Chứng thả bàn chân

(3.68) - 47 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chứng thả bàn chân là tình trạng gì?

Thả chân, đôi khi được gọi là “rũ chân”, là tình trạng không có khả năng để nâng phần phía trước của bàn chân, làm cho các ngón chân kéo lê trên mặt đất trong khi đi bộ.

Trong một số trường hợp, Thả bàn chân không phải bệnh mà là một dấu hiệu của vấn đề thần kinh, cơ bắp hoặc giải phẫu.

Trong một số trường hợp, tình trạng này là tạm thời. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, thả bàn bân là vĩnh viễn. Nếu mắc chứng thả bàn chân, bạn có thể cần phải đeo nẹp cổ chân và bàn chân để giữ chân ở vị trí bình thường.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng thả bàn chân là gì?

Thả bàn chân gây khó khăn cho người bệnh khi nâng phần phía trước bàn chân, vì vậy chân bị kéo trên sàn nhà khi đi. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn có thể nâng cao đùi khi đi, như đang leo cầu thang, để giúp bàn chân chạm được vào sàn. Dáng đi kỳ lạ này có thể khiến bạn đặt chặt chân xuống sàn nhà với mỗi bước đi. Trong một số trường hợp, da trên cùng của bàn chân và ngón chân có thể bị tê liệt.

Chứng thả bàn chân thường chỉ ảnh hưởng đến một bên. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng này có thể khiến cho cả hai chân bị ảnh hưởng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây: ngón chân kéo xuống sàn nhà khi đi.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra chứng thả bàn chân ?

Thả bà chân được gây ra bởi sự suy yếu hoặc tê liệt cơ nâng phần phía trước bàn chân. Các nguyên nhân cơ bản gây ra thả bàn chân rất đa dạng, bao gồm:

  • Tổn thương hệ thần kinh. Nguyên nhân phổ biến nhất của thả bàn chân là tình trạng các dây thần kinh điều khiển cơ nâng bàn chân bị đè nén. Dây thần kinh này cũng có thể bị thương trong khi phẫu thuật thay thế hông hoặc đầu gối. Một chấn thương rễ thần kinh (chèn ép dây thần kinh) ở cột sống cũng có thể gây ra thả bàn chân. Những người bị bệnh tiểu đường dễ bị rối loạn thần kinh, thường kết hợp đi kèm với chứng thả bàn chân;
  • Rối loạn cơ hoặc hệ thần kinh. Các hình thức khác nhau của bệnh teo cơ, căn bệnh di truyền gây yếu cơ bắp, có thể gây ra thả bàn chân chân. Những rối loạn khác, chẳng hạn như bại liệt hoặc bệnh Charcot-Marie-Tooth, cũng có thể gây ra thả bàn chân;
  • Rối loạn não hoặc tủy sống. Rối loạn ảnh hưởng đến tủy sống hay não – chẳng hạn như xơ cứng teo cơ bên (ALS), bệnh đa xơ cứng hay đột quỵ – có thể gây ra thả bàn chân.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc tình trạng chứng thả bàn chân?

Chứng thả bàn chân là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng thả bàn chân ?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chứng thả bàn chân, chẳng hạn như các dây thần kinh mác kiểm soát các cơ bắp nhấc chân lên, chạy gần bề mặt làn da về phía đầu gối gần với bàn tay. Các hoạt động nén dây thần kinh này có thể làm tăng nguy cơ thả bàn chân, ví dụ như:

  • Bắt chéo chân. Những người có thói quen bắt chéo chân sẽ đè nén các dây thần kinh mác trên chân;
  • Quỳ trong thời gian dài. Những công việc liên quan đến việc ngồi xổm hoặc quỳ trong thời gian dài – chẳng hạn như chọn dâu tây hoặc lót gạch – có thể dẫn đến thả bàn chân;
  • Bó chân. Phôi thạch cao (từ mắt cá chân đến ngay dưới đầu gối) có thể gây áp lực lên các dây thần kinh mác.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng thả bàn chân?

Thả bàn chân thường được chẩn đoán trong xét nghiệm sức khỏe. Bác sĩ sẽ muốn quan sát bạn đi bộ và có thể kiểm tra tình trạng yếu ớt ở một số cơ bắp chân. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra tình trạng tê trên cẳng chân, trên đầu bàn chân và ngón chân. Trong một số trường hợp, thử nghiệm bổ sung được khuyến khích.

Thả bàn chân đôi khi được gây ra bởi sự phát triển quá mức của xương trong ống sống hoặc do một khối u hoặc u nang đè lên các dây thần kinh ở đầu gối hoặc xương sống. Kiểm tra hình ảnh có thể giúp xác định các vấn đề. Một số xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • X-quang: chụp X-quang sẽ cho thấy khối mô mềm hoặc tổn thương ở xương có thể gây ra các triệu chứng;
  • Siêu âm: công nghệ này liên quan đến việc dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh cấu trúc nội bộ của xương. Phương pháp này có thể được sử dụng để kiểm tra các u nang hoặc các khối u có thể được ép vào các dây thần kinh;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): chụp cắt lớp vi tính kết hợp hình ảnh X-quang chụp từ nhiều góc độ khác nhau để quan sát hình ảnh cắt ngang của cấu trúc bên trong cơ thể;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): xét nghiệm tạo ra hình ảnh chi tiết. MRI đặc biệt hữu ích trong việc hình dung tổn thương mô mềm có thể nén dây thần kinh.

Nghiên cứu điện cơ (EMG) và dẫn truyền thần kinh giúp đo hoạt động điện trong cơ bắp và dây thần kinh. Những xét nghiệm này có thể gây khó chịu, nhưng rất hữu ích trong việc xác định vị trí của các thiệt hại dọc theo dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng thả bàn chân?

Điều trị cho chứng thả bàn chân phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân được điều trị thành công, chứng thả bàn chân có thể cải thiện hoặc thậm chí biến mất. Nếu nguyên nhân không thể được điều trị, chứng thả bàn chân có thể là vĩnh viễn. Điều trị cụ thể cho chứng thả bàn chân có thể bao gồm:

  • Niềng hoặc nẹp. Bác sĩ có thể niềng vào mắt cá chân và bàn chân hoặc nẹp vào giày để giúp bạn giữ bàn chân ở vị trí bình thường;
  • Vật lý trị liệu. Bài tập giúp tăng cường cơ bắp chân và giúp bạn duy trì một loạt các chuyển động ở đầu gối và mắt cá chân để có thể cải thiện các vấn đề liên quan đến dáng đi với chứng thả bàn chân. Đặc biệt, bạn cần thực hiện các bài tập kéo dài để gót chân không bị cứng;
  • Kích thích thần kinh. Đôi khi, việc kích thích các dây thần kinh giúp cải thiện chứng thả chân;
  • Phẫu thuật. Tùy theo nguyên nhân và nếu chứng thả bàn chân tương đối mới, phẫu thuật thần kinh có thể hữu ích. Nếu bạn bị chứng thả bàn chân lâu, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điểm ở mắt cá chân, xương chân hoặc một phương pháp chuyển gân hoạt động đến vị trí khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng thả bàn chân?

Bạn sẽ có thể kiểm soát chứng thả bàn chân nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ mặt sàn sạch sẽ, không lộn xộn;
  • Tránh sử dụng các tấm thảm rời;
  • Di dời dây điện ra khỏi lối đi;
  • Hãy chắc chắn rằng phòng và cầu thang có đủ áng sáng;
  • Đặt băng huỳnh quang trên các bước trên và dưới của cầu thang;

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Gãy xương chày

(63)
Bạn được chẩn đoán gãy xương chày nhưng chưa biết bao lâu thì lành? Bạn đang tìm kiếm cách đẩy nhanh tốc độ bình phục chấn thương? Hãy để HelloBacsi ... [xem thêm]

Tự tử

(97)
Tìm hiểu chungTự tử là gì?Tự tử là một phản ứng bi thảm với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống và bi thảm hơn nữa vì tự tử có thể được ... [xem thêm]

Cơn ngủ kịch phát

(26)
Định nghĩaCơn ngủ kịch phát là bệnh gì?Cơn ngủ kịch phát là một bệnh mãn tính, trong đó người bệnh có thể buồn ngủ ở bất kỳ thời điểm nào và ... [xem thêm]

Mộng du

(51)
Bạn có thói quen ngồi bật dậy hoặc đi lại trong vô thức vào nửa đêm? Bạn thường xuyên lầm bầm trong lúc ngủ? Bạn rất có thể đang mắc bệnh mộng ... [xem thêm]

Chèn ép dây thần kinh thẹn

(24)
Tìm hiểu chungChèn ép dây thần kinh thẹn là bệnh gì?Chèn ép dây thần kinh thẹn là một loại đau vùng chậu mạn tính, xuất phát từ tổn thương hoặc kích ứng ... [xem thêm]

Thừa sắt

(11)
Tìm hiểu về thừa sắtThừa sắt là gì?Thừa sắt là một rối loạn trong đó lượng sắt tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Thông thường, ruột hấp thụ đúng ... [xem thêm]

Nhiễm Mycoplasma Genitalium STD

(33)
Tìm hiểu chungNhiễm Mycoplasma Genitalium STD là gì?Mycoplasma genitalium (MG) lần đầu tiên được xác định vào đầu những năm 1980, là một loại vi khuẩn có thể ... [xem thêm]

Viêm đại tràng giả mạc

(48)
Tìm hiểu chungViêm đại tràng giả mạc là bệnh gì?Viêm đại tràng giả mạc, còn gọi là viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh hoặc viêm đại tràng C. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN