Ung thư võng mạc

(4.34) - 70 đánh giá

Định nghĩa

Ung thư võng mạc là bệnh gì?

Ung thư võng mạc là dạng ung thư khởi phát ở võng mạc, lớp cuối cùng bên trong mắt. Bệnh gây ra do một khối u ác tính ở mắt. Nó ảnh hưởng đến võng mạc và mô thần kinh mỏng ở sau mắt. Ung thư võng mạc có thể ảnh hưởng ở một hoặc cả hai mắt. Đây là bệnh ung thư mắt phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.

Những ai thường mắt phải ung thư võng mạc?

Ung thư võng mạc thường chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ, 90% các ca được chẩn đoán là dưới 4 tuổi. Đây là bệnh ung thư mắt phổ biến nhất ở trẻ em. Người lớn hiếm khi mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư võng mạc là gì?

Dấu hiệu rõ ràng nhất của ung thư võng mạc là con ngươi hiện lên màu trắng khi được chiếu ánh sáng vào. Dấu hiệu này có thể thấy rõ hơn khi chụp ảnh dưới ánh đèn flash.

Các dấu hiệu khác bao gồm:

  • Mắt trông có vẻ nhìn theo hai hướng khác nhau;
  • Mắt đỏ và sưng;
  • Nhãn cầu to hơn bình thường.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi bạn hoặc con bạn gặp phải các triệu chứng như trên nên tìm gặp bác sĩ để có sự tư vấn và điều trị tốt nhất. Hoặc nếu gia đình đã có tiền sử bị bệnh thì nên chủ động khám để phát hiện và điều trị sớm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra ung thư võng mạc là gì?

Nguyên nhân gây ung thư võng mạc được cho là do đột biến gen retinoblastoma-1 (RB1). Đột biến này có thể truyền từ cha mẹ sang con và dẫn đến ung thư võng mạc di truyền. Các đột biến mới có thể dẫn đến ung thư võng mạc ngẫu nhiên. Ung thư võng mạc di truyền có thể hình thành ở một hoặc cả hai mắt và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết ung thư xảy ra ở một mắt thì không di truyền và thường xảy ra ở trẻ lớn hơn.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư võng mạc?

Hai yếu tố chính có thể khiến con bạn tăng nguy cơ mắc ung thư võng mạc:

  • Độ tuổi: những trẻ em được chẩn đoán mắc ung thư võng mạc đều nhỏ hơn 3 tuổi. Ung thư võng mạc bẩm sinh hoặc di truyền đều được phát hiện ở năm đầu đời của trẻ, trong khi ung thư võng mạc không di truyền được phát hiện ở khoảng giữa từ 1 tới 2 tuổi. Ung thư võng mạc thường hiếm xuất hiện ở trẻ lớn hơn và người lớn.
  • Di truyền: con bạn có nguy cơ mắc bệnh nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đã mắc phải bệnh này.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư võng mạc?

Việc điều trị ung thư võng mạc phụ thuộc vào việc một hay hai mắt bị ảnh hưởng và bệnh đã lan ra ngoài mắt hay chưa. Các phương pháp điều trị cho con bạn có thể bao gồm:

  • Thủ thuật cắt bỏ (phẫu thuật loại bỏ cả con mắt) có thể được dùng, nếu con bạn chỉ có một mắt có khối u lớn, mắt sẽ bị loại bỏ nếu không thể bảo toàn được thị lực.
  • Nếu khối u nhỏ, bác sỉ có thể dùng:
    • Liệu pháp bức xạ: dùng tia X-quang năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư và thu nhỏ khối u.
    • Liệu pháp lạnh: dùng không khí cực lạnh để phá hủy tế bào ung thư.
    • Phương pháp ngưng kết quang học: dùng tia laze để phá hủy mạch máu nuôi khối u.
    • Nhiệt liệu pháp: dùng nhiệt để giết tế bào ung thư.
    • Liệu pháp hóa học: dùng thuốc để giết tế bào ung thư.
  • Nếu cả hai mắt bị ung thư, mắt bị nặng hơn có thể bị loại bỏ và dùng liệu pháp bức xạ cho mắt còn lại. Liệu pháp hóa học cũng có thể được sử dụng.
  • Nếu ung thư đã di căn ra bên ngoài mắt, bác sĩ sẽ cần dùng liệu pháp bức xạ và liệu pháp hóa học để ngăn chặn chúng lan rộng hơn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư võng mạc?

Bác sĩ mắt sẽ chẩn đoán ung thư võng mạc thông qua:

  • Tiền sử bệnh và khám lâm sàng.
  • Kiểm tra mắt: bạn sẽ được nhỏ thuốc giãn đồng tử trước khi kiểm tra để bác sĩ có thể nhìn thấy võng mạc xuyên qua đồng tử. Có nhiều phương pháp kiểm tra mắt khác nhau bác sĩ có thể tiến hành bao gồm:
    • Soi đáy mắt;
    • Kiểm tra khe đèn sinh hiển vi;
    • Chụp mạch huỳnh quang.
  • Siêu âm mắt.

Ngoài ra bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm khác để xác định xem khối u có lan từ mắt sang các mô gần kề hoặc các bộ phận khác của cơ thể hay không. Để làm điều này bác sĩ sẽ dùng cách chẩn đoán bằng siêu âm, chụp cắt lớp (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) cho con bạn.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư võng mạc?

Những thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến ung thư võng mạc ở trẻ:

  • Ung thư võng mạc ở cả hai mắt là bệnh di truyền. Các thành viên trong gia đình nên được khám, tư vấn và xét nghiệm di truyền để biết được có nguy cơ mắc bệnh hay không.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau bụng

(73)
Chắc hẳn mọi người đều từng bị đau bụng nhiều lần mỗi năm. Tình trạng này có thể xảy ra thoáng qua hoặc kéo dài, dữ dội và do nhiều nguyên nhân gây ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách hoang tưởng

(20)
Tìm hiểu chungRối loạn nhân cách hoang tưởng là bệnh gì?Rối loạn nhân cách hoang tưởng là loại rối loạn nhân cách lập dị trong đó người bệnh thường ... [xem thêm]

Viêm ruột

(11)
Bệnh viêm ruột là một bệnh lý thường xảy ra do nhiễm phải vi khuẩn hoặc virus từ thực phẩm. Triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh là đau bụng ... [xem thêm]

Bạch cầu cấp

(22)
Tìm hiểu chungBệnh bạch cầu cấp là gì?Bệnh bạch cầu cấp là ung thư mô tạo máu bao gồm tủy xương và hệ thống mạch bạch huyết. Khi bạn bị bệnh bạch ... [xem thêm]

Màng tăng sinh trước võng mạc

(12)
Tìm hiểu chungMàng tăng sinh trước võng mạc là gì?Màng tăng sinh trước võng mạc xảy ra khi mô sẹo đã hình thành trên điểm vàng nằm ở trung tâm võng mạc. ... [xem thêm]

Gãy xương cẳng tay

(76)
Tìm hiểu chungGãy xương cẳng tay là gì?Cẳng tay là phần từ khuỷu tay đến cổ tay. Gãy xương cẳng tay là gãy ở thân xương cẳng tay, xảy ra khi có lực mạnh ... [xem thêm]

Chứng bệnh gây ra do khám bệnh

(24)
Bệnh á sừng là một dạng viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều phiền toái cho người ... [xem thêm]

Trượt đầu trên xương đùi

(82)
Tìm hiểu chungChứng trượt đầu trên xương đùi là gì?Chứng trượt đầu trên xương đùi (SCFE) là một bệnh ở hông thường xảy ra ở thanh thiếu niên và thanh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN