Chấn thương đầu nhẹ

(4.47) - 51 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chấn thương đầu nhẹ là bệnh gì?

Bất kỳ tác động bên ngoài nào cũng có thể gây chấn thương đầu. Chấn thương đầu mức độ nhẹ là khi mất ý thức diễn ra dưới 30 phút.

Khi một vật thể va chạm hộp sọ, một cú ngã trong một vụ tai nạn xe hơi hoặc va chạm khi thi đấu sẽ gây ra chấn thương đầu mức độ nhẹ. Hộp sọ bảo vệ bộ não nhưng không hiệu quả hoàn toàn. Người ta ước tính 75 – 80% tất cả các chấn thương ở đầu đều rơi vào nhóm này.

Chấn thương đầu nhẹ có thể dẫn đến một số rối loạn tạm thời chức năng của các tế bào não, do đó dẫn đến mất ý thức trong thời gian ngắn. Còn chấn thương đầu nặng có thể gây thương tổn, rách hoặc bầm tím tế bào mô não.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chấn thương đầu nhẹ là gì?

Các triệu chứng phổ biến của chấn thương đầu nhẹ bao gồm những thay đổi về bên ngoài và thay đổi cảm giác. Bạn có thể gặp một số triệu chứng thực thể bao gồm:

  • Bạn mất ý thức trong vài giây đến vài phút;
  • Đôi khi bạn có thể không mất ý thức, nhưng cảm thấy choáng váng, bối rối hoặc mất phương hướng;
  • Nhức đầu;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Mệt mỏi hoặc buồn ngủ;
  • Khó ngủ;
  • Ngủ nhiều hơn bình thường;
  • Chóng mặt hoặc mất thăng bằng;
  • Co giật.

Triệu chứng cảm giác, bao gồm vấn đề như mờ mắt, ù tai, có vị lạ trong miệng hoặc khướu giác bị ảnh hưởng hoặc nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.

Đôi khi bạn bị ảnh hưởng về nhận thức và tinh thần sau chấn thương đầu nhẹ, chẳng hạn như tập trung kém, thay đổi tâm trạng thường xuyên, cảm thấy chán nản hoặc lo lắng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đã nói ở trên. Một chấn thương đầu nhẹ vẫn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Nếu con bạn bị thương ở đầu và có những thay đổi đáng kể, như khóc dai dẳng, giảm chú ý hay tâm trạng buồn bực và chán nản, bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây bệnh chấn thương đầu nhẹ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây chấn thương đầu nhẹ. Thông thường nhất là do lực tác động vào đầu bạn. Một số nguyên nhân gây ra bệnh, bao gồm một cú ngã, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao hoặc một vật thể đánh vào đầu của bạn.

Tùy thuộc vào lực chấn thương, bạn có thể bị chấn thương đầu nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn. Bạn có thể cải thiện hầu hết các triệu chứng của chấn thương đầu nhẹ trong vòng một tháng hoặc lâu hơn. Chấn thương đầu mức độ nhẹ thường không dẫn đến biến chứng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh chấn thương đầu nhẹ?

Chấn thương não nhẹ là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh chấn thương đầu nhẹ?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chấn thương đầu nhẹ. Tình trạng này thường xảy ra trong nhiều độ tuổi:

  • Trẻ em đặc biệt là từ sơ sinh đến 4 tuổi;
  • Thanh niên đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 15 đến 24;
  • Người lớn tuổi từ 75 tuổi trở lên.

Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải lao động hoặc nếu bạn chơi thể thao với cường độ cao và vận động mạnh, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị chấn thương đầu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh chấn thương đầu nhẹ?

Bác sĩ có thể chẩn đoán chấn thương đầu bằng cách hỏi tình trạng của bạn. Tuy nhiên, sẽ khó khăn để bác sĩ phân biệt các triệu chứng của chấn thương đầu nhẹ với các triệu chứng của chấn thương khác. Ví dụ như người bị tai nạn xe hơi và hay than phiền về đau đầu trong một tháng sau đó.

Bác sĩ dùng thang điểm hôn mê Glasgow để chẩn đoán chấn thương đầu dựa trên đáp ứng của vận động, mắt và ngôn ngữ. Điểm càng cao, chấn thương đầu của bạn càng ít nghiêm trọng. Bác sĩ cũng sử dụng hình ảnh học (X-quang, MRI) để xem có bất kỳ tổn thương cho sọ hoặc não của bạn hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chấn thương đầu nhẹ?

Chấn thương đầu mức độ nhẹ thường không cần điều trị vì tình trạng này sẽ cải thiện theo thời gian. Nếu có các triệu chứng như đau đầu hoặc chóng mặt, bạn có thể điều trị bằng thuốc không cần kê đơn.

Bác sĩ có thể đề nghị theo dõi các triệu chứng sát sao hơn trong trường hợp có triệu chứng mới xuất hiện hay bệnh càng ngày càng tệ hơn.

Trong giai đoạn này, tốt nhất là bạn cần tránh các hoạt động thể dục, suy nghĩ và nên thư giãn nhiều hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại để đánh giá xem bạn có thể trở về hoạt động bình thường chưa.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chấn thương đầu nhẹ?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Chuẩn bị tinh thần phải nhờ trợ giúp hoặc đến khám ở bệnh viện bất cứ lúc nào;
  • Nghỉ nhiều và tránh những tình huống gây căng thẳng;
  • Nói về tình trạng của mình cho bạn bè hoặc thành viên trong gia đình để họ có thể chú ý đến bạn;
  • Dùng thuốc giảm đau như paracetamol để trị nhức đầu;
  • Không ở nhà một mình trong 48 giờ sau khi rời bệnh viện;
  • Không uống rượu cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn;
  • Không dùng aspirin hoặc thuốc ngủ mà không tham khảo ý kiến bác sĩ;
  • Không trở lại làm việc cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng;
  • Đừng chơi bất cứ môn thể thao có va chạm ít nhất ba tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn;
  • Đừng lái xe cho đến khi bạn cảm thấy đã hồi phục. Nếu còn nghi ngờ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư tử cung

(21)
Tìm hiểu chungUng thư tử cung là gì?Tử cung là cơ quan lưu giữ và nuôi lớn thai nhi, nằm ở giữa bàng quang và trực tràng, bao gồm cổ tử cung và thân tử cung. ... [xem thêm]

Thụ tinh nhân tạo

(29)
Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp để điều trị hỗ trợ khả năng sinh sản giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, có được thiên thần nhỏ đáng ... [xem thêm]

Căng cơ

(16)
Tình trạng cơ bắp bị giãn quá mức dẫn đến căng cứng không chỉ xảy ra ở vận động viên. Thực tế, tất cả mọi người đều có khả năng gặp phải vấn ... [xem thêm]

Đau dây thần kinh sinh ba

(94)
Định nghĩaĐau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh tam thoa, đau dây thần kinh V) là gì?Đau dây thần kinh sinh ba hay còn gọi là đau dây thần kinh tam thoa, đau ... [xem thêm]

Áp xe thận

(63)
Áp xe thận là ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương ... [xem thêm]

Hội chứng Volkmann

(63)
Tìm hiểu chungHội chứng Volkmann là gì?Hội chứng Volkmann, còn được gọi là co cứng Volkmann hay co cứng do thiếu máu cục bộ, là tình trạng biến dạng của bàn ... [xem thêm]

Chứng thả bàn chân

(47)
Tìm hiểu chung Chứng thả bàn chân là tình trạng gì?Thả chân, đôi khi được gọi là “rũ chân”, là tình trạng không có khả năng để nâng phần phía trước ... [xem thêm]

Dị ứng niken: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(11)
Tìm hiểu chungĐịnh nghĩa về dị ứng nikenNickel là một kim loại tự nhiên màu bạc có trong tự nhiên. Nó thường được trộn với các kim loại khác và sử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN