảm xúc của con. Bạn có thể không nhận ra hiệu quả của điều này ngay từ lần đầu tiên nhưng dần dần có thể giúp con trở nên trung thực hơn và lễ phép hơn. Việc cho trẻ suy nghĩ và lắng nghe suy nghĩ của trẻ sẽ giúp trẻ diễn đạt tốt những vấn đề mà trẻ gặp chứ không phải là bắt nạt người khác.
5. Nhờ người giúp đỡ nếu cần
Dù bạn đã dùng tất cả biện pháp để ngăn tình trạng con bắt nạt bạn bè nhưng nó vẫn xảy ra. Lúc này, bạn có thể thông báo với giáo viên của con để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Ngoài ra, nếu cần thiết, bạn cũng nên nhờ chuyên gia tư vấn nữa nhé.
Cách dạy trẻ bắt nạt bạn hay bị bắt nạt
- Cha mẹ hoặc người giám hộ đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy dỗ những đứa trẻ hay bắt nạt người khác. Ban đầu, rất khó nhận ra những dấu hiệu khi con nói dối. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên quan sát con mỗi ngày để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của con.
- Bạn nên thận trọng nếu con là người bắt nạt người khác hoặc bị bắt nạt. Các hành động bắt nạt ở trẻ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống và làm gia tăng hoạt động tội phạm. Nếu trẻ bắt nạt không được chăm sóc cẩn thận ngay từ đầu, trẻ có thể gặp những rắc rối trong nghề nghiệp và cá nhân của trẻ trong tương lai. Vì vậy, trách nhiệm của bố mẹ là dạy con cách thể hiện bản thân theo cách được xã hội chấp nhận.
- Ngoài ra, bạn có thể ngồi và trò chuyện với trẻ để vạch ra một kế hoạch để giúp con tránh khỏi những kẻ hay bắt nạt. Bằng cách này, trẻ sẽ hiểu được rằng bạn luôn ở bên cạnh hỗ trợ và cảm thấy tự tin về bản thân mình hơn.