Lidocain 10%

(3.67) - 82 đánh giá

Tên gốc: lidocaine 3,8g

Tên biệt dược: Lidocain 10%

Phân nhóm: thuốc gây mê-gây tê

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Lidocain 10% là gì?

Thuốc Lidocain 10% được sử dụng để gây tê tại chỗ ở niêm mạc trong nha khoa và phẫu thuật miệng, tai mũi họng, nội soi và thăm khám bằng dụng cụ, sản phụ khoa, khoa da liễu.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Lidocain 10% như thế nào?

Thuốc này nên sử dụng với liều thấp nhất nhưng vẫn có hiệu quả.

Dùng trong nha khoa, khoa da liễu: bác sĩ sẽ lấy từ 1-3 lần bơm.

Sử dụng trong phẫu thuật miệng, tai mũi họng: bác sĩ sẽ lấy từ 1-4 lần bơm.

Dùng trong nội soi: bác sĩ sẽ lấy từ 2-3 lần bơm.

Dùng trong sản khoa: bác sĩ sẽ lấy từ 15-20 lần bơm (hoặc nhiều hơn, tối đa 40 lần bơm cho bệnh nhân 70kg).

Dùng trong phụ khoa: bác sĩ sẽ lấy từ 4-5 lần bơm.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Lidocain 10% như thế nào?

Bác sĩ sẽ bơm thuốc gây tê Lidocain 10% vào niêm mạc, thấm vào một tăm bông để có thể bôi thuốc trên một diện tích lớn hơn, dùng cho trẻ em trong nha khoa và phẫu thuật miệng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc gây tê Lidocain 10%?

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Lidocain 10% như cảm giác châm chích nhẹ (rát bỏng) lúc bơm thuốc.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Lidocain 10%, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như tổn thương chức năng gan, suy tuần hoàn, huyết áp thấp, suy thận, động kinh.
  • Trước khi phẫu thuật, bạn hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ về tất cả các sản phẩm bạn sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê toa và các sản phẩm thảo dược).
  • Trong thời kỳ mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Bạn nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.
  • Chưa có thông tin liệu thuốc này có đi vào sữa mẹ hay không. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi.

Khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi bạn không được phun thuốc vào họng trẻ.

Thuốc này không được dùng cho bệnh nhân quá mẫn với thành phần thuốc, có tiền sử co giật khi dùng thuốc này, block nhĩ thất độ II/III, rối loạn dẫn truyền trong tâm thất, hội chứng Adams-stokes, nhịp tim chậm nghiêm trọng, hội chứng suy nút xoang, chức năng của tâm thất trái suy giảm đáng kể.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Lidocain 10% trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Lidocain 10% có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Lidocain 10% có thể tương tác với các thuốc như chlorpromazine, cimetidine, propranolol, pethidine, bupivacain, quinidine, disopyramide, amitryptiline, imipramine, nortriptyline, thuốc chống loạn nhịp nhóm I/a, phenytoin, procainamide.

Thuốc Lidocain 10% có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc Lidocain 10% có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Lidocain 10%?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Lidocain 10% như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Lidocain 10% có những dạng và hàm lượng nào?

Lidocain 10% có ở dạng dung dịch phun mù, hộp 1 chai 38g.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nootropyl®

(10)
Tên gốc: piracetamTên biệt dược: Nootropyl®Phân nhóm: thuốc hướng thần kinh & thuốc bổ thần kinhTác dụngNootropyl® có những tác dụng gì?Nootropyl® được dùng ... [xem thêm]

Thuốc Pacific Ketoprofen®

(57)
Tên gốc: ketoprofenTên biệt dược: Pacific Ketoprofen®Phân nhóm: thuốc kháng viêm không steroidTác dụngTác dụng của thuốc Pacific Ketoprofen® là gì?Thuốc Pacific ... [xem thêm]

Thuốc Roxithromycin 150mg

(60)
Tên hoạt chất: roxithromycin, tá dượcPhân nhóm: MacrolidTên thương hiệu: Roxithromycin 150mgTác dụng của thuốc Roxithromycin 150mgTác dụng của thuốc Roxithromycin 150mg ... [xem thêm]

Motilium®

(29)
Tên gốc: domperidonePhân nhóm: thuốc chống nônTên biệt dược: MotiliumTác dụngTác dụng của thuốc Motilium là gì?Thuốc Motilium có tác dụng điều trị triệu ... [xem thêm]

Thuốc prednisolone

(75)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc prednisolone là gì?Thuốc prednisolone là một corticosteroid. Thuốc có nhiều tác dụng như: làm giảm sưng, làm giảm nổi mẩn đỏ, ... [xem thêm]

Lưu huỳnh

(94)
Tên gốc: lưu huỳnh Tên biệt dược: Acnotex®, Fostril®, Liquimat Light®, Liquimat Medium®, Rezamid®, Sulfo-Lo®, Sulfoam®, Sulforcin®, Sulmasque®, Sulpho-Lac®, Sulpho-Lac Soap®, ... [xem thêm]

Brosafe

(54)
Tên gốc: bromelain 40mg, trypsin 1mgTên biệt dược: BrosafeTác dụngTác dụng của thuốc Brosafe là gì?Thành phần bromelain có trong thuốc Brosafe là một enzyme được ... [xem thêm]

Phenobarbital

(71)
Tên gốc: phenobarbitalTên biệt dược: Luminal®Phân nhóm: thuốc chống co giậtTác dụngTác dụng của phenobarbital là gì?Phenobarbital là thuốc chống co giật được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN