Viêm phế quản cấp

(3.55) - 15 đánh giá

Tác giả: Dr. Laurence Knott, Xem xét bởi Prof. Cathy Jackson, Chỉnh sửa lần cuối 23/09/2016, chứng nhận bởi The information standard.

Người dịch: Bs Trần Xuân Quỳnh

Hầu hết cơn viêm phế quản cấp bị gây ra bởi virus và thường sớm khỏi. Bài viết này đưa ra một số gợi ý về những việc cần làm và những triệu chứng cần chú ý có thể chỉ ra một bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản cấp là một trình trạng nhiễm trùng của đường dẫn khí lớn; thông thường gây ra bởi nhiễm virus, còn vi trùng là nguyên nhân ít gặp hơn.

Triệu chứng của viêm phế quản cấp

Triệu chứng chính là ho. Bạn cũng có thể bị sốt, đau đầu, có triệu chứng cảm lạnh và nhức mỏi. Các triệu chứng thường tối đa sau 2-3 ngày và tự hết. Tuy nhiên, thường mất 2-3 tuần bạn mới hết ho hoàn toàn sau khi đã hết các triệu chứng khác, vì việc giải quyết tình trạng viêm đường dẫn khí sau nhiễm trùng cần có thời gian.

Điều trị viêm phế quản cấp

Mục đích chính của việc điều trị là làm giảm triệu chứng trong khi chờ hệ miễn dịch của cơ thể đẩy lùi nhiễm trùng. Các điều trị hữu hiệu nhất bao gồm:

  • Uống paracetamol, ibuprofen, hoặc aspirin để hạ sốt và giảm nhức mỏi, đau đầu (Trẻ em dưới 16 tuổi không nên uống aspirin).
  • Uống nhiều nước nếu bị sốt, để giảm mất dịch trong cơ thể.
  • Nếu bạn hút thuốc lá, cố gắng ngừng hút thuốc. Viêm phế quản, nhiễm trùng phổi và những bệnh phổi nặng thường gặp hơn ở những người hút thuốc.

Thuốc chữa ho và cảm lạnh thì sao?

Bạn có thể mua các loại thuốc chữa ho và cảm lạnh ở nhà thuốc. Có rất ít bằng chứng về tác động của các thuốc này lên nhiễm trùng nhưng có thể hiệu quả trên một số triệu chứng. Ví dụ, thuốc xịt thông mũi có thể làm thông mũi bị tắc.

Nên nhớ thuốc chữa ho và cảm lạnh có chứa một số thành phần có thể làm bạn buồn ngủ. Bạn có thể dùng trước khi ngủ nếu khó ngủ khi bị viêm phế quản; tuy nhiên, không nên lái xe khi đang buồn ngủ. Một số thuốc có chứa paracetamol; do đó, hãy cẩn thận, không uống nhiều hơn liều paracetamol tối đa an toàn nếu bạn đã uống paracetamol trước đó.

Tháng 3/2009, một tuyên bố quan trọng được đăng trên Cơ quan quản lý thuốc và chăm sóc sức khỏe (MHRA): “Lời khuyên mới dành cho cha mẹ và người chăm sóc là không nên sử dụng thuốc chữa ho và cảm lạnh không kê đơn (OTC) kéo dài cho trẻ dưới 6 tuổi. Không có bằng chứng cho thấy hiệu quả và nó có thể gây các tác dụng phụ như phản ứng dị ứng, ảnh hưởng giấc ngủ và ảo giác. Với trẻ từ 6-12 tuổi, thuốc có thể được sử dụng nhưng chỉ được bán ở nhà thuốc với hướng dẫn rõ ràng trên bao bì và thông tin từ dược sĩ. Điều này là do nguy cơ tác dụng phụ giảm đi ở trẻ lớn, do trẻ nặng cân hơn, bị cảm lạnh ít hơn và trẻ có thể nói ra nếu thuốc tác dụng tốt hay không. Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện bởi ngành công nghiệp dược về hiệu quả của các thuốc này ở trẻ 6-12 tuổi.”

Lưu ý: paracetamol và ibuprofen không được xếp vào nhóm thuốc chữa ho và cảm lạnh nên vẫn có thể sử dụng được cho trẻ.

Kháng sinh thì sao?

Viện sức khỏe và chăm sóc quốc gia (NICE) đã xác nhận rằng những người khỏe mạnh bị viêm phế quản cấp không nên được kê thuốc kháng sinh. Họ khuyến cáo bác sĩ nên kê đơn kháng sinh ngay lập tức hoặc trì hoãn (nếu triệu chứng không cải thiện hoặc xấu hơn) cho những đối tượng sau:

  • Người trên 80 tuổi đã từng nhập viện trong năm trước, có bệnh đái tháo đường hoặc suy tim.
  • Người trên 60 tuổi có 2 yếu tố nguy cơ: đái tháo đường và suy tim.
  • Người có bệnh mạn tính ở thận, gan, tim, phổi hoặc hệ thần kinh.
  • Người bệnh xơ hóa nang.
  • Người có tình trạng suy giảm miễn dịch.
  • Trẻ nhỏ sinh non.

Không khuyến cáo kê đơn thuốc dãn phế quản hoặc steroids ở cả dạng uống và dạng xông hít.

Khuyến cáo nên đi khám lại nếu triệu chứng không được giải quyết trong vòng 3-4 tuần, hoặc triệu chứng xấu đi nhanh chóng hoặc trở nên tồi tệ.

Kháng sinh không được khuyên dùng thường quy nếu bạn thường có sức khỏe tốt vì hệ thống miễn dịch của bạn có thể đẩy lùi vi khuẩn. Kháng sinh không diệt được virus. Thậm chí trường hợp do vi trùng thì kháng sinh cũng có tác dụng rất ít trong việc tăng tốc độ phục hồi của viêm phế quản cấp. Kháng sinh thậm chí có thể làm các triệu chứng xấu hơn, vì một số người gặp tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn và nổi mẫn đỏ. Kháng sinh có thể được kê đơn nếu bạn tệ hơn, hoặc nếu bạn có sẵn bệnh phổi mạn tính. Kháng sinh cũng có thể được kê nếu xuất hiện biến chứng như viêm phổi, nhưng điều này ít khi xảy ra nếu bạn khỏe mạnh.

Viêm phế quản cấp kéo dài bao lâu?

Viêm phế quản cấp thường khỏi mà không có biến chứng. Một số trường hợp, nhiễm trùng đi vào nhu mô phổi gây viêm phổi. Bạn nên đi khám bệnh ngay nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng sau:

  • Sốt cao, khò khè hoặc đau đầu trở nên nặng hơn hoặc tồi tệ.
  • Xuất hiện thở nhanh, thở ngắn hơi hoặc đau ngực.
  • Ho máu hoặc đàm trở nên sậm màu hoặc rỉ sét.
  • Buồn ngủ hoặc lú lẫn.
  • Ho dai dẳng kéo dài hơn 3-4 tuần.
  • Cơn viêm phế quản cấp tái đi tái lại.
  • Bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện làm bạn lo lắng.

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh thiếu hụt men Alpha-1-Antitripsin

(19)
Alpha-1-Antitripsin là gì? Alpha-1 antitrypsin (A1AT) là một loại protein do tế bào gan sản xuất. A1AT di chuyển từ gan vào máu và có thể đi đến phổi. Chức năng của ... [xem thêm]

Viêm phổi hít

(78)
Tác giả: Dr. Laurence Knott Người dịch: Bs Dương Thị Thanh Vân Viêm phổi hít là gì? Viêm phổi hít là một dạng nhiễm trùng từ các vi trùng (tồn tại trong dịch ... [xem thêm]

Viêm tiểu phế quản

(14)
Biên dịch: BS. Đinh Chí Thiện Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng ở các đường thở nhỏ trong phổi (gọi là các tiểu phế quản). Bệnh này thường gặp ... [xem thêm]

Ho

(96)
Ho là một phản xạ tự động để cố gắng làm sạch đường hô hấp của bạn. Đường hô hấp có thể bị tắc nghẽn một phần bởi đờm (chất nhầy), ... [xem thêm]

Ho ra máu

(45)
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ho ra máu. Nếu bạn ho ra nhiều máu thì phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bạn ho ra lượng máu ít hơn và ... [xem thêm]

Nhiễm trùng hô hấp dưới

(99)
Nhiễm trùng hô hấp dưới là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường dẫn khí lớn phía thấp (phế quản) và 2 lá phổi. Viêm phổi và viêm phế quản là loại ... [xem thêm]

Một số bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp dưới

(10)
Bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp rất thường gặp, có thể xảy ra quanh năm nhưng thường vào thời điểm thời tiết giao mùa như mùa mưa của các tỉnh thành ... [xem thêm]

Khó thở

(86)
Khó thở là một cảm giác chủ quan khó chịu của người bệnh, với biểu hiện thường gặp thở nhanh hoặc khó khăn khi thở. Mọi người nói rằng họ cảm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN