Hội chứng chèn ép khoang

(4.26) - 36 đánh giá

Định nghĩa

Hội chứng chèn ép khoang là bệnh gì?

Hội chứng chèn ép khoang là tình trạng cơ bắp bên trong sưng lên làm áp lực tăng trong khoang (một không gian kín bất kỳ của cơ thể như bó cơ hoặc khoang xương…). Áp lực tăng quá cao có thể làm vỡ mạch máu, điều này khiến việc vận chuyển oxy đến các cơ bắp và dây thần kinh bị chặn gây đau và tổn thương cơ.

Hội chứng chèn ép khoang có thể cấp tính hoặc mãn tính. Nếu bị chèn ép khoang tái phát hoặc không được chữa trị kịp thời, hội chứng chén ép khoang cấp tính sẽ chuyển sang mãn tính.

Những ai thường mắc phải hội chứng chèn ép khoang?

Chèn ép khoang có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở những vận động viên dưới 30 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng chèn ép khoang là gì?

Hội chứng chèn ép khoang mãn tính thường gây ra triệu chứng chuột rút ở cả hai chân. Triệu chứng này xuất hiện và nặng dần theo thời gian cũng như mức độ hoạt động. Người bệnh cũng có thể cảm thấy nhói, tê, hoặc thấy căng cơ và cảm giác bó chặt ở bắp chân nhưng không sưng.

Hội chứng chèn ép khoang cấp tính gây đau nặng, đặc biệt là khi căng cơ.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Cần đi khám ngay nếu bị đau cơ nghiêm trọng sau chấn thương hoặc khi luyện tập. Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng chèn ép khoang là gì?

Hội chứng chèn ép khoang cấp tính thường xảy ra sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi tay hoặc chân bị sưng khi bó bột.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chèn ép khoang?

Các yếu tố nguy cơ sau làm người bệnh dễ bị chèn ép khoang hơn:

  • Tuổi dưới 30;
  • Loại hình rèn luyện thể chất: các bài tập gồm các động tác lặp lại đơn điệu, như chạy bộ hoặc đi bộ nhanh có thể làm tăng nguy cơ;
  • Luyện tập quá sức: luyện tập quá nặng hoặc tần suất quá dày sẽ tăng nguy cơ chèn ép khoang;
  • Thuốc: dùng các thuốc kháng viêm chứa steroid hoặc thực phẩm bổ sung creatine có thể làm tăng thành phần nước và khối cơ, dễ dẫn đến chèn ép khoang.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng chèn ép khoang?

Nếu bị chèn ép khoang cấp tính, người bệnh cần phải phẫu thuật để ngăn chặn cơ bắp và dây thần kinh bị hoại tử. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tật hoặc hoại tử cả chân hoặc tay. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch mở rộng lấy máu tụ để giảm áp lực khoang cơ. Thông thường, các vết thương được để hở trong 2-3 ngày và sau đó được khâu lại. Người bệnh có thể cần phải làm một cuộc phẫu thuật ghép da từ phần khác của cơ thể để thay thế phần da bị hoại tử.

Hội chứng chèn ép khoang mãn tính thường được điều trị bằng phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ cắt hoặc loại bỏ một phần mạc cơ (lớp màng bao quanh một bó cơ). Người bệnh có thể vận động bình thường sau khi phẫu thuật.

Ngoài ra, phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm luân phiên chơi các môn thể thao khác nhau ví dụ như đi xe đạp hay bơi lội thay vì chạy, thay đổi kỹ thuật nếu vẫn chơi cùng một môn thể thao, nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tập luyện thể thao và dùng các loại thuốc để kiểm soát cơn đau.

Hội chứng thường tái phát lại sau khi điều trị không phẫu thuật nếu người bệnh không thây đổi loại hình tập luyện và thói quen hằng ngày.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang?

Các bác sĩ trước hết có thể sẽ kiểm tra các nguyên nhân phổ biến gây đau khác trước khi chẩn đoán chèn ép khoang. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và có thể cho người bệnh chụp X-quang, siêu âm, hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Chụp cộng hưởng từ ở chân có thể giúp đánh giá cấu trúc cơ trong khoang và loại trừ những nguyên nhân khác gây nên bệnh.

Nếu hình ảnh chụp không phát hiện các bất thường hoặc không xác định được nguyên nhân gây đau, bác sĩ có thể đề nghị đo áp lực trong khoang. Đây là phương pháp cuối cùng để chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang mãn tính. Trong thủ thuật đo áp lực khoang, bác sĩ sẽ gây áp lực lên khoang cơ của người bệnh và đo. Thủ thuật này gây đau nhẹ và cần phải cắm kim vào cơ để đo.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng chèn ép khoang?

Người bệnh có thể kiểm soát hội chứng chèn ép khoang nếu lưu ý những thói quen sau:

  • Khởi động làm nóng cơ thể trước khi tập thể dục;
  • Từ từ nghỉ ngơi sau khi tập;
  • Ngừng tập thể dục nếu người bệnh cảm thấy đau;
  • Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định;
  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ để hồi phục sau phẫu thuật và tránh bị tái phát.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mụn cóc ở bàn chân

(38)
Tìm hiểu chungMụn cóc ở bàn chân là bệnh gì?Mụn cóc ở bàn chân thường xuất hiện ở những khu vực chịu nhiều áp lực cơ thể như gót chân hoặc lòng bàn ... [xem thêm]

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

(43)
Định nghĩaXuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh gì?Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune thrombocytopenic purpura – ITP) hay còn gọi là xuất ... [xem thêm]

Mụn nước

(63)
Mụn nước trên da là một trong những tình trạng thường thấy ở nhiều người. Chúng có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Đa số mọi ... [xem thêm]

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

(70)
Tìm hiểu chungBệnh võng mạc ở trẻ sinh non là gì?Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là một rối loạn mắt có thể gây mù, xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh có ... [xem thêm]

Hội chứng Guillain-Barre

(51)
Định nghĩaHội chứng Guillain-Barre (viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin cấp, liệt Landry) là bệnh gì?Hội chứng Guillain-Barre, hay còn gọi là bệnh viêm đa rễ ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ

(31)
Tìm hiểu chungRối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ là bệnh gì?Rối loạn chức năng tình dục là tình trạng rối loạn bản năng sinh dục (sự rối loạn ... [xem thêm]

Ung thư biểu mô tế bào vảy

(49)
Tìm hiểu chungUng thư biểu mô tế bào vảy là gì?Ung thư biểu mô tế bào vảy là sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào bất thường, phát sinh trong ... [xem thêm]

U nang

(28)
Tìm hiểu chungU nang là bệnh gì?Nang là cấu trúc dạng túi chứa đầy chất lỏng, ở thể nửa rắn hoặc khí và xảy ra trong hầu hết các loại mô của cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN