Những điều bạn nên biết về phẫu thuật thay đổi màu mắt

(4.35) - 92 đánh giá

Một số người muốn thay đổi màu mắt đến mức họ đã thử đủ mọi cách, thậm chí trải qua những cuộc phẫu thuật nguy hiểm để có được màu mắt như ý, bất chấp chúng có thể mang lại rủi ro đáng kể cho thị lực.

Rất nhiều người mong ước có được một đôi mắt màu xanh, trong sáng. Họ cảm thấy màu mắt xanh sẽ tạo một ấn tượng mạnh, một điểm khác biệt với những người khác. Thay vì dùng kính áp tròng, nhiều người muốn thay đổi màu mắt của mình vĩnh viễn và tìm đến các phương pháp phẫu thuật với nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho mắt.

Thay đổi màu mắt vĩnh viễn

Hiện nay, có những phương pháp mới có thể thay đổi vĩnh viễn màu mắt của bạn.

Nhiều năm trước đây, mọi người thường sử dụng kính áp tròng có màu để thay đổi màu mắt nhưng họ vẫn không hài lòng vì cho rằng màu mắt khi mang kính áp tròng trông không được tự nhiên. Mặc dù loại kính áp tròng màu mới nhất được FDA chấp thuận rất tốt nhưng vẫn còn hạn chế trong việc khiến mắt bạn trông tự nhiên với màu sắc mong muốn.

Một số người muốn thay đổi màu mắt đến mức họ đã thử đủ mọi cách, thậm chí trải qua những cuộc phẫu thuật nguy hiểm để có được màu mắt như ý. Tuy nhiên, một số thủ thuật có thể mang lại rủi ro đáng kể cho mắt.

Cấy ghép mống mắt

Đây là một phẫu thuật thay đổi màu mắt liên quan đến việc cấy ghép một mống mắt nhân tạo lên mống mắt thật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ ở giác mạc và đặt mống mắt nhân tạo bằng silicone được gập lại để vừa vào khe mắt. Mống mắt nhân tạo sau đó được mở ra bên dưới giác mạc, bao phủ mống mắt tự nhiên của bạn.

Thông thường phải mất khoảng 15 phút để cấy mống mắt ở mỗi mắt, tổng thời gian thực hiện phẫu thuật sẽ mất khoảng 30 phút. Phẫu thuật thay đổi màu mắt được thực hiện với sự hỗ trợ của gây tê cục bộ, bạn vẫn tỉnh táo trong quá trình cấy ghép nhưng sẽ không cảm thấy đau.

Tuy nhiên, việc cấy ghép này không an toàn cho mắt. Khi bạn chuyển động mắt, mống mắt nhân tạo có thể di chuyển xung quanh rồi va vào mống mắt thật và mặt sau của giác mạc. Khi có dị vật cọ xát, mống mắt tự nhiên rất dễ bị tổn thương và xảy ra viêm nhiễm đáng kể trong mắt. Từ đó gây viêm màng bồ đào và các tế bào bạch cầu sẽ bắt đầu di chuyển đến phần trước của mắt.

Phản ứng miễn dịch này có thể gây ra sẹo, tăng áp lực mắt và một loạt các vấn đề về mắt khác. Quá trình cấy ghép cũng gây tổn thương nơi góc mắt, nơi nước mắt và các dịch tiết được lọc ra khỏi mắt. Bộ lọc này, còn được gọi là trabecular meshwork, nếu bị hỏng, áp lực mắt có thể tăng và bệnh tăng nhãn áp có cơ hội phát triển dẫn đến mất thị lực.

Nếu trong quá trình cấy ghép có sự va chạm vào giác mạc, lớp màng tế bào phía sau giác mạc có thể bị tổn thương khiến giác mạc sưng lên. Khi giác mạc sưng tới một mức nào đó, thị lực sẽ giảm đi rất nhiều.

Bên cạnh đó, bạn cũng có khả năng bị đục thủy tinh thể khi cấy ghép giác mạc nhân tạo. Hầu hết các bác sĩ nhãn khoa đều không khuyến khích thực hiện phương pháp này để thay đổi màu mắt.

Công nghệ laser

Một phương pháp thay đổi màu mắt khác đang được chú ý, đó là quy trình sử dụng tia laser năng lượng thấp để phá vỡ lớp sắc tố trên cùng của mống mắt. Khi đó tạo nên các tế bào dọn dẹp giúp loại bỏ các mô ở mắt. Quá trình thực hiện chỉ mất khoảng 20 – 30 giây mỗi mắt. Công ty sản xuất khẳng định rằng quy trình này rất an toàn vì nó sử dụng laser năng lượng thấp và trong khoảng 2 – 4 tuần, đôi mắt nâu sẽ chuyển sang màu xanh vĩnh viễn.

Điều này có thể khả thi, thực tế thì các đôi mắt có màu sắc khác nhau nhưng đều được tạo thành từ một sắc tố melanin. Đôi mắt màu xanh thật ra chỉ có ít sắc tố hơn so với đôi mắt màu nâu. Vì vậy, khi lớp sắc tố trên cùng được loại bỏ, màu mắt xanh sẽ xuất hiện.

Mặc dù đây là một phương pháp đầy hứa hẹn, các bác sĩ mắt vẫn còn có nhiều lo ngại. Bởi vì quy trình này sẽ giải phóng một lượng đáng kể sắc tố trên mống mắt và có thể làm tắc nghẽn lưới trabecular meshwork, do đó làm tăng áp lực mắt và có thể phát triển bệnh tăng nhãn áp do sắc tố.

Công ty phát triển phương pháp này vẫn đang tiến hành các nghiên cứu để đánh giá sự an toàn và hiệu quả khi dùng tia laser năng lượng thấp trong việc thay đổi màu mắt.

Một người mẫu đã mất thị lực một phần khi phẫu thuật thay đổi màu mắt

Người mẫu Nadinne Bruna, 32 tuổi, khá nổi tiếng trên mạng xã hội Instagram đã tiến hành phẫu thuật cấy silicon (cấy mống mắt giả) để thay đổi màu mắt từ xanh lá cây đậm sang màu xám nhạt. Thế nhưng sau khi phẫu thuật, Nadinne lại phải đối diện với những vấn đề nghiêm trọng về thị lực và suýt nữa bị mù hoàn toàn.

Kết quả sau khi thay đổi màu mắt hoàn toàn không như ý muốn, Nadinne đã mất 80% thị lực ở mắt phải và 50% ở mắt trái. Cô sẽ phải sống với những vấn đề về mắt suốt quãng đời còn lại.

Mặc dù Nadinne có cố gắng đến Colombia ít nhất hai lần mỗi năm để điều trị sau cuộc phẫu thuật đầu tiên, các bác sĩ vẫn không có khả năng phục hồi lại thị lực cho cô.

Rủi ro của phẫu thuật thay đổi màu mắt

Việc tiêm silicon vào mắt như trường hợp của người mẫu Nadinne có thể khiến cho mắt bị lác. Ngoài ra, áp lực tích tụ bên trong mắt kéo dài sẽ gây viêm và làm hỏng cấu trúc của mắt.

Bác sĩ Colin McCannel, giáo sư nhãn khoa lâm sàng tại Đại học California kiêm giám đốc y tế của Trung tâm mắt Stein ở Santa Monica, cho biết những ca phẫu thuật như vậy thật sự không đáng để mạo hiểm.

Luôn có những rủi ro đáng kể khi thực hiện cấy ghép ở mắt. Theo thời gian, các biến chứng có thể xuất hiện như viêm, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và có thể phải ghép giác mạc khác. Trường hợp xấu nhất là bạn có thể bị nhiễm trùng bên trong mắt, điều này dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.

Các phương pháp khác giúp thay đổi màu mắt

Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên rằng nếu muốn thay đổi màu mắt, bạn nên gặp và nói chuyện với bác sĩ nhãn khoa uy tín về khả năng đeo kính áp tròng được thiết kế cho mục đích của mình.

Mắt là cơ quan rất quan trọng, tinh tế và vô cùng nhạy cảm. Có rất nhiều cách để tạo nên một màu mắt cho riêng bạn hay có được một ấn tượng cá nhân riêng biệt, nhưng điều quan trọng là bạn không nên gây nguy hiểm cho thị lực.

Nếu bạn đang cân nhắc về việc phẫu thuật để thay đổi màu mắt, hãy thử tự nhắm mắt lại và cảm nhận thế giới sẽ như thế nào nếu bạn mất đi thị lực của mình.

Kết luận

Cho đến khi có nhiều nghiên cứu đảm bảo về sự an toàn của các phương pháp phẫu thuật thay đổi màu mắt, bạn nên tự hài lòng với màu mắt tự nhiên, khỏe mạnh của mình. Thay vào đó, nếu bạn vẫn muốn đôi mắt có màu sắc đặc biệt hơn, bạn có thể đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn về việc sử dụng kính áp tròng có màu. Mặc dù vẫn có vài tác dụng không mong muốn xảy ra khi đeo kính áp tròng, nhưng đó là phương pháp an toàn hơn và giúp bạn có thể thay đổi màu mắt dễ dàng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn nên biết về chứng nghiến răng khi ngủ

(11)
Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két. Chứng ... [xem thêm]

Sa bụng bầu: Dấu hiệu cho biết thời điểm chuyển dạ đang đến gần

(98)
Sa bụng bầu là hiện tượng đầu em bé di chuyển xuống dưới xương chậu để sẵn sàng cho quá trình chào đời, diễn ra vào cuối tam cá nguyệt thứ 3.Quãng ... [xem thêm]

Tim mạch mẹ khỏe nhờ cho con bú

(98)
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cho con bú sẽ mang lại nhiều lợi ích mà có thể bạn không ngờ đến.Ngoài ... [xem thêm]

7 Lưu ý hạn chế tình trạng mụn ẩn dưới da

(42)
Mụn xuất hiện là do nang lông bị bít tắc bởi dầu, tế bào chết và vi khuẩn. Trong một số trường hợp, mụn ẩn dưới da sẽ hình thành dưới bề mặt da ... [xem thêm]

Làm sao để giảm kích thước vòng một quá cỡ?

(69)
Vòng một đầy đặn có lẽ là ao ước của nhiều phụ nữ, nhưng khi sở hữu đôi gò bồng đảo quá cỡ thì họ lại chỉ muốn giảm kích thước vòng một để ... [xem thêm]

Bạn có nên bổ sung vitamin cho bé?

(35)
Vitamin và khoáng chất là những dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ. Khi bổ ... [xem thêm]

Bệnh huyết trắng: Đoán bệnh qua màu khí hư

(30)
Bệnh huyết trắng hoặc các vấn đề bất thường ở dịch âm đạo (khí hư) có thể biểu hiện qua màu sắc của dịch tiết.Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ ... [xem thêm]

Đau đầu gối: 4 dấu hiệu cảnh báo cần đi khám bác sĩ!

(80)
Bạn có thể đã từng nghe về liệu pháp vật lý sử dụng laser cường độ thấp để chữa trị đau đầu gối. Vậy liệu pháp sử dụng laser cấp IV có tác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN