Tìm hiểu chung
Block nhĩ thất là bệnh gì?
Block tim là bệnh ảnh hưởng tới hệ thống xung điện điều khiển nhịp tim. Bệnh block nhĩ thất là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung điện từ tâm nhĩ đến tâm thất do suy yếu giải phẫu hoặc suy yếu chức năng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh block nhĩ thất là gì?
Bệnh block nhĩ thất có thể biểu hiện những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh:
- Block nhĩ thất cấp 1: nếu đang bị bệnh ở mức độ này, có thể bạn sẽ không nhận thấy triệu chứng hoặc dấu hiệu nào rõ ràng;
- Block nhĩ thất cấp 2: nghiêm trọng hơn nhiều so với cấp 1. Bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng như ngất xỉu, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở hoặc bị đau ngực kéo dài hơn một vài phút;
- Block nhĩ thất cấp 3: đây là mức độ nghiêm trọng nhất, bệnh có thể gây ra các triệu chứng tương tự như mức độ thứ hai, nhưng sẽ nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ở cấp độ này, bệnh có thể sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của bạn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh block nhĩ thất?
Tương tự như bệnh block tim, block nhĩ thất diễn ra khi chức năng dẫn truyền của hệ thống tim mạch bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như:
- Nguyên nhân bẩm sinh: xoang mạch cảnh hoặc hội chứng quá mẫn cảm có thể dẫn đến làm chậm tốc độ và/hoặc phát triển của block xoang nhĩ thất;
- Nguyên nhân mắc phải: do sử dụng thuốc hoặc tăng kali máu, thiếu dưỡng khí, tăng trương lực phế vị khi ngủ, tập luyện thể thao, bị đau đớn, thiếu máu cục bộ/nhồi máu (~ 40%), xơ hóa (~50%), nhiễm/viêm, bệnh mạch máu, v.v;
- Không xác định được.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh block nhĩ thất?
Bệnh block nhĩ thất có thể xảy ra ở hầu hết bất cứ ai và mọi lứa tuổi. Trong một số trường hợp, trẻ sinh ra có thể bị block tim. Hơn nữa, phụ nữ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh block nhĩ cấp 3.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh block nhĩ thất?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Tuổi tác;
- Huyết áp;
- Cholesterol (giảm HDL, tăng LDL);
- Bệnh tiểu đường;
- Tập thể dục;
- Chất béo (béo bụng hoặc béo phì);
- Các bệnh lý gia đình liên quan đến tĩnh mạch;
- Hút thuốc;
- Bệnh động mạch ngoại biên;
- Tiền sản giật;
- Bệnh thận(đặc biệt là suy thận mạn tính);
- Thuốc: một loạt các loại thuốc, bao gồm cả thuốc trợ tim digoxin, thuốc chẹn canxi (đặc biệt là verapamil và diltiazem), amiodarone, adenosine và thuốc chẹn beta có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhĩ thất, đôi khi còn gây ra bệnh block nhĩ thất. Trong hầu hết các trường hợp, block nhĩ thất là do tác dụng phụ của các loại thuốc này gây ra.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh block nhĩ thất?
Bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm được như xét nghiệm điện tâm đồ để chẩn đoán block nhĩ thất và đo điện tim cho bạn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh block nhĩ thất?
Bác sĩ sẽ dựa vào cấp độ bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, nếu bị block nhĩ thất cấp1 , bạn sẽ không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh đang ở cấp độ 3 hoặc có khi là cấp 2, bạn có thể cần một máy tạo nhịp tim.
Mặc dù vậy, theo tiêu chuẩn Framingham, block nhĩ thất cấp 1 có nhiều khả năng phát triển thành chứng rung tâm nhĩ và bạn có thể cần máy tạo nhịp tim vì bệnh có nguy cơ gây tử vong.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh block nhĩ thất?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều trái cây, rau quả và các sản phẩm ít chất béo làm từ sữa, hạn chế ăn các loại thịt có chứa chất béo;
- Tập thể dục: đi bộ hoặc thực hiện một số hoạt động thể chất vào các ngày trong tuần;
- Giảm cân: nếu đang bị thừa cân, bạn có thể giảm cân để cải thiện sức khỏe.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.