Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ: một hành trình đầy thú vị

(3.51) - 39 đánh giá

Khi được 22 tháng tuổi, con bạn đã có thể nói nhiều hơn. Giờ đây, mỗi ngày bé đều học hỏi một từ mới, thậm chí còn có thể đặt hai từ lại với nhau, chẳng hạn như “Mẹ, đến đây “, “Đi thôi,” hoặc “Xong rồi.”

Bé sẽ tham gia vào các cuộc hội thoại thực tế với vốn từ và cụm từ ngày càng tăng lên. Đôi khi, có vẻ như bé không bao giờ ngừng nói vậy. Vậy làm cách nào để thúc đẩy khả năng phát triển ngôn ngữ của con?

Nâng cao khả năng luyện nói của con

Mặc dù không hiểu hết tất cả những gì con nói, bạn hãy gật đầu và mỉm cười để khuyến khích bé luyện nói. Hãy đưa ra những gợi ý hữu ích khi bé bối rối hoặc gặp khó khăn khi tìm những từ thích hợp.

Bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau đây để con phát triển ngôn ngữ:

  • Đọc cho bé nghe và sau đó khuyến khích bé đọc lại dòng vừa rồi trong sách;
  • Dùng thẻ flashcard và các trò chơi ghi nhớ để củng cố từ vựng;
  • Cẩn thận với ngôn ngữ của bạn. Bé có thể bắt chước theo bất kì từ không hay nào mà bạn nói ra mặc dù không biết ý nghĩa là gì;
  • Hãy trở thành một nhà bình luận viên thể thao. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ mô tả những gì con đang làm để giúp bé học các từ mới liên quan đến hoạt động của mình.

Sự phát triển của bé vào tháng thứ 22

Những màu sắc, chuyển động cho đến những gương mặt đều là một thú vị đối với trẻ. Tầm nhìn của bé đã sắc nét hơn nên bé có thể nhận ra những chi tiết sáng và đẹp đẽ.

Bố mẹ nên cho bé đọc những cuốn sách có hình ảnh nhiều màu sắc, tranh vẽ, hoa và khuôn mặt của mọi người. Hãy cùng bé mô tả kích thước, hình dạng và màu sắc của các đối tượng mà bé quan sát.

Hãy cho con bạn đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra thị lực nếu trẻ có dấu hiệu bị lé mắt, mắt lờ đờ, hay nghiêng đầu hoặc bạn nhận thấy:

  • Trẻ không thể tập trung theo dõi một vật nào đó;
  • Không nhìn thấy người khác ở một khoảng cách nhất định
  • Dụi mắt nhiều lần;
  • Mắt bị đỏ, sưng tấy và chảy nước.

Lời khuyên cho mẹ khi bé 22 tháng tuổi

Vào khoảng gần 2 tuổi, bé con của bạn nên biết ít nhất 50 từ và một nửa trong số đó có thể hiểu được. Nếu bé gặp rắc rối khi định hình từ, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia.

Để bé luôn khỏe mạnh, bạn nên cho bé rửa tay thường xuyên và dặn bé luôn rửa tay sau khi hắt hơi, chơi với động vật hoặc sau khi đi vệ sinh.

Gia đình bạn hãy cùng nhau đi dạo để tận hưởng thiên nhiên, khám phá các loại côn trùng, hoa cỏ và cây cối xung quanh sau khi đã cùng tập thể dục.

Ở tuổi này, trẻ hay giận lẫy và nổi nóng nếu không được quyền lựa chọn. Trong trường hợp này, bạn nên bình tĩnh và nhẹ nhàng cho con biết rằng trẻ sẽ không có thứ mình muốn nếu cứ tiếp tục la hét. Bạn nên để bé tự chọn sách để đọc hoặc ăn món gì bé thích. Tất nhiên là bạn cần đảm bảo tất cả những lựa chọn bạn ra đều có lợi cho con.

Bên cạnh việc phát triển ngôn ngữ cho con, bạn có thể tham khảo thêm:

  • Nghi ngờ trẻ chậm phát triển. Kiểm tra ngay!
  • Bí quyết xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ 2 tuổi

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chế độ ăn chay của bạn có đủ chất dinh dưỡng chưa?

(97)
Ăn chay là chế độ ăn không bao gồm tất cả các sản phẩm làm từ động vật, bao gồm cả trứng và sữa. Bạn có biết ăn chay thiếu chất sẽ ảnh hưởng ... [xem thêm]

10 thực phẩm chống lão hóa cho tuổi 40 khỏe mạnh

(18)
Cơ thể bạn qua tuổi 40 sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa cùng nhiều dấu hiệu sức khỏe giảm sút. Bạn nên chọn những thực phẩm chống lão hóa da ... [xem thêm]

Sự thật về mãn dục nam: 5 điều mọi đàn ông cần biết

(11)
Sự thật về mãn dục nam sẽ giúp bạn biết đây không chỉ đơn thuần là tình trạng suy giảm hormone testosterone mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề khác về ... [xem thêm]

4 cách ngăn ngừa nguy cơ mẹ lây nhiễm HIV sang con

(75)
Có một số phụ nữ phát hiện mình bị nhiễm HIV và lo sợ căn bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, bạn biết không, các phương pháp điều trị ... [xem thêm]

Những lí do khiến bạn rối loạn kinh nguyệt

(99)
Chắc hẳn phụ nữ ai cũng từng một hay nhiều lần đối mặt với tính khí thất thường của “đèn đỏ”. Kì kinh nguyệt của bạn đôi lúc nhiều hơn, ít ... [xem thêm]

Ghép tụy điều trị bệnh tiểu đường: nên hay không nên?

(38)
Ghép tụy điều trị bệnh tiểu đường là một phương pháp mới được đề xuất cho những người mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, bác sĩ không khuyến khích ... [xem thêm]

Các triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4

(12)
Các triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4 là gì? Chúng tôi sẽ mách bạn những dấu hiệu sau. Trước hết, mời bạn tìm hiểu về các giai đoạn ung thư vú.Bốn giai ... [xem thêm]

LGBT nên được yêu thương và trân trọng

(59)
Dạo qua các trang mạng xã hội, hẳn không ít lần bạn bắt gặp hình ảnh cầu vồng lục sắc hay tam giác hồng. Đây đều là những hình ảnh biểu trưng cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN