Tràn dịch màng tinh hoàn

(3.86) - 93 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng dịch tích tụ trong bìu quanh tinh hoàn, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Bệnh còn có tên gọi khác là tràn dịch tinh mạc và có khả năng xảy ra ở nam giới trong mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh.

Mặc dù tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh tương đối phổ biến nhưng tình trạng này có thể tự biến mất mà không cần điều trị khi trẻ được 1 tuổi. Trong khi đó, bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành thường phát sinh do bìu bị viêm hoặc chấn thương nên sẽ cần tiếp nhận điều trị.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Thông thường, dấu hiệu duy nhất của tràn dịch tinh mạc là sưng nhưng không đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn, trông giống như một quả bóng nhỏ chứa đầy chất lỏng bên trong bìu và chủ yếu ở phía trước của tinh hoàn.

Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn ở người lớn có thể gây cảm giác khó chịu do sự nặng nề của bên bìu sưng. Đôi khi vùng bị sưng có thể nhỏ hơn vào buổi sáng nhưng lại trở nên lớn hơn vào cuối ngày. Cơn đau cũng thường tăng theo sự thay đổi kích thước. Điều này khiến người bệnh không thoải mái trong các hoạt động thường nhật như đi bộ hay quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, đôi khi triệu chứng trên không chỉ cảnh báo bệnh tràn dịch tinh mạc. Để chắc chắn hơn, khi bị sưng vùng bìu, bạn hãy khám nam khoa để kiểm tra phòng khi mắc các bệnh lý tiềm ẩn khác.

Khi nào bạn cần khám tràn dịch tinh mạc?

Những trường hợp sau đây cần tìm kiếm sự hỗ trợ về y tế:

  • Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ không tự hết sau một năm hoặc vùng sưng lan rộng
  • Bìu sưng đau đột ngột hoặc vài giờ sau chấn thương ở dương vật và tinh hoàn
  • Sưng bìu kèm theo những dấu hiệu và triệu chứng khác trong đó có xoắn tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn phải được điều trị trong vòng vài giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng để giữ được chức năng của tinh hoàn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Ở bé trai

Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây tràn dịch tinh mạc ở các bé trai có khả năng bắt nguồn từ tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi. Điều này có nghĩa là bệnh đã phát triển từ trong thai kỳ, trước khi trẻ chào đời.

Thông thường, tinh hoàn di chuyển vào bìu từ khoang bụng đang phát triển của trẻ. Tinh hoàn bình thường được bao quanh bởi một túi mô mềm bảo vệ. Túi mô mềm tạo ra một lượng nhỏ dịch để “bôi trơn” cho phép tinh hoàn di chuyển tự do. Lượng dịch dư thừa thường được hấp thu bởi tĩnh mạch trong bìu sau khi túi mô này đóng lại. Nếu sự cân bằng bị thay đổi giữa lượng dịch tạo ra và lượng dịch thoát đi thì sẽ gây ra ứ đọng dịch, từ đó dẫn đến tràn dịch tinh mạc.

Tràn dịch tinh mạc ở trẻ sơ sinh có thể diễn ra dưới hai dạng gồm:

  • Dạng không giao tiếp: túi chứa tinh hoàn vẫn đóng như bình thường và dịch bên trong túi có thể cần 1 năm mới được hấp thu hết
  • Dạng giao tiếp: túi chứa tinh hoàn không đóng lại, dẫn đến tình trạng chất lỏng có thể chảy ngược vào bụng. Loại này thường có liên quan đến chứng thoát vị bẹn.

Ở đàn ông trưởng thành

Hầu hết trường hợp tràn dịch tinh mạc ở người lớn thường xảy ở độ tuổi từ 40 trở lên. Tuy nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn vẫn chưa được xác định rõ nhưng một số chuyên gia cho rằng bệnh có thể phát triển bởi một số yếu tố sau:

  • Chấn thương
  • Viêm sưng bìu do nhiễm trùng trong tinh hoàn (viêm tinh hoàn) hoặc viêm mào tinh hoàn

Ai có nguy cơ bị tràn dịch tinh mạc?

Theo thống kê, bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ ít nhất là 5%. Đặc biệt, rủi ro này sẽ càng cao nếu trẻ sinh non.

Mặt khác, đối với đàn ông trưởng thành, nguy cơ bị tràn dịch tinh mạc có thể tăng bởi:

  • Chấn thương hoặc viêm ở vùng bìu
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như từ các bệnh lây qua đường tình dục (STD)

Bệnh tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không?

Mức độ nghiêm trọng của tràn dịch tinh mạc thường không cao. Đồng thời, bệnh cũng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, đôi khi vấn đề sức khỏe này có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn về tinh hoàn khác và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng hoặc ung thư tinh hoàn
  • Thoát vị bẹn

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tràn dịch tinh mạc?

Bác sĩ thường bắt đầu với một bài kiểm tra thể chất, có thể bao gồm:

  • Kiểm tra độ đau ở bìu bị sưng
  • Tạo một lực lên vùng bụng và bìu để kiểm tra thoát vị bẹn
  • Chiếu đèn soi qua bìu (transillumination). Nếu lượng dịch tràn lớn thì sẽ được dẫn lưu dịch ra ngoài bằng bơm tiêm.

Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Xét nghiệm máunước tiểu nhằm xác định nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn, chẳng hạn như nhiễm trùng do viêm mào tinh hoàn
  • Siêu âm để loại trừ khả năng bị thoát vị, có khối u tinh hoàn hoặc các nguyên nhân khác gây sưng bìu tinh hoàn

Những phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn

Phần lớn tràn dịch tinh mạc là vô hại, không gây đau. Đặc biệt, tình trạng tràn dịch tinh mạc trẻ sơ sinh có thể tự khỏi trong khoảng tầm một năm mà không cần phương pháp điều trị cụ thể.

Đối với vấn đề tràn dịch tinh mạc ở người lớn, bệnh thường tự khỏi trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn được khuyến khích nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, vì các triệu chứng bất thường thỉnh thoảng cũng có thể liên quan đến một hoặc nhiều bệnh lý tinh hoàn nào đó.

Mặt khác, đôi khi người gặp phải vấn đề sức khỏe này vẫn cần được chăm sóc y tế. Các phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn có thể kể đến như:

Dẫn lưu lượng dịch trong màng tinh hoàn

Phương pháp này giúp dẫn lượng dịch tràn trong màng tinh hoàn ra ngoài bằng ống tiêm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng tái phát sau đó nên hiệu quả của lựa chọn chữa trị này không được đánh giá cao.

Thông thường, giải pháp trên sẽ phù hợp với những người:

  • Không có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn
  • Không muốn dùng kỹ thuật điều trị xâm lấn.

Liệu pháp xơ hóa

Phương pháp này đưa một lượng chất ngăn tái tràn dịch tinh mạc sau khi dẫn lưu dịch trong màng tinh. Tuy không phổ biến nhưng lựa chọn trên có thể áp dụng được cho một số cá nhân không đáp ứng được ca mổ tràn dịch màng tinh hoàn.

Phẫu thuật tràn dịch tinh mạc

Trong một số trường hợp, phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ sẽ cần thiết, đặc biệt nếu túi dịch trong bìu quá lớn hoặc không được nhỏ dần đi theo thời gian. Trong khi đó, mổ tràn dịch màng tinh hoàn ở người lớn thường được chỉ định nếu bệnh xảy ra ở dạng giao tiếp, có khả năng dẫn đến thoát vị bẹn.

Bạn có thể quan tâm: Phục hồi thoát vị bẹn ở nam giới

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa tràn dịch tinh mạc?

Cách bảo vệ tốt nhất khỏi bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở người lớn là giữ cho tinh hoàn và bìu không bị tổn thương. Nếu tham gia các môn thể thao đối kháng, vận động viên nam nên chú trọng việc sử dụng các dụng cụ bảo hộ.

Mặc dù tràn dịch tinh mạc thường không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng nếu có bất kỳ sự bất thường nào ở vùng bìu như sưng, đau tinh hoàn, bạn cũng nên dành thời gian đến các phòng khám nam khoa để kiểm tra.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Động mạch ngoại biên (PAD)

(36)
Định nghĩaBệnh động mạch ngoại biên là bệnh gì?Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là bệnh lý trong đó mảng bám tích tụ trong các động mạch mang máu đến ... [xem thêm]

Ung thư tá tràng

(64)
Tìm hiểu về ung thư tá tràngBệnh ung thư tá tràng là gì?Tá tràng là phần đầu của ruột non. Nó nằm giữa dạ dày và hỗng tràng, phần tiếp theo của ruột ... [xem thêm]

Xét nghiệm ADN

(97)
Xét nghiệm ADN (xét nghiệm DNA, thử ADN) thường được xem là một xét nghiệm dùng để xác định mối quan hệ huyết thống. Đây cũng là một xét nghiệm di ... [xem thêm]

Chagas

(62)
Tìm hiểu chungBệnh Chagas là gì?Chagas là bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng được tìm thấy trong phân của bọ có cánh triatominae (reduviid) gây ra. Bệnh Chagas phổ ... [xem thêm]

Nhiễm trùng da

(41)
Tìm hiểu chung về bệnh nhiễm trùng daNhiễm trùng da là gì?Da đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh. Vì thường xuyên ... [xem thêm]

Hở van động mạch chủ

(50)
Định nghĩaHở van động mạch chủ là bệnh gì?Hở van động mạch chủ là hiện tượng van động mạch chủ không đóng chặt khiến cho máu trào ngược từ động ... [xem thêm]

Chấn thương sọ não

(71)
Tìm hiểu chungChấn thương sọ não là gì?Chấn thương sọ não thường bắt nguồn từ các loại chấn thương về não bao gồm chảy máu, chấn động mạnh (rung ... [xem thêm]

Liệt dây thần kinh số 6

(80)
Tìm hiểu chungLiệt dây thần kinh số 6 là gì?Liệt dây thần kinh số 6 là một rối loạn có ảnh hưởng đến vận động của mắt. Bệnh gây ra bởi tổn thương ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN