Bệnh trĩ gây đau xương cụt ở mông, vì đâu nên nỗi?

(3.85) - 58 đánh giá

Trĩ là căn bệnh khó nói và khiến nhiều người ngại đi khám. Trĩ lâu ngày nếu không điều trị triệt để gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nhiều người còn xuất hiện triệu chứng đau xương cụt trong quá trình mắc bệnh. Vậy 2 vấn đề này có mối liên hệ gì với nhau?

Bệnh trĩ gây chảy máu, khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi ngoài hoặc ngay cả khi ngồi xuống. Tuy nhiên, liệu nó có thể gây đau xương cụt không? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (bệnh lòi dom theo cách gọi trong dân gian) là hậu quả của việc áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên. Áp lực tăng lên này khiến cho các tĩnh mạch bị ứ đọng máu, làm cho người bệnh khó chịu và đau, đặc biệt là khi ngồi. Bệnh trĩ được chia làm hai dạng, tùy thuộc vào vị trí xảy ra, bao gồm:

  • Trĩ nội: liên quan đến các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không gây đau. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ.
  • Trĩ ngoại: liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau và đôi khi có thể kèm theo chảy máu.

Trĩ gây đau xương cụt thế nào?

Sưng trĩ có thể làm chảy máu, đau, ngứa, sưng và đau xương cụt. Tuy nhiên, làm thế nào mà trĩ có thể gây đau xương cụt, một cơ quan tưởng chừng như không liên quan?

Cơ thể có một loại cơ đặc biệt dùng để ngăn ngừa việc thải phân, nước tiểu hay xì hơi đột ngột, đó là cơ nâng.

Cơ nâng kết hợp với cơ co thắt hậu môn giúp kiểm soát hoạt động bình thường của nhu động ruột. Cơ nâng không chỉ nâng nội tạng ra khỏi khoang xương chậu mà còn giúp co thắt vùng trực tràng để giữ trực tràng và nhu động ruột diễn ra bình thường.

Sự nhu động giúp đẩy kết tràng và trực tràng về phía trước. Cơ nâng là nhóm cơ xuất phát từ trước khoang xương chậu và kết thúc ở phần sau chậu hông. Một trong những điểm kết thúc của chúng là xương cụt.

Xương cụt là phần xương mà bạn có thể cảm nhận từ bên ngoài, ở trên lỗ hậu môn. Thông thờng, với mỗi đợt co thắt, xương cụt lại phải hoạt động nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi trĩ bị viêm hay các búi trĩ to dần, đặc biệt khi chúng lồi ra ngoài, cơ nâng sẽ kéo mạnh hơn. Sự gia tăng áp lực này làm di chuyển xương cụt nhiều hơn bình thường. Và vì xương có các dây thần kinh nhạy cảm đau nên khi các dây thần kinh bị kéo giãn, cơn đau sẽ xuất hiện.

Đó là lý do tại sao trĩ thường xuất hiện cùng đau xương cụt. Lo lắng và căng thẳng cũng phần nào khiến cơn đau tệ hơn.

May mắn thay, đau xương cụt không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bạn đau xương cụt, hãy đến gặp bác sĩ để chắc chắn rằng không có nguyên nhân gây đau khác ngoài trĩ. Bởi lẽ, có rất nhiều nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến đau xương cụt.

Khi cơn đau trở nặng, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) dưới sự tư vấn của bác sĩ hay dược sĩ nhằm đối phó nhanh với cơn đau.

Với mong muốn hỗ trợ bạn điều trị và theo dõi các tình trạng đau nhức, viêm xương khớp, Chúng tôi tổ chức chương trình “ĐỂ CƠN ĐAU KHÔNG CÒN LÀ NỖI LO”. Tham gia chương trình, bạn sẽ nhận được cuốn Cẩm Nang Giảm Đau bằng cách thực hiện những bước sau:

  • Bước 1: Nhấn vào nút Nhận Cẩm Nang
  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin
  • Bước 3: Mã nhận cẩm nang sẽ được gửi qua tin nhắn điện thoại
  • Bước 4: Mang mã nhận cẩm nang đến hiệu thuốc có chương trình để nhận cuốn Cẩm nang giảm đau
    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về chương trình, bạn vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo số điện thoại: (028) 3636 9005

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khi con có tính ăn cắp, bạn sẽ làm gì?

(51)
Một ngày bạn phát hiện ra con mình thích trộm vặt. Bạn sẽ làm gì? La mắng hay đưa ra hình phạt mà bạn cho là hợp lý nhất? Thật ra, con có tính ăn cắp xuất ... [xem thêm]

10 nguyên liệu tự nhiên giúp bạn điều trị các vấn đề da liễu thường gặp

(52)
Bạn có thể đến các trung tâm spa hay đi khám bác sĩ da liễu khi gặp các vấn đề như mụn trứng cá, dị ứng mẩn đỏ, vết bỏng da, viêm loét, vảy nến… ... [xem thêm]

Cảnh giác với 7 biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm

(76)
Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến khiến chúng ta dễ chủ quan, lơ là và nghĩ rằng không cần phải quan tâm. Tuy nhiên, suy nghĩ này có thể rất nguy hiểm bởi ... [xem thêm]

Bạn có biết cách kiểm soát cơn đau đầu do COPD?

(52)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý ở phổi có thể tiến triển nặng theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng ... [xem thêm]

Cách đơn giản để điều trị tiêu chảy tại nhà

(28)
Tiêu chảy là bệnh thường không quá nghiêm trọng và bệnh nhân có thể tự hồi phục. Vì vậy, bạn có thể điều trị tiêu chảy cũng như những triệu chứng ... [xem thêm]

9 bí quyết ăn uống lành mạnh khi dự tiệc

(48)
Tham gia một bữa tiệc với vô số món ăn hấp dẫn nhưng không phải món nào cũng tốt cho sức khỏe, do đó, bạn cần vạch sẵn kế hoạch ăn uống lành mạnh khi ... [xem thêm]

7 dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng chuyển sang thể ác tính

(97)
U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Hầu hết các khối u là lành tính nhưng bạn không nên chủ quan vì một số trường hợp u nang có nguy ... [xem thêm]

13 tác dụng của yến mạch bạn sẽ muốn thêm vào thực đơn

(15)
Yến mạch là một trong những thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, rất nhiều tác dụng của yến mạch đã được kiểm chứng bằng các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN