Tinh hoàn co rút

(3.85) - 20 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tinh hoàn co rút là gì?

Tinh hoàn co rút là một tinh hoàn có thể di chuyển qua lại giữa bìu và bẹn. Khi tinh hoàn co rút đang ở vùng háng, nó có thể dễ dàng di chuyển khi khám bằng tay vào vị trí đúng của nó trong bìu, là túi da treo phía sau dương vật.

Đối với hầu hết bé trai, vấn đề tinh hoàn co rút thường biến mất vào thời điểm nào đó trước hoặc trong tuổi dậy thì. Tinh hoàn di chuyển đến đúng vị trí của nó trong bìu và ở đó vĩnh viễn.

Ít hơn 5% các trường hợp, tinh hoàn co rút vẫn nằm ở vùng háng và không di chuyển được nữa. Khi điều này xảy ra, tình trạng này được gọi là tinh hoàn nằm cao hoặc tinh hoàn lạc chỗ mắc phải.

Mức độ phổ biến của tinh hoàn co rút

Tinh hoàn co rút thường không xảy ra khi trẻ mới sinh hoặc trẻ dưới 3 tháng tuổi. Phản xạ cơ bìu là mạnh nhất ở độ tuổi từ 2 đến 7 và tinh hoàn co rút phổ biến nhất ở các bé trai khoảng 5 hoặc 6 tuổi. Cả hai tinh hoàn thường co rút lại cùng một lúc. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tinh hoàn co rút là gì?

Tinh hoàn hình thành ở ổ bụng trong suốt quá trình phát triển của thai nhi. Trong những tháng cuối cùng của thai kỳ, tinh hoàn dần dần đi vào trong bìu. Nếu sự đi xuống này không được hoàn thành trước khi sinh, tinh hoàn thường đi xuống trong vòng vài tháng. Nếu con trai bạn có một tinh hoàn co rút, tinh hoàn đã đi xuống nhưng không ở cố định tại chỗ đó.

Các dấu hiệu và triệu chứng của một tinh hoàn co rút bao gồm:

  • Tinh hoàn có thể di chuyển dễ dàng khi chạm bằng tay từ háng vào bìu và sẽ không ngay lập tức quay trở lại háng.
  • Tinh hoàn có thể tự nhiên xuất hiện trong bìu và ở lại đó trong một thời gian.
  • Tinh hoàn có thể tự nhiên biến mất lần nữa trong một thời gian.

Sự chuyển động của tinh hoàn co rút hầu như gây không đau đớn hay khó chịu. Điều này chỉ được nhận ra khi không nhìn thấy hay cảm thấy tinh hoàn ở trong bìu.

Vị trí của một tinh hoàn thường độc lập với vị trí của tinh hoàn kia. Ví dụ như một bé trai có thể có một tinh hoàn bình thường và một tinh hoàn co rút.

Tinh hoàn co rút khác với tinh hoàn lạc chỗ (tinh hoàn ẩn). Một tinh hoàn lạc chỗ là tinh hoàn không bao giờ đi vào trong bìu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé trai và kiểm tra sức khỏe hàng năm thời thơ ấu, bác sĩ sẽ kiểm tra tinh hoàn của trẻ để xác định xem các tinh hoàn có xuống và phát triển một cách bình thường không. Nếu bạn tin rằng con trai của mình có một tinh hoàn co rút hoặc tinh hoàn nằm cao hay bất kì mối quan tâm khác về sự phát triển tinh hoàn của trẻ, hãy đi gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho bạn biết lịch kiểm tra sức khỏe thường xuyên để theo dõi những thay đổi của tình trạng này.

Nếu con trai của bạn có cảm giác đau ở vùng háng hoặc tinh hoàn, hãy đi gặp bác sĩ của ngay lập tức.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra co rút tinh hoàn?

Một cơ bắp hoạt động quá mức có thể làm cho một tinh hoàn trở thành tinh hoàn co rút. Cơ bìu là một cơ giống như một cái túi mỏng chứa tinh hoàn. Khi cơ bìu co, nó kéo tinh hoàn lên về phía cơ thể.

Mục đích chính của cơ bìu là kiểm soát nhiệt độ của tinh hoàn. Để giúp tinh hoàn phát triển và hoạt động tốt, nó cần nhiệt độ hơi mát hơn nhiệt độ của cơ thể lúc bình thường. Khi môi trường ấm áp, cơ bìu thư giãn; khi môi trường lạnh, cơ bìu co lại và kéo tinh hoàn sát vào cơ thể. Phản xạ cơ bìu cũng có thể được kích thích bằng cách cọ xát vào dây thần kinh sinh dục đùi nằm bên trong đùi và cảm xúc cực đoan như lo lắng.

Nếu phản xạ cơ bìu quá mạnh, nó có thể dẫn đến một tinh hoàn co rút, kéo tinh hoàn ra khỏi bìu và lên trên vào trong háng.

Nguyên nhân gây ra một tinh hoàn nằm cao

Một số tinh hoàn co rút có thể trở thành tinh hoàn nằm cao. Điều này có nghĩa tinh hoàn một lần di chuyển trở nên bị mắc kẹt ở “vị trí cao”. Các yếu tố góp phần gây ra tình trạng này có thể bao gồm:

  • Thừng tinh ngắn. Mỗi tinh hoàn được gắn vào phần cuối của thừng tinh, kéo dài xuống từ háng và vào trong bìu. Dây này chứa mạch máu, thần kinh và ống dẫn tinh dịch từ tinh hoàn đến dương vật. Nếu tốc độ tăng trưởng của thừng tinh không theo kịp với tốc độ tăng trưởng của các cơ quan khác, thừng tinh tương đối ngắn có thể kéo tinh hoàn lên cao.
  • Các mô bào thai còn sót lại. Tàn dư bất thường của các mô bào thai, là mô tạo ra con đường cho tinh hoàn đi xuống bình thường, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc đàn hồi của thừng tinh.
  • Mô sẹo sau phẫu thuật thoát vị. Thoát vị bẹn là một lỗ hổng nhỏ trong thành bụng mà qua đó một phần của ruột có thể đi vào háng. Mô sẹo sau phẫu thuật sửa chữa thoát vị có thể hạn chế sự phát triển hoặc đàn hồi của thừng tinh.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán co rút tinh hoàn?

Tinh hoàn co rút được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng. Trong quá trình kiểm tra, trẻ càng được thoải mái càng tốt. Một số vị trí có thể làm giảm phản xạ cơ bìu như ngồi chéo chân và ngồi xổm ở vị trí bắt bóng.

Chừng nào tinh hoàn có thể dễ dàng di chuyển vào bìu và ở lại đó một cách độc lập, không bị căng, tinh hoàn được coi là bị co rút.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tinh hoàn co rút?

Tinh hoàn co rút có khả năng tự đi vào trong bìu trước hoặc trong tuổi dậy thì. Nếu con trai bạn có một tinh hoàn co rút, bác sĩ sẽ theo dõi bất kỳ thay đổi về vị trí của tinh hoàn trong đánh giá hàng năm để xác định xem nó có đi vào trong bìu, vẫn co rút hoặc trở thành một tinh hoàn nằm cao.

Nếu tinh hoàn nằm cao, không còn di chuyển được bằng tay, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để di chuyển tinh hoàn cố định vĩnh viễn vào trong bìu. Ngoài ra, nếu tinh hoàn vẫn co rút trong tuổi dậy thì, phẫu thuật có thể được đề nghị thực hiện trong những năm đầu thời niên thiếu để đảm bảo tinh hoàn phát triển thích hợp.

Trong phẫu thuật tinh hoàn ẩn, bác sĩ phẫu thuật giải phóng tinh hoàn và thừng tinh khỏi các mô dính kèm, định vị tinh hoàn trong bìu và khâu tinh hoàn cố định vào đó.

Sau khi phẫu thuật, tránh đạp xe và các hoạt động thể thao khác phải giới hạn trong vài tuần. Bạn cũng cần khám theo dõi để đánh giá mức độ phục hồi của vết thương và vị trí của tinh hoàn 2 tuần sau khi phẫu thuật và một lần nữa sau 6 tháng.

Bé trai ở độ tuổi vị thành niên và những người đàn ông đã thực hiện phương pháp điều trị sửa chữa tinh hoàn nằm cao hoặc tinh hoàn co rút nên thường xuyên theo dõi vị trí của tinh hoàn để đảm bảo nó không bị kéo lên sau một thời gian.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý tinh hoàn co rút?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tinh hoàn co rút:

  • Kiểm tra vị trí của tinh hoàn thường xuyên trong lúc thay tã hoặc lúc tắm cho trẻ. Lưu giữ hồ sơ các thay đổi.
  • Cung cấp cho con trai bạn từ vựng để nói về bìu và tinh hoàn. Hãy giải thích cho trẻ thường có hai tinh hoàn nằm trong bìu.
  • Khi trẻ sắp đến tuổi dậy thì, thường là khoảng lớp sáu, bạn hãy nói cho trẻ về những thay đổi tự nhiên của cơ thể, giải thích cho trẻ cách kiểm tra tinh hoàn của mình.
  • Giải thích bằng các thuật ngữ đơn giản về tinh hoàn co rút.
  • Nhắc nhở trẻ rằng không có gì sai với cơ thể của chúng.
  • Hãy giải thích với trẻ về vị trí của tinh hoàn mà bạn, con trai bạn và bác sĩ phải chú ý đến và sửa chữa nếu cần thiết.
  • Giúp trẻ thực hành trả lời trong các tình huống bị trêu chọc hay hỏi về tình trạng này.
  • Mua quần thể thao rộng và đồ bơi rộng giúp giảm sự chú ý khi thay quần áo và chơi thể thao ở trường.
  • Hãy nhận biết các dấu hiệu của sự lo lắng như không tham gia vào các môn thể thao mà trẻ thường thích.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng đau khớp đầu gối

(30)
Định nghĩaHội chứng đau khớp đầu gối (viêm khớp gối) là bệnh gì?Hội chứng đau khớp đầu gối, hay còn gọi là viêm khớp gối hoặc hội chứng đau bánh ... [xem thêm]

Hội chứng Peutz–Jeghers

(49)
Tìm hiểu chungHội chứng Peutz-Jeghers là gì?Hội chứng Peutz-Jeghers (thường được viết tắt là PJS) là một rối loạn di truyền nhiễm sắc thể điển hình, đặc ... [xem thêm]

U dây thần kinh Morton

(34)
Tìm hiểu chungU dây thần kinh Morton là bệnh gì?U dây thần kinh Morton là bệnh ảnh hưởng đến sự phì đại dây thần kinh của bàn chân và thường xảy ra ở khu ... [xem thêm]

Hội chứng khóa trong

(28)
Tìm hiểu chungHội chứng khóa trong là gì?Hội chứng khóa trong là một tình trạng thần kinh, trong đó người bệnh vẫn tỉnh táo, có ý thức nhưng cơ thể bị tê ... [xem thêm]

Lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn

(85)
Tìm hiểu chungLạm dụng chất gây nghiện ở người lớn là tình trạng gì?Lạm dụng chất gây nghiện, thông thường còn có tên lạm dụng ma túy, là tình trạng ... [xem thêm]

Chấn thương mắt

(13)
Chấn thương mắt là một tai nạn tương đối phổ biến có thể xảy ra trong nhiều tình huống thường ngày. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, ... [xem thêm]

Cao prolin tuýp 2

(67)
Tìm hiểu chungCao prolin tuýp 2 là bệnh gì?Có hai loại cao prolin được công nhận bởi các bác sĩ và các nhà nghiên cứu lâm sàng. Mỗi loại đại diện cho một ... [xem thêm]

Tiêu chảy du lịch

(31)
Định nghĩaTiêu chảy du lịch là bệnh gì?Bệnh tiêu chảy du lịch (Tiêu chảy ở khách du lịch) là tình trạng tiêu chảy ở những người đang đi du lịch hoặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN