Bật mí cách bảo quản sữa mẹ đúng để đảm bảo nguồn sữa cho con

(3.7) - 58 đánh giá

Sau thời gian nghỉ thai sản, bạn phải trở lại đi làm, mỗi ngày phải rời xa bé yêu từ 8 đến 10 giờ. Nếu muốn con vẫn được hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ, bạn hãy áp dụng ngay cách bảo quản sữa mẹ và hướng dẫn cách rã đông sữa đã bảo quản trong bài viết sau.

Bạn đã biết những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ và mong muốn duy trì nguồn sữa cho con dù đã hết thời gian nghỉ thai sản? Cùng tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra của Chúng tôi để bé yêu được dùng nguồn dinh dưỡng quý giá này dù mẹ không thường xuyên ở cạnh.

Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ sau khi vắt ra

Hãy nhớ những cách sau để bảo đảm độ tinh khiết và an toàn nguồn sữa mẹ cho bé:

1. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Để bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Sữa mẹ sau khi vắt ra nên đổ ngay vào túi đựng sữa chuyên dụng. Sau đó, dán nhãn bên ngoài túi trữ sữa, ghi ngày, giờ vắt, ghi tên của bé (nếu bạn gửi bé đi nhà trẻ).
  • Cất sữa đã vắt vào tủ lạnh ngay khi có thể. Nếu không thể, hãy để sữa ở nhiệt độ phòng có mức nhiệt khoảng 26°C nhưng lưu ý là chỉ để trong vòng 6 giờ. Tránh xa những nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác.
  • Có thể bảo quản sữa lên đến 48 giờ trong tủ lạnh hoặc làm lạnh nhanh trong 30 phút và trữ đông ngay sau đó.
  • Sữa sẽ tinh khiết ở trạng thái đông. Sữa có thể trữ trong vòng từ 1 – 2 tuần khi được trữ trong tủ lạnh cửa đơn, khoảng ba tháng khi trữ trong tủ lạnh hai cửa có phun sương, sáu tháng trong loại tủ luôn duy trì mức nhiệt là -18° C.
  • Chia sữa thành các túi nhỏ với dung tích từ 80 – 120 ml để giảm thiểu thời gian làm lạnh, tránh lãng phí, khi rã đông thì sữa tan nhanh hơn.
  • Nếu bị cúp điện trong thời gian dài, bạn nên lấy các túi sữa đã trữ đông xếp vào thùng cách nhiệt cùng với đá viên.

Nếu chưa biết cách vắt sữa mẹ thế nào cho hiệu quả, bạn có thể tham khảo qua bài viết Cách vắt sữa mẹ hiệu quả để con có nguồn sữa tốt

2. Rã đông và hâm nóng sữa mẹ

  • Dựa vào thời gian vắt sữa, bạn sẽ lấy sữa vắt trước rồi làm ấm và cho bé dùng trước, sữa vắt sau sẽ cho bé dùng sau.
  • Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì làm thế sẽ khiến vi khuẩn trong sữa tăng lên. Để rã đông sữa mẹ, bạn có thể hấp cách thủy hoặc làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng khoảng 40° C. Không đun sữa mẹ hoặc hâm sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm hỏng sữa.
  • Lắc nhẹ chai sữa để phần váng sữa và sữa trộn lẫn với nhau. Đừng lắc quá mạnh vì sẽ làm phân hủy một số chất dinh dưỡng có giá trị có trong sữa. Hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé bú. Sữa phải ấm nhưng không quá nóng. Nếu bé bú không hết sữa sau khi rã đông thì phải bỏ đi, không được trữ lại.

Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra

Bạn băn khoăn không biết phải bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra bằng những dụng cụ trữ sữa như thế nào. Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất phụ thuộc nhiều vào việc bạn chọn dụng cụ trữ sữa. Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết những bí quyết chọn dụng cụ trữ sữa chuẩn nhất:

1. Bình trữ sữa

  • Dùng bình nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy để trữ sữa. Tuy nhiên, bình thủy tinh thường tốt hơn bình nhựa.
  • Rửa sạch bình bằng dung dịch vệ sinh bình sữa và nước ấm, để khô trước khi sử dụng.
  • Bạn không nên đổ sữa quá đầy mà hãy để lại một khoảng trống.

Lưu ý: Bình nhựa có thể bị biến dạng khi sữa bị đóng băng nên rất dễ vỡ. Chai thủy tinh cũng có thể bị vỡ nếu không được sử dụng đúng cách do đó bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm trước khi dùng. Ngoài ra, bạn không được đựng sữa mẹ bằng bình bị mẻ, nứt.

2. Túi trữ sữa

  • Bạn có thể mua những chiếc túi trữ sữa chuyên dụng, được thiết kế đặc biệt để bảo quản sữa mẹ.
  • Cho khoảng 60 – 120ml sữa vào túi để trữ, ép hết không khí ra ngoài. Lưu ý, bạn đừng đổ sữa vào túi quá đầy vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giãn nở.
  • Để túi trong tủ đá nơi nhiệt độ luôn duy trì ở mức dưới âm độ.
  • Chọn túi trữ sữa của thương hiệu uy tín để tránh tình trạng túi bị nứt, rách khi đông lạnh khiến sữa bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, một số chất dẻo có trong các loại túi kém chất lượng còn có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa.

Mùi vị của sữa mẹ có thay đổi gì sau khi bảo quản?

Vừa rồi bạn đã biết về cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, tuy nhiên nhiều trường hợp mùi vị của sữa thay đổi ngay sau đó. Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn của mẹ, thuốc men, sữa tiếp xúc với nhiệt độ không phù hợp hoặc do mẹ hút thuốc lá.

Sữa được trữ trong tủ lạnh thường có mùi xà phòng. Sau rã đông sữa có mùi nặng hơn sữa để ngăn mát. Men lipase trong sữa mẹ phân hủy chất béo thành các axit béo. Khi bé bú trực tiếp, quá trình này thường xảy ra sau khi sữa vào hệ tiêu hóa của bé, mục đích hỗ trợ bé tiêu hóa tốt sữa mẹ. Vì vậy, nó hoàn toàn không có hại gì với các bé, nhưng có một số bé sẽ từ chối không uống sữa này.

Kiểm tra mùi vị sữa trước khi để vào tủ đông. Để từ 1 – 2 túi sữa đông lạnh khoảng 5 ngày. Sau đó, bạn hãy kiểm tra mùi vị và xem bé có uống được hay không. Nếu trước khi rã đông mà sữa đã có mùi, bạn hãy bỏ đi. (1) (2) (3)

Nếu sữa chỉ có mùi nhẹ song bé vẫn không chịu uống, bạn hãy khử mùi sữa trước khi trữ đông. Sau khi hút sữa ra, bạn hãy sữa với ngọn lửa nhỏ, khi sữa hơi sôi lăn tăn thì tắt bếp để nguội rồi đem cấp đông. Cách này giúp giảm mùi rõ rệt, nhưng sẽ khiến sữa mất đi một số kháng thể.

Các trường hợp đặc biệt cần trữ sữa mẹ

Những bé được nuôi trong lồng ấp hay đang nằm viện mà phải cách ly thường cần được dự trữ thêm sữa mẹ. Ở những tủ lạnh thường, sữa có thể bị biến đổi mùi khi bảo quản trong một thời gian dài. Những tủ bảo quản ở khu vực chăm sóc trong lồng ấp thường có nhiệt độ từ –70° đến –80°C nên mùi vị sữa sẽ không bị ảnh hưởng. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách dự trữ sữa lâu dài cho bé nhé.

Nếu cho con dùng sữa bột, bạn cũng cần biết cách bảo quản sữa bột đã pha để sữa không bị hỏng, đảm bảo sức khỏe của bé.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Diệu kỳ những tác dụng của giấm bạn không thể ngờ tới

(68)
Bạn đã nghe nhiều người nói về những tác dụng của giấm và muốn tự mình kiểm chứng tất tần tật những tính năng thần kỳ của loại gia vị này? Hãy ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

(85)
Bệnh viện Hoàn Mỹ đầu tiên ra đời tọa lạc tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh và ngày càng mở rộng với các cơ sở hiện đại. Bệnh viện đã trở thành ... [xem thêm]

4 loại dụng cụ nấu ăn độc hại trong gian bếp nhà bạn

(53)
Bạn có đang dùng các loại xoong nồi chống dính, phủ gốm hay làm bằng các chất liệu như nhôm và đồng? Đây chính là 4 dụng cụ nấu ăn độc hại bạn vẫn ... [xem thêm]

Đau khi xuất tinh ảnh hưởng thế nào đến đời sống tình dục?

(57)
Đau khi xuất tinh ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ vợ chồng. Khi cảm giác thăng hoa đang chiếm lĩnh mọi thứ, việc chàng bị đau “cậu nhỏ” khi xuất tinh ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu không cần dùng thuốc

(46)
Hiện nay, chứng bệnh rối loạn lo âu đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Đây không còn là một chứng bệnh xa lạ với nhiều người. Việc điều ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm người tiểu đường nên tránh xa

(43)
Tiền tiểu đường không phải là một loại bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Tuy nhiên, tiền ... [xem thêm]

Hiệu quả của vận động đối với bệnh cứng khớp gối

(55)
Việc bị cứng khớp gối gây ra rất nhiều bất tiện cho người mắc phải khi thực hiện các hoạt động hằng ngày. Ngoài chế độ ăn uống, các bài tập thể ... [xem thêm]

Những hậu quả đáng sợ nếu trẻ nuốt phải kem đánh răng

(87)
Trẻ em nên được chăm sóc răng ngay từ khi sinh ra. Người mẹ được khuyên nên vệ sinh miệng cho bé bằng khăn ướt. Ngay khi những chiếc răng bé xinh xuất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN