Hội chứng ống trụ

(3.62) - 41 đánh giá

Định nghĩa

Hội chứng ống trụ là bệnh gì?

Hội chứng ống trụ là tình trạng dây thần kinh trụ tại khuỷu tay bị tổn thương khi có áp lực đè lên nó. Dây thần kinh trụ là một dây thần kinh chạy dài theo xương cánh tay sang xương trụ. Các hoạt động của khuỷu tay làm cho dây thần kinh phải co dãn và di chuyển liên tục. Chính vị trí dễ bị tổn thương này làm cho dây thần kinh trụ có nguy cơ bị đè ép.

Hội chứng ống trụ thường làm cho ngón áp út và ngòn út có cảm giác tê, làm cho bàn tay yếu đi cũng như đau đớn ở cánh tay.

Những ai thường mắc phải hội chứng ống trụ?

Hội chứng ống trụ là loại tổn thương dây thần kinh ngoại biên phổ biến. Triệu chứng có thể xuất hiện ở tất cả mọi đối tượng. Tuy nhiên, những người bị béo phì thường có nguy cơ cao hơn. Bạn cũng có thể gây tổn hại đến dây thần kinh trụ sau khi bị chấn thương đến vùng khuỷu tay, hay việc sử dụng các dụng cụ lao động lặp đi lặp lại nhều lần một động tác ở khuỷu tay cũng tăng nguy cơ bệnh.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ống trụ là gì?

Các triệu chứng bao gồm cảm giác châm chích và tê dọc theo đường đi của dây thần kinh trụ trên cẳng tay và bàn tay. Những cảm giác và cơn đau có thể xảy ra ở khuỷu tay, cẳng tay, bàn tay, hoặc ngón tay. Tê và nhói thường cảm thấy nhiều nhất ở ngón áp út và ngón út. Gập khuỷu tay với cổ tay duỗi trong 30 giây cũng có thể gây ra các triệu chứng trên.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sỹ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ khi bạn thấy xuất hiện các triệu chứng hay dấu hiệu kể trên. Trong trường hợp bạn đang điều trị hội chứng ống trụ, hãy liên hệ bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc tệ hơn. Nếu trong quá trinh điều trị có triệu chứng mới xuất hiện, bạn cũng nên gọi cho bác sĩ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng ống trụ là gì?

Những nguyên nhân gây ra hội chứng ống trụ có thể là do:

  • Áp lực trực tiếp lên dây thần kinh từ xương cánh tay và xương trụ;
  • Các chấn thương lặp đi lặp lại;
  • Một biến dạng của khuỷu tay là vẹo ngoài xương trụ (khuỷu tay bị quay vào trong);
  • Dây thần kinh trụ lỏng lẻo, bị kéo căng lặp lại trong động tác ném;
  • Người bệnh bị viêm khuỷu tay (sưng) gọi là viêm màng hoạt dịch;
  • Sự tăng trưởng của cơ bắp (phì đại).

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống trụ?

Hội chứng ống trụ có thể xảy ra ở mọi người. Biết được các nguy cơ tăng khả năng bệnh sẽ giúp bạn phòng chống bệnh tốt hơn. Bạn sẽ dễ bị hội chứng ống trụ hơn nếu:

  • Tựa khuỷu lặp đi lặp lại, đặc biệt là trên bề mặt cứng.
  • Gập khuỷu và giữ ở một tư thế trong thời gian dài, ví dụ khi nói chuyện điện thoại hay để tay dưới gối khi ngủ nghiêng.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng ống trụ?

Việc điều trị chủ yếu là để bảo vệ các dây thần kinh khỏi áp lực. Những phương pháp thường được sử dụng để điều trị hội chứng ống trụ bao gồm:

  • Thay đổi thói quen sử dụng khuỷu tay bằng cách tránh gấp khuỷu tay trong thời gian dài (ví dụ như co khuỷu tay trong khi nói chuyện điện thoại).
  • Đeo tấm lót khuỷu tay và nẹp vào ban đêm trong khi ngủ có thể có hiệu quả.
  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm (NSAID) để làm giảm đau và viêm.

Có thể tiếp tục điều trị cho đến khi các triệu chứng được kiểm soát và không xuất hiện vấn đề về vận động nào. Hầu hết mọi người khá hơn trong vài ngày đến vài tuần.

Nếu cơ đã bắt đầu teo, người bệnh có thể không phục hồi sức cơ, ngay cả khi điều trị. Phẫu thuật có thể được xem xét nếu các phương pháp điều trị không có tác dụng hoặc nếu có dấu hiệu của sự mất kiểm soát cơ bắp hay mất khả năng vận động xảy ra.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng ống trụ?

Các bác sĩ làm chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám thực thể, X-quang cũng có thể được thực hiện để loại trừ các bệnh lý khác. Hầu hết các trường hợp không cần thiết phải xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm đặc biệt bao gồm khảo sát dẫn truyền thần kinh và đo điện cơ (EMG). Những xét nghiệm này giúp trong việc đưa ra chẩn đoán chính xác và loại trừ các bệnh lý khác.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng ống trụ?

Một lối sống khỏe là cách tốt nhất để đề phòng và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng thêm. Bạn có thể tham khảo những thói quen sinh hoạt sau để hạn chế diễn tiến bệnh:

  • Cần phải khám bác sĩ và chuyên gia thường xuyên;
  • Bảo vệ khuỷu tay, đừng để khuỷu tay tiếp xúc trên bề mặt cứng trong thời gian dài, giữ khuỷu tay thẳng vào ban đêm với một thanh nẹp;
  • Gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu làm thế nào để tránh áp lực lên các dây thần kinh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mất kinh

(16)
Tìm hiểu chungHiện tượng mất kinh là gì?Mất kinh hay còn gọi vô kinh, là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều ... [xem thêm]

Nhọt

(51)
Tìm hiểu chungNhọt là bệnh gì?Nhọt là một nhiễm trùng da với đầy mủ bên trong. Nhiễm trùng thường xảy ra sâu trong da và liên quan đến các nang lông, hay còn ... [xem thêm]

Trượt đầu trên xương đùi

(82)
Tìm hiểu chungChứng trượt đầu trên xương đùi là gì?Chứng trượt đầu trên xương đùi (SCFE) là một bệnh ở hông thường xảy ra ở thanh thiếu niên và thanh ... [xem thêm]

Lác mắt

(89)
Định nghĩaLác mắt (lé mắt) là gì?Lác mắt, hay còn gọi là lé mắt, là bệnh mà mắt không di chuyển theo hướng giống nhau khi ta nhìn vào một vật. Mắt lác ... [xem thêm]

Đông máu nội mạch lan tỏa

(78)
Tìm hiểu chungBệnh đông máu nội mạch lan tỏa là gì?Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa là tình trạng các cục máu đông hình thành trong các mạch máu nhỏ của ... [xem thêm]

Tinh hoàn ẩn

(21)
Tìm hiểu chungTinh hoàn ẩn là bệnh gì?Tinh hoàn ẩn là một bệnh lý trong đó một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu trước khi được sinh ra.Trong ... [xem thêm]

Trật khớp đầu xương khuỷu tay

(49)
Tìm hiểu chungTrật khớp đầu xương khuỷu tay là tình trạng gì?Trật khớp đầu xương khuỷu tay có nghĩa là khuỷu tay đã trượt ra khỏi vị trí bình thường ... [xem thêm]

Lồng ruột ở trẻ em

(31)
Lồng ruột ở trẻ em là một hiện tượng khá phổ biến, thường ảnh hưởng ở trẻ dưới 3 tuổi. Vậy bệnh lồng ruột là gì? Làm thế nào để điều trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN