Bị ho do nhiễm virus

(3.62) - 25 đánh giá

Hầu hết bị ho là do nhiễm virus và thường mau hết. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên bạn nên làm gì khi bị ho và các triệu chứng chỉ ra các trường hợp bị bệnh nặng. Nhiễm virus thường ảnh hưởng đến họng và thanh quản, hoặc đường dẫn khí chính (khí quản), hoặc đường dẫn khí đi vào phổi (phế quản). Nhiễm trùng này gọi là viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản. Ho thường là triệu chứng chính.

Các triệu chứng ho do virus gây ra?

Ho kéo dài hơn một ngày hoặc lâu hơn và có thể làm khó chịu hơn. Các triệu chứng khác có thể có như nhiệt độ sốt cao (sốt) sốt, nhức đầu, đau nhức. Triệu chứng cảm lạnh có thể biểu hiện nếu mũi bị nhiễm virus. Các triệu chứng biểu hiện ngày càng nặng hơn sau 2-3 ngày và càng ngày càng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, ho có thể kéo dài tới bốn tuần sau khi hết bệnh. Tình trạng này xảy ra vì đường hô hấp bị viêm do virus gây ra, có thể mất một thời gian để khỏi bệnh.

Cách điều trị?

Ho không thể khỏi nhanh nếu bị ho do nhiễm virus. Bạn cần phải kiên nhẫn cho đến khi hết ho. Mục tiêu chính của điều trị là làm giảm các triệu chứng trong khi hệ thống miễn dịch đang cố gắng chống lại tình trạng viêm nhiễm. Các phương pháp điều trị hữu ích nhất là:

  • Uống paracetamol, ibuprofen hoặc aspirin để làm giảm nhiệt độ cao (sốt), để giảm đau nhức và đau và nhức đầu. (Trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng aspirin).
  • Uống nhiều nước khi bị sốt, để ngăn chặn sự mất nước trong cơ thể.
  • Ngừng hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc, bạn nên bỏ hút thuốc. Ho và những bệnh nghiêm trọng ở phổi thì thường gặp ở những người hút thuốc.

Thuốc chữa cảm và ho?

Bạn có thể mua “thuốc chữa cảm và ho” tại các hiệu thuốc. Có ít bằng chứng cho thấy có tác dụng đối với tình trạng nhiễm virus của cơ thể, nhưng chúng giúp cho bạn bớt khó chịu bởi những triệu chứng do virus gây ra,. Ví dụ, một loại thuốc thông mũi dạng xịt có thể giúp mũi bạn giảm tắc nghẽn

Nhưng hãy nhớ, thuốc chữa cảm lạnh và ho thường chứa nhiều thành phần. Một số thành phần có thể làm cho bạn buồn ngủ. Điều này tốt cho những bạn bị mất ngủ vì ho. Tuy nhiên, không lái xe nếu bạn đang buồn ngủ. Một số thuốc có chứa paracetamol, vì vậy hãy cẩn thận không uống nhiều hơn liều dùng tối đa an toàn của paracetamol nếu bạn đã uống thuốc paracetamol.

Trong tháng 3 năm 2009, Cơ quan quản lý y tế đã phát hành một báo cáo quan trọng như sau:

“Những lời khuyên cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em, không sử dụng quá ngưỡng cho phép của thuốc ho và thuốc cảm ở trẻ em dưới 6. Chúng có thể không có tác dụng mà có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như dị ứng, buồn ngủ hoặc ảo giác.

Đối với trẻ 6-12 tuổi, các loại thuốc này có sẵn nhưng sẽ chỉ được bán ở các hiệu thuốc, với lời khuyên rõ ràng trên bao bì và từ các dược sĩ. Điều này là do nguy cơ bị tác dụng phụ giảm ở trẻ em lớn tuổi hơn. Có nhiều nghiên cứu trong ngành công nghiệp để thử nghiệp tác dụng của thuốc đối với trẻ em từ 6-12 tuổi.”

Lưu ý: paracetamol và ibuprofen không được xếp vào loại thuốc ho và thuốc cảm nhưng vẫn có thể được dùng cho trẻ em.

Xem thêm bài viết Thuốc ho BS. Trần Thị Tuyết Hậu

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh thường không được khuyến cáo. Kháng sinh không diệt virus mà chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn. Kháng sinh không thể giảm ho do virus gây ra. Chúng thậm chí có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn, đôi khi gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, mệt mỏi, và phát ban.

Kháng sinh có thể được kê toa nếu bạn bị bệnh phổi mãn tính để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn “thứ phát” hơn là để diệt virus. Thuốc kháng sinh cũng có thể được kê toa nếu có biến chứng xảy ra như viêm phổi thứ phát do bội nhiễm vi khuẩn – nhưng điều này không thể xảy ra nếu bạn đang khỏe mạnh.

Xem thêm bài viết Tại sao tôi không được kê toa kháng sinh của BS. Bùi Diễm Khuê

Triệu chứng?

Hầu hết ho do virus rõ ràng không có biến chứng. Tuy nhiên, đôi khi bị nhiễm trùng “thứ phát” với vi khuẩn bên cạnh sự lây nhiễm vi rút. Điều này có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra viêm phổi. Ngoài ra, nguyên nhân khác gây ho (như hen suyễn) đôi khi bị nhầm lẫn với nhiễm virus. Vì vậy, đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau.

  • Nhiệt độ cao (sốt), đau ngực, đau đầu.
  • Bị khó thở như thở khò khè hoặc khó thở.
  • Ho ra máu: Máu có thể là đờm màu đỏ bầm hoặc gỉ màu.
  • Buồn ngủ hoặc lú lẫn.
  • Bất kỳ các triệu chứng mà bạn cảm thấy cơ thể không bình thường.
  • Ho dai dẳng kéo dài hơn 3-4 tuần.

Tài liệu tham khảo

http://patient.info/health/cough-caused-by-a-vi rút

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - BS. Đặng Ngọc Trân - Nguyễn Thị Phượng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm phế quản cấp

(15)
Tác giả: Dr. Laurence Knott, Xem xét bởi Prof. Cathy Jackson, Chỉnh sửa lần cuối 23/09/2016, chứng nhận bởi The information standard. Người dịch: Bs Trần Xuân Quỳnh ... [xem thêm]

Viêm tiểu phế quản

(14)
Biên dịch: BS. Đinh Chí Thiện Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng ở các đường thở nhỏ trong phổi (gọi là các tiểu phế quản). Bệnh này thường gặp ... [xem thêm]

Viêm sụn sườn

(38)
Viêm sụn sườn (hay còn gọi là viêm khớp sụn sườn) là một tình trạng đau của thành ngực. Nguyên nhân là do viêm các khớp nối giữa sụn xương sườn với ... [xem thêm]

Ho ra máu

(45)
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ho ra máu. Nếu bạn ho ra nhiều máu thì phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bạn ho ra lượng máu ít hơn và ... [xem thêm]

Thở khò khè

(46)
Khò khè là một tiếng rít xuất hiện khi bạn thở. Đây là một triệu chứng thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây khò khè. Nếu bạn bị khó thở hoặc có ... [xem thêm]

Đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

(47)
Đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là sự tiến triển xấu đột ngột các dấu hiệu, triệu chứng vượt quá mức độ hàng ngày, đặc biệt là tình ... [xem thêm]

Khó thở

(86)
Khó thở là một cảm giác chủ quan khó chịu của người bệnh, với biểu hiện thường gặp thở nhanh hoặc khó khăn khi thở. Mọi người nói rằng họ cảm ... [xem thêm]

Tràn khí màng phổi

(73)
Tác giả: Bác sĩ Jacqueline Payne, Hiệu đính: Giáo sư Cathy Jackson. Chỉnh sửa lần cuối ngày 1 tháng 2 năm 2017. Được chứng nhận bởi The information standard. Người ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN