Công dụng của gel làm sạch và sát khuẩn da Subạc

(3.68) - 81 đánh giá

Với sự kết hợp từ nhiều thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tái tạo tế bào da, gel Subạc là một sản phẩm dùng ngoài da thường được sử dụng để làm mờ thâm, sẹo.

Tác dụng, công dụng

Tác dụng, công dụng của gel Subạc là gì?

Với thành phần chính từ nano bạc, gel Subạc có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm nhờ phá hủy màng tế bào vi khuẩn, virus, ức chế sự sao chép ADN, sự nhân lên của vi khuẩn, virus mà không gây hiện tượng kháng thuốc. Đồng thời, thành phần chiết xuất neem cũng giúp chống viêm mạnh nhờ ức chế các gốc tự do và cytokine tiền viêm. Song song đó, chitosan trong sản phẩm sẽ kích thích quá trình tái tạo mô mới cũng như kháng khuẩn, chống oxy hóa, ức chế hình thành tế bào da chết.

Nói chung, gel Subạc có một số công dụng là:

  • Dùng làm sạch, sát khuẩn, ngăn ngừa viêm niêm mạc miệng, da trong các trường hợp viêm da, lở loét, mụn nước, viêm niêm mạc miệng, gây ra do nhiễm virus tay chân miệng, thủy đậu, herpes, zona, sởi.
  • Giúp tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo trong trường hợp bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt.

Liều dùng, cách dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng bất kỳ sản phẩm chăm sóc sức khỏe nào.

Bạn nên dùng gel Subạc với liều lượng như thế nào?

Bạn có thể bôi Subạc khoảng 3–4 lần/ ngày hoặc nhiều hơn vào vùng da bị tổn thương sau khi lau sạch bằng khăn mềm và nước ấm.

Bạn nên dùng gel Subạc khi nào?

Khi bị bệnh ngoài da do virus như sởi, thủy đậu, zona, tay chân miệng, herpes,… bạn nên bôi gel Subạc trực tiếp lên các vùng da bị tổn thương sau khi đã được làm sạch để tăng hiệu quả sử dụng.

Bạn nên làm gì nếu quên bôi gel Subạc?

Nếu lỡ quên, bạn nên bôi ngay khi nhớ ra, càng sớm càng tốt. Sau đó, thực hiện các lần bôi tiếp theo như kế hoạch.

Tác dụng phụ

Gel Subạc có những tác dụng phụ nào?

Sản phẩm gel bôi làm sạch, sát khuẩn, tái tạo da và ngăn ngừa sẹo này đã được sử dụng trên nhiều người và cho thấy hiệu quả tích cực. Vì được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, nên gel Subạc khi sử dụng chưa ghi nhận gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Do đó, người dùng có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi sử dụng gel Subạc, bạn nên lưu ý những gì?

Khi sử dụng sản phẩm, nếu muốn có hiệu quả cao nhất, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ,… với một số lưu ý sau:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, mát
  • Nên ăn các thức ăn lỏng trong những ngày đầu bị nhiễm virus, vi khuẩn để tăng hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể có sức đề kháng và tình trạng bệnh được cải thiện
  • Không ăn các thực phẩm cay, nóng
  • Không hút thuốc lá; không sử dụng các chất kích thích; đồ uống có ga, có cồn;…
  • Nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, mệt mỏi
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.

Những đối tượng phù hợp sử dụng sản phẩm này gồm:

  • Người mắc các bệnh ngoài da do nhiễm virus: herpes, thủy đậu, zona, tay chân miệng, sởi
  • Nhiễm trùng da do vi khuẩn: viêm da, lở loét, chốc lở, mụn nước…
  • Các trường hợp bị bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt…

Tương tác

Gel Subạc có thể tương tác với những thuốc nào?

Hiện tại, chưa có trường hợp nào được ghi nhận về tương tác giữa sản phẩm này với các loại thuốc điều trị khác. Do đó, người dùng có thể sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào hay với các loại thuốc uống khác vào cùng một thời điểm.

Subạc có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Sản phẩm gel Subạc có nguồn gốc từ tự nhiên nên hầu như không tương tác với thực phẩm, đồ uống nào. Tuy nhiên, với bệnh ngoài da do virus, bạn không nên sử dụng rượu bia, cà phê, đồ uống có cồn, không nên ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hay những thực phẩm gây dị ứng… để tránh bệnh nặng thêm.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản sản phẩm gel Subạc như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.

Dạng bào chế

Gel Subạc có dạng và hàm lượng như thế nào?

Gel Subạc được bào chế dưới dạng gel, dùng để bôi ngoài da. Thành phần có trong một tuýp gel bôi này gồm:

  • Nano bạc
  • Dịch chiết sầu đâu (neem)
  • Chitosan

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Magie oxit

(91)
Tên gốc: magie oxitTên biệt dược: Uro-Mag®, Mag-Ox®Phân nhóm: thuốc nhuận trường, thuốc xổ, thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loét Tác dụngTác ... [xem thêm]

Thuốc Aminoleban® Injection 8%

(50)
Tên gốc: mỗi 500 ml: L-Leucine 5,5g, L-Isoleucine 4,5g, L-Lysine 3,05g, L-Methionine 0,5g, L-Phenylalanine 0,5g, L-Threonine 2,25g, L-Tryptophan 0,35g, L-Valine 4,2g, L-Arginine 3,0g, ... [xem thêm]

Thuốc Dofetilide

(72)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc dofetilide là gì?Dofetilide là thuốc chống loạn nhịp tim. Thuốc dofetilide được sử dụng để điều trị một số vấn đề ... [xem thêm]

Thuốc rimexolone

(98)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc rimexolone là gì?Bạn có thể sử dụng thuốc rimexolone để điều trị một số bệnh về mắt do viêm hoặc chấn thương. Thuốc ... [xem thêm]

Goserelin

(53)
Tên gốc: goserelinTên biệt dược: Zoladex®Phân nhóm: liệu pháp nội tiết trong điều trịTác dụngTác dụng của thuốc goserelin là gì?Goserelin được sử dụng ở ... [xem thêm]

Vắc-xin DTP-HIB-POL là gì?

(40)
Tác dụngTác dụng của vắc-xin Dtp-Hib-pol là gì?Vắc-xin Dtp-Hib-pol là vắc-xin thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc-xin, kháng huyết thanh ... [xem thêm]

EmZinc™

(72)
Tên gốc: kẽm acetateTên biệt dược: EmZinc™Phân nhóm: các liệu pháp bổ trợ & thực phẩm chức năngTác dụngTác dụng của thuốc EmZinc™ là gì?Thuốc EmZinc™ ... [xem thêm]

Thuốc hyoscine butylbromide

(90)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc hyoscine butylbromide là gì?Bạn có thể sử dụng thuốc hyoscine butylbromide để điều trị và làm giảm co thắt và đau bất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN