Bà bầu mang đồ nặng có an toàn cho thai nhi?

(3.89) - 47 đánh giá

Mang thai là thời gian mẹ bầu cần cẩn thận trong tất cả mọi việc từ ăn uống, nghỉ ngơi đến sinh hoạt. Bà bầu mang đồ nặng có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Chị Khánh Ly cùng gia đình ở trọ ở quận Bình Thạnh, TP. HCM và đang mang thai tuần 20. Đột nhiên, chủ nhà muốn lấy nhà lại để bán không cho gia đình chị thuê nữa. Vì vậy, gia đình chị phải dọn đến nhà mới. Việc dọn nhà có nhiều vật nặng cần bưng bê, nhất là cái cũi em bé sắp chào đời của người bạn cho. Muốn giúp chồng, chị đã cùng anh vận chuyển các đồ đạc. Thế nhưng, chị cảm thấy rất khó thở và mệt. Vậy việc làm này có an toàn cho thai nhi không? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

Di chuyển đồ nội thất khi mang thai có an toàn?

Theo một chuyên gia, bạn có thể dọn dẹp đồ đạc trong nhà một chút ở 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, một số bác sĩ sản khoa không khuyến khích điều này.

Khi đang mang thai, việc dọn dẹp, bưng vác đồ nặng có thể gây nguy hiểm cho bà bầu. Bạn có thể đánh giá tình hình để xem mình tự làm được không hay phải nhờ người khác giúp. Điều này để tránh tình huống xấu có thể xảy ra.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Xem xét tình trạng sức khỏe của bạn và thai kỳ

Bạn hãy luôn cẩn thận tình trạng sức khỏe của mình cũng như quá trình phát triển của thai nhi. Trường hợp có bất kỳ dấu hiệu không bình thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ. Nếu có những vấn đề ở lưng, tử cung, tiền sử sinh non hay được chẩn đoán là sinh non, tốt nhất, bạn nên tránh dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Trong trường hợp thật sự cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa của mình.

Biết khả năng của bản thân và khi nào nên dừng lại

Dù bạn và thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn nên hạn chế di chuyển đồ đạc trong nhà. Bạn không nên bưng đồ nặng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Nhiều bác sĩ khuyên bà bầu không được làm việc này từ tam cá nguyệt thứ hai để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Bạn có thể đẩy những món đồ nhẹ, miễn là không bị khó thở.

Bạn không nên nhấc vật nặng. Tuy nhiên, nếu khỏe mạnh và không có người giúp, bạn có thể nhấc vật nặng khoảng 22kg nhưng chỉ đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau thời gian này, bạn chỉ nhấc những món đồ dưới 22kg.

Làm thế nào để nhấc đồ đạc khi mang thai?

Khi mang thai, bạn có thể gặp khó khăn trong việc lấy thăng bằng. Nếu nhấc đồ vật không đúng cách, bạn và con có thể bị tổn thương. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị ngã. Do đó, bạn cần phải thận trọng hơn. Ngoài ra, để nhấc một vật lên, bạn nhớ ngồi xổm rồi đứng dậy nhẹ nhàng. Lúc này, áp lực sẽ đè lên chân và lưng bạn. Vì vậy, tốt nhất, bạn cần một vật gì đó vịn vào khi ngồi xổm hoặc đứng dậy để giúp bạn an toàn hơn.

Tóm lại, bạn hãy nhờ chồng hay các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ việc khuân vác vật nặng. Tuy nhiên, nếu sau khi vác nặng, bạn cảm thấy kiệt sức hay khó chịu, hãy đến bác sĩ khám ngay.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bị sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không?

(68)
Sùi mào gà là một tình trạng rất phổ biến và có thể điều trị được. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mắc sùi mào gà khi mang thai lo lắng không biết bệnh ảnh ... [xem thêm]

Các câu hỏi thường gặp khi chăm sóc bệnh nhân Parkinson

(76)
Parkinson là một trong những mối lo ngại lớn nhất của tuổi già. Vậy làm sao để có thể chăm sóc bệnh nhân Parkinson một cách tốt nhất? Parkinson là một bệnh ... [xem thêm]

Bệnh trĩ gây đau xương cụt ở mông, vì đâu nên nỗi?

(58)
Trĩ là căn bệnh khó nói và khiến nhiều người ngại đi khám. Trĩ lâu ngày nếu không điều trị triệt để gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của ... [xem thêm]

11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố bạn nên biết

(13)
Có rất nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể được điều khiển bỏi các hormone. Vì vậy, khi việc sản sinh hormone bị gián đoạn, chúng sẽ ảnh hưởng ... [xem thêm]

Săng giang mai và mối quan hệ với bệnh giang mai

(73)
Rất nhiều người còn mơ hồ về săng giang mai và không biết nó có liên quan gì với bệnh giang mai hay không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn ... [xem thêm]

Tại sao nên thêm ngũ cốc cho bà bầu vào chế độ ăn?

(30)
Ngũ cốc là một trong những loại thực phẩm tốt cho bà bầu được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng. Thế nhưng, ngũ cốc cho bà bầu thật sự đem đến ... [xem thêm]

Giải mã hiện tượng rạn da ở nam giới và cách ngăn ngừa

(23)
Dù da của phái mạnh linh hoạt và dễ thích nghi nhưng tình trạng rạn da ở nam giới vẫn xuất hiện nếu da không thể kéo giãn ra. Điều này khiến da tạo ra ... [xem thêm]

Trò chơi phát triển xúc giác cho bé trước 6 tháng tuổi

(88)
Trải nghiệm đầu tiên của bé với môi trường xung quanh chính là nhờ xúc giác. Xúc giác là một trong những yếu tố thiết yếu cấu thành nên các khả năng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN