Adapalene + Benzoyl Peroxide là gì?

(4.24) - 32 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc adapalene + benzoyl peroxide là gì?

Adapalene + benzoyl peroxide được dùng ngoài da để điều trị mụn trứng cá. Thuốc kết hợp này bao gồm adapalene (retinoid) và benzoyl peroxide (một kháng sinh và gây lột da). Thuốc này có thể làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá và thúc đẩy nhanh làm lành những vết mụn sẵn có.

Adapalene hoạt động bằng cách tác động đến sự tăng trưởng của các tế bào giúp làm giảm sưng và viêm. Benzoyl peroxide hoạt động bằng cách giảm số lượng vi khuẩn gây mụn, làm da khô lại và tróc ra.

Bạn nên dùng adapalene + benzoyl peroxide như thế nào?

Rửa tay sạch trước khi bôi thuốc này. Nhẹ nhàng làm sạch vùng da bị mụn bằng chất tẩy rửa nhẹ hoặc không chứa xà phòng rồi lau khô. Thoa một lớp mỏng thuốc này mỗi ngày một lần hoặc dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng ngón tay để thoa một lượng nhỏ thuốc (bằng kích thước một hạt đậu) lên khu vực da bị mụn. Chỉ dùng thuốc này lên da. Không thoa vào bên trong môi, bên trong mũi/miệng hoặc niêm mạc mũi. Không thoa thuốc lên vùng da bị đứt, cạo, cháy nắng hoặc nhiễm khuẩn eczema. Tránh để thuốc dính vào bên trong mắt. Nếu thuốc này dính vào mắt của bạn, hãy rửa mắt với thật nhiều nước. Gọi bác sĩ nếu bạn bị dị ứng mắt. Rửa tay sau khi dùng thuốc để tránh vô tình thuốc dính vào trong mắt.

Liều lượng thuốc và tần suất dùng thuốc dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng với việc điều trị của bạn. Trong vài tuần đầu tiên sử dụng adapalene, tình trạng mụn trứng cá của bạn có thể tệ hơn vì thuốc tác động đến mụn hình thành bên trong da.

Dùng thuốc này đều đặn để có hiệu quả tốt nhất. Để giúp bạn ghi nhớ, hãy dùng thuốc vào một thời điểm nhất định mỗi ngày. Không dùng thuốc với lượng lớn hơn hoặc thường xuyên hơn so với khuyến cáo. Da của bạn sẽ không được cải thiện nhanh hơn và sẽ tăng nguy cơ nổi mẩn đỏ, bong tróc và đau. Báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc trở nặng.

Bạn nên bảo quản thuốc adapalene + benzoyl peroxide như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc adapalene + benzoyl peroxide cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn bị mụn trứng cá

Thuốc dùng ngoài adapalene + benzoyl peroxide nên được thoa lên các khu vực da bị ảnh hưởng trên mặt và/hoặc thân thể, mỗi ngày một lần sau khi rửa mặt. Thoa 1 lượng khoảng bằng hạt đậu lên từng khu vực trên mặt (ví dụ trán, cằm, má). Tránh bôi lên vùng mắt, môi và niêm mạc.

Liều dùng thuốc adapalene + benzoyl peroxide cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Adapalene + benzoyl peroxide có những dạng và hàm lượng nào?

Adapalene + benzoyl peroxide có những dạng và hàm lượng sau:

Gel thoa ngoài da: 1 mg (0,1%) adapalene và 25 mg (2,5%) benzoyl peroxide.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc adapalene + benzoyl peroxide?

Đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Trong suốt quá trình 4 tuần đầu tiên sử dụng thuốc bôi adapalene và benzoyl peroxide, da của bạn có thể bị khô, đỏ hoặc đóng vảy. Bạn cũng có thể cảm thấy nóng rát hoặc đau nhức. Gọi cho bác sĩ nếu bạn mắc phải tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm ngứa nhẹ.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng thuốc adapalene + benzoyl peroxide bạn nên biết những gì?

Trước khi sử dụng adapalene + benzoyl peroxide, bạn nên báo với bác sĩ:

  • Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú;
  • Nếu bạn đang dùng bất cứ thuốc theo toa, thuốc không theo toa, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng nào;
  • Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các hóa chất khác;
  • Nếu bạn mắc bệnh chàm, da bị tổn thương hoặc bị cháy nắng ở vùng da mụn;
  • Nếu bạn có tiền sử da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc nếu bạn phải ở ngoài trời trong thời gian dài;
  • Nếu bạn đang sử dụng các thuốc khác để điều trị mụn trứng cá, đặc biệt là các loại thuốc có chứa lưu huỳnh, resorcinol hoặc axit salicylic.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Adapalene + benzoyl peroxide có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới adapalene + benzoyl peroxide không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến adapalene + benzoyl peroxide?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Chàm (rối loạn da);
  • Cháy nắng – không nên dùng ở những bệnh nhân mắc tình trạng này.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vicks Vaporub®

(98)
Tên gốc: long não, dầu khuynh diệp, mentholTên biệt dược: Vicks Vaporub®Phân nhóm: thuốc chống sung huyết mũi & các thuốc nhỏ mũi khácTác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Lidocain 2%

(45)
Tên gốc: lidocaine hydrochloride 200mgTên biệt dược: Lidocain 2%Phân nhóm: thuốc gây mê-gây têTác dụngTác dụng của Lidocain 2% là gì?Thuốc Lidocain 2% được sử ... [xem thêm]

Sữa rửa mặt Cetaphil

(52)
Giới thiệu chung về sữa rửa mặt CetaphilCetaphil là một dòng chăm sóc da thuộc Galderma Laboratories, sản xuất tại Canada. Các sản phẩm của Galderma luôn đạt ... [xem thêm]

Thuốc Biolac

(74)
Tên hoạt chất: Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus sporogenes, Lactobacillus kefirTên biệt dược: BiolacTác dụng của thuốc BiolacThuốc Biolac có tác dụng gì?Thuốc ... [xem thêm]

Myoflex® là thuốc gì?

(79)
Tên gốc: trolamine salicylateTên biệt dược: Myoflex®Phân nhóm: thuốc giãn cơTác dụngTác dụng của thuốc Myoflex® là gì?Myoflex® thường được dùng điều trị ... [xem thêm]

Eloxatin®

(99)
Tên gốc: oxaliplatinTên biệt dược: Eloxatin®Phân nhóm: hóa trị gây độc tế bàoTác dụngTác dụng của thuốc Eloxatin® là gì?Eloxatin® được sử dụng với các ... [xem thêm]

Mekocetin®

(18)
Tên gốc: betamethasone 0,5mg, tá dượcTên biệt dược: Mekocetin®Phân nhóm: hormone steroid, corticoid dùng cho tai, corticoid dùng cho mắt, thuốc trị hen & bệnh phổi tắc ... [xem thêm]

Thuốc Nicol Fort®

(57)
Tên gốc: acetaminophen, codein, trimeprazine tartrateTên biệt dược: Nicol Fort®Phân nhóm: thuốc ho & cảmTác dụngTác dụng của thuốc Nicol Fort® là gì?Acetaminophen là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN