Tìm hiểu chung
Phẫu thuật phục hồi thoát vị bẹn ở nam giới là gì?
Phục hồi thoát vị bẹn là phẫu thuật dùng để chữa thoát vị bẹn. Thoát vị là khi mô bị phình ra tại một điểm yếu ở thành bụng. Ruột của bạn có thể bị lồi ra ngoài thông qua chỗ bị suy yếu này.
Khi nào bạn sẽ thực hiện phẫu thuật phục hồi thoát vị bẹn ở nam giới?
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thoát vị nếu bạn bị đau hoặc khối thoát vị ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Nếu khối thoát vị không gây ra vấn đề gì thì bạn có thể không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, những khối thoát vị này thường không tự khỏi và chúng có thể lớn dần lên.
Đôi khi, ruột có thể bị mắc kẹt bên trong khối thoát vị, được gọi là thoát vị nghẹt. Khi đó nguồn cung cấp máu đến ruột có thể bị cản trở và đe dọa tính mạng của bạn. Nếu điều này xảy ra, bạn cần phải được phẫu thuật khẩn cấp.
Thận trọng/Cảnh báo
Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?
Bạn có thể gặp một số biến chứng như:
- Tụ máu vết thương. Chảy máu dưới da có thể hình thành một khối sưng. Khối sưng này có thể dần dần tiêu biến hoặc rò rỉ ra ngoài qua vết thương. Hiếm khi bạn phải phẫu thuật tiếp vì biến chứng này;
- Nhiễm trùng vết mổ. Nhiễm trùng vết thương nhỏ thường không cần điều trị đặc biệt nào. Khi sử dụng phẫu thuật để phục hồi thoát vị thì bạn thường phải dùng thuốc kháng sinh để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ở lớp sâu;
- Tổn thương dây thần kinh. Một số dây thần kinh đi qua vùng phẫu thuật trong phẫu thuật thoát vị thường được bảo vệ, nhưng bạn có thể gặp một số chấn thương thần kinh nhỏ và sẽ phục hồi sau đó;
- Đau. Khoảng 2% phục hồi thoát vị bệnh nhân bị đau sau phẫu thuật;
- Tái phát thoát vị. Điều này hiếm khi xảy ra, tỷ lệ tái phát chỉ từ 1 đến 5%.
Điều quan trọng là bạn hiểu những rủi ro và biến chứng trước khi phẫu thuật. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn để biết thêm thông tin.
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện phẫu thuật phục hồi thoát vị bẹn ở nam giới?
Dưới đây là một số yêu cầu của bác sĩ phẫu thuật, bao gồm:
- Thực hiện theo các hướng dẫn về việc khi nào ngừng ăn uống;
- Uống thuốc do bác sĩ phẫu thuật của bạn cho với một ngụm nước nhỏ;
- Đến bệnh viện đúng giờ.
Bạn nên báo với bác sĩ phẫu thuật nếu:
- Bạn nhạy cảm hoặc dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, cao su, iốt, băng hoặc thuốc gây mê (tại chỗ và toàn thân);
- Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào bao gồm thuốc không kê toa, thảo dược, vitamin và thực phẩm chức năng. Bạn cũng được yêu cầu ngưng uống các thuốc làm khó đông máu như aspirin, ibuprofen (Advil®, Motrin®), clopidogrel (Plavix®), warfarin (Coumadin®), naprosyn (Aleve®, Naproxen®) và các loại khác;
- Bạn có bất kỳ bệnh, rối loạn hoặc tình trạng y tế nào khác.
Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu một số chuẩn bị khác. Nếu bạn không chắc chắn về bất cứ điều gì, hãy thảo luận với bác sĩ phẫu thuật rõ ràng. Bạn nên nắm đầy đủ các thông tin và vui vẻ chấp thuận cam kết phẫu thuật. Bạn sẽ ký cam kết nên hãy đọc cẩn thận và đặt câu hỏi nếu có bất cứ điều gì không rõ ràng.
Quy trình thực hiện phẫu thuật phục hồi thoát vị bẹn ở nam giới như thế nào?
Bác sĩ phẫu thuật sẽ quyết định sử dụng một trong số các kiểu giảm đau dưới đây:
- Gây mê toàn thân;
- Gây tê từ vùng thắt lưng xuống bàn chân;
- Gây tê tại chỗ và thuốc giúp bạn thư giãn.
Phục hồi thoát vị bạn ở nam giới bằng phẫu thuật hở sẽ được thực hiện như sau:
- Bác sĩ phẫu thuật rạch đường mổ gần khối thoát vị;
- Khối thoát vị nằm và được tách ra khỏi các mô xung quanh nó. Túi thoát vị được loại bỏ hoặc được đẩy nhẹ nhàng trở lại vào bụng;
- Bác sĩ sau đó sẽ khâu các cơ bụng bị yếu lại;
- Thường thì một mảnh lưới cũng được khâu vào vị trí đó để củng cố và phục hồi thành bụng;
- Cuối phẫu thuật, đường rạch được khâu đóng lại.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc quan tâm nào xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
Hồi phục sức khỏe
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật phục hồi thoát vị bẹn ở nam giới?
Dưới đây là một số chăm sóc sau phẫu thuật:
- Quay trở lại với các hoạt động nhẹ ngay sau khi về nhà, nhưng tránh các hoạt động gắng sức và nâng vật nặng trong một vài tuần;
- Tránh các hoạt động có thể làm tăng áp lực ở háng và bụng. Di chuyển chậm từ nằm sang ngồi;
- Tránh hắt hơi hoặc ho mạnh;
- Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất