Vì sao cơ thể bạn kém hấp thu vitamin B12?

(3.98) - 30 đánh giá

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc thiếu máu do thiếu axit folic xảy ra khi thiếu một trong các vitamin này ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể sản xuất các hồng cầu đầy đủ chức năng.

Thiếu máu ác tính

Thiếu máu ác tính là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu vitamin B12.

Thiếu máu ác tính là một tình trạng tự miễn ảnh hưởng đến dạ dày của bạn. Bệnh tự miễn có nghĩa là hệ miễn dịch của bạn (hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng) tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể bạn.

Vitamin B12 được hấp thụ vào cơ thể thông qua dạ dày của bạn. Một loại protein được gọi là “yếu tố nội tại” gắn liền với vitamin B12, vì vậy nó có thể được hấp thu từ thức ăn.

Thiếu máu ác tính khiến hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào trong dạ dày sản xuất các yếu tố nội tại, nghĩa là cơ thể của bạn không thể hấp thụ vitamin B12.

Nguyên nhân chính xác của bệnh thiếu máu ác tính vẫn chưa được làm rõ, nhưng bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 60 tuổi, người có tiền sử gia đình của bệnh và những người có tình trạng tự miễn dịch, chẳng hạn như bệnh Addison hoặc bạch biến.

Chế độ ăn uống

Một số người có thể phát triển tình trạng thiếu hụt vitamin B12 là kết quả của việc không nhận đủ vitamin B12 từ chế độ ăn uống của họ.

Một chế độ ăn bao gồm thịt, cá và các sản phẩm từ sữa thường cung cấp đủ vitamin B12. Tuy nhiên, những người không thường xuyên ăn các loại thực phẩm này, chẳng hạn như những người thực hiện chế độ ăn chay hoặc những người có chế độ ăn thiếu chất, có thể bị thiếu hụt vitamin B12. Bạn có thể tham khảo các thực phẩm giúp tăng cường vitamin B12 cho cơ thể tại đây.

Việc dự trữ vitamin B12 trong cơ thể có thể kéo dài khoảng 2 đến 4 năm mà không cần bổ sung, nên có thể phải mất một thời gian dài để phát triển bệnh sau khi thay đổi chế độ ăn.

Tình trạng ảnh hưởng đến dạ dày

Một số tình trạng dạ dày hoặc hoạt động dạ dày có thể ngăn chặn sự hấp thu đủ vitamin B12. Ví dụ, cắt bỏ dạ dày (thủ thuật phẫu thuật một phần dạ dày của bạn bị cắt bỏ) làm tăng nguy cơ phát triển thiếu hụt vitamin B12.

Các tình trạng ảnh hưởng đến ruột

Một số tình trạng ảnh hưởng đến đường ruột của bạn cũng có thể ngăn cản bạn hấp thụ số lượng vitamin B12 cần thiết. Ví dụ, bệnh Crohn (bệnh mãn tính gây viêm niêm mạc hệ thống tiêu hóa) đôi khi có thể khiến cơ thể bạn không nhận được đủ vitamin B12.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể dẫn đến giảm lượng vitamin B12 trong cơ thể của bạn. Ví dụ, thuốc ức chế bơm proton (PPI), một loại thuốc đôi khi được dùng để điều trị chứng khó tiêu, có thể làm cho việc thiếu hụt vitamin B12 tồi tệ hơn. PPI ức chế sự sản xuất của axit dạ dày cần thiết để giải phóng vitamin B12 từ thức ăn.

Bác sĩ sẽ chú ý đến các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ vitamin B12 của bạn, và sẽ theo dõi tình trạng bệnh của bạn nếu cần thiết.

Thiếu hụt chức năng vitamin B12

Một số người có thể trải nghiệm các vấn đề liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B12, mặc dù có vẻ nồng độ vitamin B12 trong máu của họ là bình thường.

Điều này có thể xảy ra do vấn đề gọi là thiếu hụt chức năng vitamin B12, nghĩa là các loại protein giúp vận chuyển vitamin B12 giữa các tế bào gặp một số vấn đề. Điều này dẫn đến các biến chứng thần kinh liên quan đến tủy sống.

Để bổ sung vitamin B12 và phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12, bạn nên gặp bác sĩ để chẩn đoán tìm ra nguyên nhân chính xác và hướng dẫn bạn bổ sung hợp lý nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vì sao bạn bị co giật và co rút cơ?

(26)
Tình trạng co giật và co rút cơ có thể xảy ra ở các bộ phận trên cơ thể như mắt, miệng, tay, chân… Tuy các biểu hiện này không gây hệ quả nghiêm trọng ... [xem thêm]

Mách nàng công sở cách làm salad ngon miệng lại đẹp mắt

(72)
Nếu bạn muốn có bữa trưa bổ dưỡng mà vẫn duy trì vóc dáng và tiết kiệm thời gian, hãy thử ngay cách làm salad cực kỳ ngon mắt khiến bạn không nỡ ăn!Các ... [xem thêm]

14 loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

(100)
Không chỉ mang lại không gian xanh bắt mắt, các loại cây trồng trong nhà còn giúp bạn luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn mỗi ngày. Bạn nên chọn loại ... [xem thêm]

Tiêu diệt mụn cám nhờ 6 cách đơn giản mà hiệu quả

(50)
Mỗi ngày làn da của bạn đều phải chiến đấu với mồ hôi, bụi bẩn và cặn trang điểm tồn đọng trên da. Nếu bạn sở hữu một làn da nhờn hoặc mụn thì ... [xem thêm]

Đưa vợ đi sinh chồng cần mang theo gì?

(76)
Để đưa vợ đi sinh thuận lợi và tránh khỏi những lúng túng khi bé vừa chào đời, bạn nên chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi vợ đã mang thai tuần ... [xem thêm]

7 mẹo để chống lại cơn ốm nghén

(79)
Trong giai đoạn ốm nghén, bạn rất dễ buồn nôn, bụng luôn cảm thấy nôn nao và khó chịu. Chúng tôi sẽ mách bạn 7 mẹo để chống lại cơn ốm nghén ... [xem thêm]

Giải pháp cho những cặp đôi điều trị vô sinh không hiệu quả

(81)
Đứa con là chiếc cầu nối giữa hai vợ chồng giúp tình cảm vợ chồng ngày càng thắm thiết. Vì vậy, sau khi kết hôn, đa số các cặp vợ chồng đều mong có ... [xem thêm]

Chủ động lên kế hoạch hóa trị cho ung thư vú

(17)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN