Các câu hỏi thường gặp khi chăm sóc bệnh nhân Parkinson

(4.45) - 76 đánh giá

Parkinson là một trong những mối lo ngại lớn nhất của tuổi già. Vậy làm sao để có thể chăm sóc bệnh nhân Parkinson một cách tốt nhất?

Parkinson là một bệnh lý thoái hóa tiến triển của hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến các cử động của người bệnh. Bệnh thường diễn tiến từ từ, run tay là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất. Bệnh lý này còn làm cho các cơ cứng đi và việc di chuyển của người bệnh trở nên chậm chạp.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh cũng có thể có các triệu chứng khác như khuôn mặt không có hoặc có ít biểu cảm, không đánh tay khi đi. Ngoài ra, họ còn có những dấu hiệu về thay đổi giọng nói như nói nhỏ, nhanh, ngập ngừng và ngôn từ không theo trật tự bình thường. Các triệu chứng bệnh Parkinson ngày càng nặng đi theo thời gian. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và cách ăn uống để có thể kiểm soát được bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị.

Bệnh nhân Parkinson nên và không nên ăn gì?

Bệnh nhân Parkinson có thể được chăm sóc tại nhà hoặc thông qua các loại hình dịch vụ y tế công cộng. Đặc biệt, những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson trong một thời gian dài và gặp phải các biến chứng nghiêm trọng cần được đáp ứng nhu cầu về mặt thể chất, xã hội và tình cảm.

Để kéo dài thời gian hiệu lực của thuốc và không gặp khó khăn trong sinh hoạt, những người mắc bệnh Parkinson nên được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với nhiều rau xanh và trái cây. Bên cạnh đó, bệnh nhân Parkinson cần lưu ý khi sử dụng những thực phẩm sau:

– Đường: Loại thực phẩm này khiến người bệnh dễ tăng cân và không tốt trong việc điều trị. Vì vậy bệnh nhân cần kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn ở mức độ vừa phải.

– Thực phẩm giàu protein: Protein làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị. Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng bạn không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein như thịt, sữa và không sử dụng thuốc ngay sau khi ăn những thực phẩm đó. Tuy nhiên, những ngưồn protein có trong cá, đậu nguyên hạt lại chứa các chất rất cần thiết cho não bộ và không hề gây nguy hại đến việc chăm sóc bệnh nhân Parkinson.

– Đậu tằm: Thành phần đậu tằm có chứa một lượng levodopa tự nhiên, đây là chất có trong các thuốc điều trị Parkinson. Chính vì vậy, nếu ăn đậu tằm ở mức độ hợp lý thì rất tốt cho các bệnh nhân Parkinson, nhưng ăn quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng dư thừa levodopa.

Bệnh nhân Parkinson có nên vận động?

Chế độ tập luyện và vận động hằng ngày là điều vô cùng cần thiết đối với người mắc bệnh này. Nếu bệnh nhân càng ít vận động thì xương khớp càng dễ bị cứng lại, suy yếu, gây khó khăn khi đi lại, người bệnh khó giữ thăng bằng. Chính vì vậy, tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện tính linh hoạt cho các cơ bắp, xương khớp, giúp người bệnh đi lại dễ dàng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm một số triệu chứng khác bên việc cạnh dùng thuốc.

Có rất nhiều bài tập đơn giản phù hợp với bệnh nhân Parkinson như đi bộ, nâng cao gối, gập bụng, nhảy dây, di chuyển ngang sang 2 bên,… để có thể thu được các lợi ích sức khỏe, kiểm soát các cơn run tay chân tốt hơn. Các bài tập thăng bằng và tăng sức cơ cũng giúp ích bệnh nhân trong việc điều trị. Vì vậy, người nhà bệnh nhân cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân Parkinson.

Mặc dù Parkinson là bệnh không thể chữa khỏi, nhưng việc dùng thuốc kết hợp với vận động thường xuyên có thể giúp người bệnh cải thiện đáng kể các triệu chứng, giúp giảm các triệu chứng run, bất thường về di chuyển và cử động. Vì vậy, nếu có người thân mắc bệnh Parkinson, bạn hãy cố gắng hỗ trợ họ tốt nhất có thể nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Parkinson thứ phát
  • Chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cả nhà
  • 6 thực phẩm các chuyên gia dinh dưỡng sẽ không bao giờ ăn
Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 biện pháp phòng tránh tai nạn điện giúp bạn an tâm

(97)
Bạn cảm thấy lo lắng vì ngày càng nhiều người bị tai nạn điện dẫn đến tử vong? Nếu áp dụng các biện pháp phòng tránh tai nạn điện, bạn sẽ cảm ... [xem thêm]

Đưa bé vào ngôi thai thuận trước sinh giúp mẹ sinh con dễ dàng

(52)
Sinh con dễ dàng và suôn sẻ luôn là mong ước của tất cả phụ nữ khi mang thai. Điều này sẽ trở thành hiện thực ngay nếu mẹ biết cách giúp bé yêu trong ... [xem thêm]

Ung thư đại tràng: Dấu hiệu và triệu chứng

(80)
Hệ thống tiêu hóa của chúng ta vốn rất phức tạp. Đó là lý do các triệu chứng ung thư đại tràng rất khó kiểm soát và dễ bị bỏ qua. Vì vậy, bạn nên ... [xem thêm]

Các loại chấn thương gây đau khớp gối

(73)
Định nghĩaĐau khớp gối là bệnh gì?Đau khớp gối là tình trạng liên quan đến cơn đau xảy ra ở trong và xung quanh khớp gối. Đau khớp gối có thể gây ra ... [xem thêm]

Không khó dạy con tránh thai ở tuổi dậy thì (Phần 1)

(77)
Ở Việt Nam, quan niệm quan hệ tình dục ở tuổi dậy thì còn khá xa lạ và thường bị các ông bố bà mẹ xem như là một điều rất tệ và tỏ ra cấm đoán con ... [xem thêm]

Thấy đốm trắng trên môi? Coi chừng bị ung thư miệng!

(38)
Đốm trắng trên môi (hoặc mụn trắng ở môi) có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi chúng cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư ... [xem thêm]

Lối sống tối giản: Buông bỏ bớt để được tự do hơn!

(84)
Khi chọn buông bỏ những thứ không cần thiết, bạn sẽ không còn bị stress vì những lo lắng vụn vặt hàng ngày hay tự ti bởi so sánh với mọi người xung quanh ... [xem thêm]

Để chụp ảnh bé sơ sinh đẹp, bạn phải có chiêu

(73)
Theo quan niệm dân gian, nhiều người tin rằng nên kiêng chụp ảnh trẻ sơ sinh vì đó là chiếc máy bắt hồn trẻ, đặc biệt là khi bé ngủ. Thật ra, điều này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN