Empagliflozin có giảm nguy cơ suy thận do đái tháo đường?

(3.74) - 54 đánh giá

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa do lối sống ít vận động và chuộng thức ăn nhanh. Bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tự tin hỏi bác sĩ cách điều trị hiệu quả giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh và sống khỏe hơn.

Hiện nay, không ít người chưa 20 tuổi nhưng đã mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 do thiếu vận động và ăn uống không hợp lý. Để đối phó với căn bệnh ngày càng phổ biến này, bạn cần trang bị cho mình đủ kiến thức cần thiết.

1. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 là bệnh mãn tính

Đái tháo đường tuýp 2 là một bệnh mãn tính khó chữa xảy ra khi đường huyết trong máu tăng cao. Không giống như bệnh đái tháo đường tuýp 1 – cơ thể không tự sản xuất được insulin do tuyến tụy có vấn đề, cơ thể người mắc đái tháo đường tuýp 2 vẫn sản xuất được insulin.

Tuy tuyến tụy vẫn hoạt động và sản xuất insulin bình thường nhưng lại có hiện tượng đề kháng insulin, do đó các tế bào trong cơ thể không sử dụng được glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Điều này dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao và lâu dần sẽ gây nhiều tổn hại đến cơ thể.

2. Thừa cân có thể dẫn tới đái tháo đường tuýp 2

Tình trạng thừa cân hay béo phì có thể sẽ cản trở quá trình sử dụng insulin, từ đó làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2. Thậm chí, người bệnh thay đổi lối sống tích cực và giảm cân 5 – 7% cân nặng thì sau 15 năm có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 so với người không thay đổi lối sống.

Thế nhưng cuộc sống ngày càng hiện đại khiến nhiều người dần ít vận động và chuộng đồ ăn nhanh hơn. Lối sống không lành mạnh này sẽ dần dẫn đến tình trạng thừa cân và từ đó kéo theo bệnh đái tháo đường tuýp 2. Hiện nay, bệnh đái tháo đường là một trong những căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải trên toàn thế giới.

3. Độ tuổi mắc đái tháo đường tuýp 2 đang trẻ hóa

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 trước đây thường khởi phát ở người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên. Trong năm 2014, nhóm tuổi 45 – 64 được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường nhiều nhất. Thế nhưng gần đây, ngày càng nhiều trẻ em và người trẻ tuổi mắc phải bệnh đái tháo đường do bệnh béo phì ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ em. Tại Việt Nam, hiện đã có trường hợp mắc bệnh đái tháo đường khi chỉ mới 9 tuổi. (1)

Năm 2012, một nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã dự đoán dựa trên mô hình đến năm 2050, số người mắc đái tháo đường tuýp 2 ở Hoa Kỳ dưới 20 tuổi có thể chiếm đến một phần tư tổng số bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Mô hình này cũng dự đoán với tốc độ tăng như hiện tại, đến năm 2050 số người mắc đái tháo đường tuýp 2 dưới 20 tuổi ở Hoa Kỳ sẽ tăng thêm 49% so với hiện tại. (2)

4. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có nhiều biến chứng

Đái tháo đường tuýp 2 nếu không được chữa trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng sau đây:

• Bệnh tim mạch: Khi bạn bị bệnh đái tháo đường tuýp 2, nguy cơ các vấn đề về tim mạch khác sẽ tăng đáng kể. Những bệnh tim mạch bạn cần cẩn thận là bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch…

• Tổn thương dây thần kinh: Lượng đường trong máu quá cao có thể gây tổn thương đến các thành mao mạch nhỏ có chức năng nuôi dưỡng các dây thần kinh, đặc biệt là thần kinh ngoại biên. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ran, tê, rát hoặc đau ở đầu ngón chân trước sau đó là đến ngón tay. Một số người kiểm soát đường huyết không tốt cũng có thể mất cảm giác hoàn toàn ở các chi.

Ngoài ra, hệ thần kinh tự chủ có thể bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến bạn buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, tình trạng tổn thương dây thần kinh có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương.

• Bệnh thận: Bệnh đái tháo đường có thể làm ảnh hưởng tới khả năng lọc chất thải ra khỏi máu của thận. Tình trạng này có thể khiến bạn bị suy thận và cần phải phẫu thuật ghép thận hoặc chạy thận định kỳ.

• Tổn thương mắt: Đái tháo đường tuýp 2 có thể gây ra các tổn thương mạch máu của võng mạc, từ đó dẫn tới bệnh võng mạc đái tháo đường và có khả năng gây mù lòa. Ngoài ra, căn bệnh này cũng làm tăng nguy cơ mắc cách bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

• Bệnh về da: Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về da như nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.

5. Kiểm soát đái tháo đường tuýp 2 bằng lối sống

Lối sống lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 2 tốt hơn để phòng ngừa các biến chứng. Một số thói quen tốt bạn nên thực hiện bao gồm:

• Vận động thường xuyên: Thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng và đường huyết. Bạn chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày đều đặn 5 ngày/tuần là đã có thể cải thiện đường huyết và giảm nguy cơ tim mạch.

• Tránh ăn nhiều tinh bột: Người bệnh đái tháo đường cần tránh tiêu thụ quá nhiều tinh bột vì đây là chất có thể làm tăng đường huyết. Để biết lượng tinh bột mình có thể ăn hằng ngày, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì nhu cầu tinh bột của mỗi người là khác nhau.

• Giữ tinh thần thoải mái: Chỉ khi giữ tinh thần lạc quan, bạn mới xây dựng được lối sống lành mạnh và đối phó với căn bệnh đái tháo đường dễ dàng hơn.

• Bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc: Nếu có thói quen hút thuốc lá, bạn cần tập bỏ dần để cải thiện sức khỏe. Hơn nữa, bạn cũng cần tránh tiếp xúc với khói thuốc lá vì khói thuốc cũng có tác động tiêu cực lên hệ tim mạch và hô hấp.

6. Dùng thuốc để kiểm soát đường huyết

Bên cạnh tập luyện thể lực và thay đổi chế độ ăn thì thuốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 2. Thật ra, bệnh tình có thể được kiểm soát tốt nếu bạn dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi đi khám, bạn hãy hỏi bác sĩ xem tình trạng bệnh lý của mình nên dùng thuốc gì là thích hợp nhất, dùng thế nào, thuốc dạng tiêm hay uống. Bạn nên tránh dùng thuốc theo lời truyền miệng hay mách bảo của người không có chuyên môn y tế.

Nếu tự tìm hiểu trước, bạn sẽ tự tin hỏi bác sĩ những thông tin về thuốc chất lượng khi điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Nhờ đó, bạn chẳng những đẩy nhanh thời gian điều trị mà còn biết cách dùng thuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Thuốc đạt chất lượng là thuốc đã trải qua quy trình nghiên cứu và phê duyệt sát sao. Loại thuốc này sẽ phải đạt các tiêu chuẩn khắt khe về đăng ký thuốc của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) hoặc EMA (Cơ quan quản lý thuốc châu Âu) mới được đưa vào sử dụng.

Bạn đừng ngại hỏi, vì tâm lý e ngại này sẽ ngăn cản bạn hiểu rõ về đơn thuốc của bác sĩ để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Hơn nữa, nếu bạn dùng thuốc không đúng cách thì vẫn có nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 tuy ngày càng phổ biến, song bạn vẫn có thể kiểm soát được căn bệnh của mình khi thực hiện lối sống lành mạnh và tham khảo ý kiến bác sĩ trong quá trình điều trị. Bạn hoàn toàn có thể sống khỏe với bệnh đái tháo đường này nếu tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị và chủ động yêu cầu thuốc chất lượng phù hợp với điều kiện kinh tế.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

CHÚ THÍCH

(1) Nguồn “Hơn 2,5 triệu người Việt mắc bệnh ‘sát thủ’ này nhưng không hề biết

Thông tin theo PGS–TS. Tạ Văn Bình, Nguyên Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Đại học Y Hà Nội), Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam.

(2) Nguồn “Projections of Type 1 and Type 2 Diabetes Burden in the U.S. Population Aged <20 Years Through 2050

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Để trị nám hiệu quả, bạn cần làm những gì?

(32)
Nám da (còn gọi là chloasma) là tình trạng xuất hiện các mảng da có màu nâu hoặc xám nâu, thường xuất hiện phổ biến trên mặt của những phụ nữ có màu da ... [xem thêm]

Mẹ bầu có nên ăn sốt mayonnaise?

(40)
Bà bầu có được ăn sốt mayonnaise hay không là thắc mắc khá phổ biến bởi đây là loại gia vị làm tăng cảm giác ngon miệng cho các món ăn hàng ngày.Bài viết ... [xem thêm]

Hãy quên đi 7 tư tưởng nuôi dạy con không đúng đắn

(41)
Bạn là một phụ huynh hiện đại với suy nghĩ phóng khoáng hay vẫn đi theo các tư tưởng nuôi dạy con được truyền tai nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác? ... [xem thêm]

Hướng dẫn cách tập và chương trình tập plank đúng cách

(87)
Nếu tập plank đúng cách, bạn chẳng những cải thiện vóc dáng mà còn có thể ngăn ngừa chứng đau lưng và tăng cường sự dẻo dai. Bạn đã sẵn sàng bước ... [xem thêm]

Đối tượng nào cần phải sàng lọc phát hiện đái tháo đường típ 2?

(58)
Bệnh đái tháo đường típ 2 thường tiến triển âm thầm nên giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng. Do đó, xét nghiệm sàng lọc định kỳ giúp phát ... [xem thêm]

Chợp mắt buổi trưa: Lợi ích và những điều cần biết

(48)
Chợp mắt buổi trưa mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Việc chợp mắt vào buổi trưa không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng mà còn có khả năng tăng cường ... [xem thêm]

Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ cập nhật năm 2018

(88)
Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm 85% số các trường hợp ung thư và cũng dễ tái phát sau khi chữa trị. Tuy nhiên, bạn và bác sĩ vẫn có thể cùng nhau xây ... [xem thêm]

Đôi mắt sáng khỏe chỉ với 9 loại thực phẩm quen thuộc

(87)
Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt trong thực đơn hằng ngày chính là cách tốt nhất giúp bạn có một đôi mắt sáng khoẻ lâu dài. Dưới đây là 10 ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN