Rối loạn nhân cách hoang tưởng

(3.85) - 20 đánh giá

Tìm hiểu chung

Rối loạn nhân cách hoang tưởng là bệnh gì?

Rối loạn nhân cách hoang tưởng là loại rối loạn nhân cách lập dị trong đó người bệnh thường xuyên nghi ngờ người khác. Các dấu hiệu khác của tình trạng này bao gồm miễn cưỡng giao tiếp với người khác, luôn thù hận, có ý nghĩ “hạ thấp” hoặc “ đe dọa” ngay cả trong những lời góp ý hoặc hành động đơn giản. Những người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng thường nhanh chóng cảm thấy giận dữ và thù hằn với người đối diện.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng có thể trở thành ảo tưởng khi các ý nghĩ phi lý và lòng tin trở nên quá cứng nhắc mà không ai có thể thuyết phục được họ. Khi một người bị mắc rối loạn nhân cách hoang tưởng hoặc ảo tưởng, nhưng không có các triệu chứng khác (như nghe hoặc nhìn thấy thứ gì đó không tồn tại), họ có thể đã mắc rối loạn hoang tưởng. Người mắc rối loạn hoang tưởng thường bị ảnh hưởng về suy nghĩ. Họ vẫn làm việc và hoạt động hàng ngày, nhưng cuộc sống thường hạn chế và cô lập.

Triệu chứng thừng gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng là gì?

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn nhân cách hoang tưởng bao gồm:

  • Lo ngại mọi người có các hành động bí mật;
  • Hy vọng người khác sẽ bị lợi dụng;
  • Nghi ngờ lời hứa hẹn, lòng trung thành hay sự tin cậy của người khác. Người bệnh thường tin rằng mọi người đang lợi dụng hoặc lừa dối mình;
  • Miễn cưỡng khi tâm sự với người khác hoặc tiết lộ thông tin cá nhân do sợ rằng thông tin đó sẽ được dùng để chống lại mình;
  • Khó tha thứ và luôn giữ hận thù;
  • Nhạy cảm và luôn nhận lấy những nhận xét tiêu cực về mình;
  • Không có khả năng để làm việc cùng với những người khác;
  • Đọc những ý nghĩa ẩn trong những nhận xét vô hại hay có vẻ giản dị;
  • Nóng tính, dễ tấn công người khác, thường hay giận dữ và trả đũa nhanh chóng;
  • Có những nghi ngờ không rõ lý do, chẳng hạn như vợ chồng hoặc người yêu không chung thủy;
  • Bị xã hội cô lập;
  • Thường lạnh lùng và có khoảng cách trong các mối quan hệ, thường hay kiểm soát và ghen tị;
  • Tách rời xã hội;
  • Thù địch, bướng bỉnh và hay tranh luận;

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ tâm thần nếu tình trạng nghi ngờ ảnh hưởng đến các mối quan hệ hay công việc của mình.

Nhận biết nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng?

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh có thể liên quan đến việc kết hợp các yếu tố sinh học và tâm lý. Rối loạn nhân cách hoang tưởng phổ biến hơn ở những ai có người thân mắc tâm thần phân liệt. Chấn thương thể chất hay tình cảm cũng có thể là một yếu tố gây bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng?

Rối loạn nhân cách thể hoang tưởng là tình trạng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường tác động đến nữ giới nhiều hơn nam. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn hoang tưởng cá tính, chẳng hạn như:

  • Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
  • Bệnh sử gia đình về sức khỏe tâm thần: rối loạn nhân cách hoang tưởng phổ biến hơn ở những người có người thân bị tâm thần phân liệt;
  • Yếu tố môi trường: chấn thương thể chất và cảm xúc thời thơ ấu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng?

Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh dựa trên những đánh giá về thể chất và tâm lý bằng cách kiểm tra bệnh sử tâm thần, xét nghiệm vật lý. Mặc dù không có xét nghiệm cụ thể chẩn đoán rối loạn nhân cách hoang tưởng, các bác sĩ sẽ sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán khác nhau để loại trừ các bệnh lý gây ra triệu chứng. Nếu không tìm ra nguyên nhân, bạn cần đi khám bác sĩ tâm lý để đánh giá rối loạn nhân cách, xem xét thời gian và mức độ nghiêm trọng các triệu chứng.

Các bác sĩ tâm thần sẽ đánh giá sức khỏe toàn diện bằng cách hỏi về thời thơ ấu, trường học, nơi làm việc và các mối quan hệ. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn phản ứng với một tình huống tưởng tượng, điều này giúp đánh giá cách bạn phản ứng với các tình huống nhất định (ví dụ như phản ứng của bạn như thế nào nếu tìm thấy chiếc ví của ai đó trên vỉa hè). Sau đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán và xây dựng kế hoạch điều trị.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng?

Việc điều trị bệnh sẽ rất khó khăn vì người bệnh thường nghi ngờ bác sĩ. Nếu chấp nhận điều trị, các phương pháp về giao tiếp và thuốc thường có hiệu quả, bao gồm:

  • Tâm lý (một hình thức tư vấn): điều trị có thể sẽ tập trung vào việc tăng cường kỹ năng đối phó, cũng như cải thiện tương tác xã hội, giao tiếp và lòng tự trọng;
  • Thuốc nói chung không phải là phương pháp chính để điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống lo âu, trầm cảm, loạn thần, nếu bạn bị cực đoan hoặc có một số vấn đề tâm lý liên quan, chẳng hạn như lo âu hay trầm cảm.

Nếu chấp nhận điều trị, bạn có thể duy trì công việc và các mối quan hệ lành mạnh. Tuy nhiên, bạn phải tiếp tục điều trị suốt đời vì không có cách nào chữa trị hoàn toàn bệnh. Các triệu chứng của rối loạn nhân cách hoang tưởng sẽ vẫn còn nhưng bạn có thể quản lý bằng cách chăm sóc và hỗ trợ từ người thân.

Những người mắc bệnh nếu không chữa trị sẽ có cuộc sống cô độc vì rối loạn nhân cách hoang tưởng cản trở khả năng làm việc hoặc duy trì các mối quan hệ xã hội.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng?

Rất khó để có thể quản lí bệnh bởi vì người mắc rối loạn nhân cách hoang tưởng thường có xu hướng nghi ngờ sự giúp đỡ của người khác.

Nếu có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng tam khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

(43)
Định nghĩaXuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh gì?Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune thrombocytopenic purpura – ITP) hay còn gọi là xuất ... [xem thêm]

Rối loạn giấc ngủ

(24)
Tìm hiểu chungRối loạn giấc ngủ là bệnh gì?Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng ... [xem thêm]

Đau đầu mãn tính hàng ngày

(45)
Tìm hiểu chungĐau đầu mãn tính hàng ngày là gì?Hầu hết mọi người bị nhức đầu bất cứ lúc nào. Nếu số ngày bạn bị nhức đầu nhiều hơn những ngày ... [xem thêm]

Viêm tuỵ cấp

(25)
Định nghĩaViêm tụy cấp là bệnh gì?Viêm tụy cấp là chứng viêm (sưng) ở tụy và thường xảy ra đột ngột. Tuyến tụy sản xuất ra một chất được ... [xem thêm]

Đau xương khớp tuổi thiếu niên

(71)
Tìm hiểu chungĐau xương khớp tuổi thiếu niên là bệnh gì?Đau xương khớp tuổi thiếu niên là một trong những hội chứng đau cơ xương khớp liên quan đến sự ... [xem thêm]

Nghẹt bao quy đầu

(56)
Định nghĩaNghẹt bao quy đầu là bệnh gì?Nghẹt bao quy đầu, hay bao quy đầu hẹp, là tình trạng bao quy đầu không thể kéo lại về phía trước để che đầu ... [xem thêm]

Xét nghiệm tinh dịch đồ

(79)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm tinh dịch đồBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Tinh dịchTìm hiểu chung về xét nghiệm tinh dịch đồXét nghiệm tinh dịch đồ là ... [xem thêm]

Lồng ruột ở người lớn

(91)
Lồng ruột là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, nhưng vẫn có thể xảy ra ở người lớn. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này là 90% trong khi chỉ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN