Căng cơ

(4.22) - 16 đánh giá

Tình trạng cơ bắp bị giãn quá mức dẫn đến căng cứng không chỉ xảy ra ở vận động viên. Thực tế, tất cả mọi người đều có khả năng gặp phải vấn đề này ít nhất một lần trong đời. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết nên làm gì khi bị căng cơ. Đọc ngay bài viết sau để hiểu thêm về vấn đề sức khỏe này và bỏ túi các cách trị căng cơ đơn giản mà hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Căng cơ là gì?

Tình trạng cơ bắp bị kéo giãn quá mức gọi là căng cơ. Giãn cơ có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là các tình trạng căng cơ chân, thắt lưng, cổ và vai.

Khi một người bị tổn thương cơ bắp, các sợi cơ và dây chằng gắn vào bắp thịt bị xé rách một phần hoặc toàn bộ. Rách cơ ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, dẫn đến chảy máu cục bộ hoặc bầm tím và đau tại chỗ tổn thương.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng căng cơ là gì?

Các triệu chứng căng cơ thường bao gồm:

  • Sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ do chấn thương
  • Đau nhức cơ bắp, bao gồm cả khi nghỉ ngơi
  • Đau khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó
  • Gân cơ bị yếu
  • Gặp khó khăn khi vận động

Trường hợp căng cơ nhẹ, mặc dù cơ bị rách và thiếu linh hoạt, bạn vẫn có thể sử dụng nó. Các trường hợp nặng khi cơ bị rách nghiêm trọng gây ra đau đớn cùng cực và hạn chế hầu hết các cử động bình thường.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu tình trạng giãn cơ kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu cải thiện kể cả khi bạn đã áp dụng các biện pháp sơ cứu tại nhà.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân căng cơ là gì?

Tình trạng giãn cơ quá mức có thể xảy ra bởi một số yếu tố gồm:

  • Không khởi động cơ bắp cẩn thận trước khi bắt đầu hoạt động thể chất
  • Cơ bắp thiếu độ mềm dẻo, linh hoạt
  • Sử dụng cơ bắp quá mức

Thực tế, nguyên nhân căng cơ còn có thể đến từ nhiều vấn đề khác chứ không chỉ là do tập luyện với cường độ cao, chẳng hạn như:

  • Căng cơ chân do mất thăng bằng hoặc trượt ngã khi chạy nhảy
  • Các nhóm cơ ở cổ, vai và thắt lưng có thể bị giãn khi bạn thực hiện động tác ném hoặc nhấc vật nặng trong tư thế không thoải mái

Mặt khác, thời tiết lạnh có thể khiến các cơ bắp bị co cứng, dẫn đến tình trạng căng cơ cấp tính.

Điều trị hiệu quả

Nên làm gì khi bị căng cơ?

Phần lớn trường hợp, mọi người có thể tự chữa căng cơ bằng các biện pháp khắc phục tại nhà.

Sưng hoặc chảy máu cục bộ ở cơ bắp (do mạch máu bị rách) nên điều trị sớm bằng cách chườm nước đá và giữ cơ bắp bị giãn quá mức ở vị trí thoải mái. Bạn chỉ chườm nóng khi chấn thương đã được cải thiên hoặc ít nghiêm trọng. Chườm nóng quá sớm có thể làm tình trạng sưng và đau nặng hơn.

Bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây. Thứ nhất, cởi bỏ quần áo và đồ trang sức khỏi vùng bị tổn thương. Tiếp theo:

  • Bảo vệ cơ bắp đang bị co kéo không bị tổn thương nặng hơn.
  • Nghỉ ngơi. Tránh sử dụng những cơ bắp bị tổn thương trong một vài ngày.
  • Chườm đá ngay sau khi bị căng cơ để giảm sưng. Chườm đá khoảng 20 phút mỗi ngày.
  • Băng bó có thể được dùng. Quấn băng đàn hồi xung quanh vùng tổn thương cho đến khi sưng giảm bớt. Không quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
  • Nếu có thể, bạn hãy giữ cho phần cơ bắp bị tổn thương cao hơn tim.

Lưu ý: khi chườm nóng, bạn không nên đặt túi chườm trực tiếp lên da mà hãy đặt một lớp vải hoặc khăn giữa nguồn nhiệt hoặc đá lạnh với da để không làm bỏng da.

Bạn cũng cần tránh tham gia vào các hoạt động làm tăng cơn đau liên quan đến phần cơ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như, nếu bị căng cơ bắp chân, bạn nên tạm ngưng các bài tập như chạy bộ, đạp xe… một thời gian.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Chế độ sinh hoạt nào có thể giúp bạn phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của căng cơ?

Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau có thể giúp bạn phòng ngừa và cải thiện tình trạng giãn cơ quá mức. Chúng bao gồm:

  • Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sự linh hoạt của các cơ
  • Khởi động trước khi tập thể dục và kéo giãn cơ sau đó
  • Không ngồi ở một vị trí quá lâu
  • Giữ đúng tư thế khi đứng và ngồi để tránh căng cơ bắp chân, thắt lưng và cổ
  • Nhấc đồ vật một cách cẩn thận
  • Mang giày thoải mái

Nếu được điều trị thích hợp, hầu hết mọi người đều có thể hồi phục hoàn toàn nhanh chóng. Các trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ cần được bác sĩ can thiệp để có kết quả phục hồi tốt nhất mà không để lại tác dụng phụ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xơ gan ứ mật nguyên phát

(97)
Nhiệm vụ của mật là giúp phân giải chất béo trong ruột, đồng thời hỗ trợ hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K. Ở gan có những ống nhỏ ... [xem thêm]

Hội chứng ruột ngắn

(49)
Tìm hiểu chungHội chứng ruột ngắn là gì?Hội chứng ruột ngắn là vấn đề xảy ra khi một phần của ruột non bị mất hoặc bị cắt mất trong khi phẫu ... [xem thêm]

Viêm màng ngoài tim

(59)
Tìm hiểu về viêm màng ngoài timBệnh viêm màng ngoài tim là gì?Viêm màng ngoài tim là bệnh lý trong đó màng ngoài tim bị viêm và sưng. Màng ngoài tim là lớp bao ... [xem thêm]

Vết cắn và đốt

(61)
Định nghĩaCác vết cắn và đốt là gì?Vết cắn thường do các loài như kiến, bọ chét, ruồi, muỗi gây nên. Vết đốt thường do ong vò vẽ, ong bắp cày tạo ... [xem thêm]

Bệnh rosacea mắt

(31)
Tìm hiểu chungBệnh rosacea mắt là gì?Rosacea mắt là tình trạng viêm gây mẩn đỏ, rát và ngứa mắt. Bệnh thường phát triển ở những người có bệnh rosacea, ... [xem thêm]

Degos

(73)
Tìm hiểu chungBệnh Degos là gì?Bệnh Degos là một tình trạng di truyền có ảnh hưởng đến hệ thống đông máu trong cơ thể bằng cách làm hỏng các yếu tố ... [xem thêm]

Cường lách

(71)
Định nghĩaCường lách là bệnh gì?Cường lách là một hội chứng do sự to lên của lá lách kèm theo sự sụt giảm các tế bào máu (tế bào hồng cầu và bạch ... [xem thêm]

Thấp khớp

(61)
Tìm hiểu chungThấp khớp là bệnh gì?Thấp khớp là tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến cơ bắp, xương, khớp và đôi khi được coi là bệnh viêm thấp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN