9 lợi ích của việc cho con bú đối với các bà mẹ

(4.23) - 37 đánh giá

Sữa mẹ không chỉ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ sơ sinh mà các bà mẹ cho con bú còn có thể hưởng được rất nhiều lợi ích thú vị.

Bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn có biết nuôi con bằng sữa mẹ ngoài viêc cho bé cơ hội tận hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá mà còn đem lại nhiều lợi ích thú vị. Cùng Chúng tôi tìm hiểu 9 lợi ích điển hình và rõ ràng nhất:

1. Tiện lợi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tiện lợi nhất mà tự nhiên ban tặng cho loài người: luôn có sẵn, có thể dùng được ngay, sạch sẽ và luôn ở một nhiệt độ hoàn hảo. Các bà mẹ cho con bú không phải lo chuyện hết sữa và phải đi mua hay phải pha chế, cũng như không cần phải rửa và tiệt trùng dụng cụ pha sữa, không mất công bảo quản lượng sữa thừa. Bất kể bạn đang ở đâu khi đang trên đường, nhà hàng, bãi biển, nguồn dinh dưỡng quý giá mà con bạn cần luôn sẵn sàng cho bé. Thậm chí nếu bạn phải xa bé một đêm hay cả cuối tuần, bạn vẫn có thể vắt và trữ sữa trong tủ lạnh, rã đông đúng cách rồi cho vào bình để bé bú.

2. Chi phí thấp

Sữa mẹ là miễn phí trong khi sữa công thức có thể rất đắt tiền. Khi cho bé bú mẹ, bạn sẽ không tốn tiền vào các khoản mua bình pha sữa, không phung phí tiền vào những chai sữa chỉ dùng một nửa hoặc những lon sữa bị lãng phí. Ngoài ra, sữa mẹ còn giúp tiết kiệm về chi phí chăm sóc sức khỏe. Cho dù là bạn hay phía bảo hiểm y tế đang trả tiền khám chữa bệnh cho con bạn thì chi phí điều trị trung bình cho bé khi bé mắc phải các bệnh do không được bú sữa mẹ vẫn rất cao.

3. Phục hồi sau khi sinh nhanh hơn

Nuôi con bằng sữa mẹ là một phần của vòng tuần hoàn tự nhiên – mang thai – sinh con – làm mẹ nên sữa mẹ không chỉ có lợi cho bé mà còn cho bạn. Các bà mẹ cho con bú có tử cung co lại nhanh hơn. Bạn sẽ cảm thấy sự co rút trong những ngày đầu tiên sau khi sinh lúc bạn cho con bú. Khi cho con bú, lượng sản dịch sẽ giảm nhanh hơn, nghĩa là bạn sẽ ít bị mất máu hơn. Và việc con bú cũng sẽ làm giảm lượng cân thừa sau khi sinh vì cho con bú giúp bạn đốt cháy đến hơn 500calo/ngày. Bạn có biết, một phần cân nặng của cơ thể bạn trong giai đoạn này tồn lại dưới dạng mỡ dự trữ đặc biệt để giúp sản xuất ra sữa. Cho con bú là cơ hội để bạn đốt cháy lượng mỡ này một cách dễ dàng.

4. Cho con bú là một biện pháp tránh thai tự nhiên

Ở những bà mẹ cho con bú, sự rụng trứng và kinh nguyệt thường sẽ bị tạm ngưng trong hầu hết thời gian cho con bú, ít nhất cho đến khi em bé bắt đầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng khác (dưới dạng sữa công thức hay thức ăn giặm). Ở một số bà mẹ hiện tượng gián đoạn này sẽ kéo dài cho đến khi cai sữa bé yêu. Thậm chí đôi khi còn kéo dài một vài tháng sau khi đã cai sữa. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo hoàn toàn rằng bạn có thể tránh thai nhờ vào việc cho con bú. Do đó, để tránh thai an toàn trong giai đoạn cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

5. Có lợi cho sức khỏe

Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì bạn sẽ có ít nguy cơ mắc phải những bệnh như ung thư tử cung, ung thư buồng trứng và ung thư vú tiền mãn kinh. Bạn cũng sẽ ít nguy cơ bị viêm hay thấp khớp hơn. Một điều nữa là những người cho con bú có ít nguy cơ bị loãng xương về sau này hơn những phụ nữ không cho con bú sữa mẹ.

6. Bạn được nghỉ ngơi

Việc nuôi con bằng sữa mẹ yêu cầu bạn phải thường xuyên nghỉ ngơi trong ngày, nhất là trong thời gian đầu. Dù có cảm thấy bản thân có cần nghỉ ngơi hay không thì cơ thể sau khi sinh của bạn cũng cần một khoảng thời gian nghỉ dưỡng và việc cho con bú sẽ buộc bạn phải làm điều đó.

7. Ít phức tạp hơn khi cho con bú cữ đêm

Nếu bé hay bú đêm, khi tỉnh giấc bé bú mẹ sẽ dễ chịu hơn vì bé đang ở gần ngay bầu sữa của bạn. Điều này hẳn sẽ tiện lợi hơn nhiều thay vì bạn phải pha sữa, đổ vào bình và cho bé uống.

8. Làm được nhiều việc cùng lúc

Khi đã thành thạo việc chăm con và làm việc một tay trong khi bận cho con bú, bạn sẽ cảm thấy mình có thể làm tất cả những việc khác cùng một lúc. Khi cho con bú, bạn có thể lướt net, đọc tạp chí, check mail hoặc đọc cho con nghe quyển sách mà bạn yêu thích (chỉ cần bạn dành đủ thời gian để tương tác thêm với con).

9. Thắt chặt tình mẫu tử

Hầu như người mẹ nào cũng sẽ nói với bạn rằng cho con bú sẽ khiến bạn thêm trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng. Trong quá trình cho con bú, bạn sẽ vuốt ve, âu yếm con, trò chuyện thủ thỉ với con nhờ đó mà tạo dựng một mối liên hệ khăng khít với trẻ. Nếu cho bé bú bình, bạn cũng có thể làm được như vậy. Nhưng đôi khi bạn sẽ xao nhãng việc hcawm con vì bạn có thể phải thường xuyên đối mặt với những cám dỗ để rồi thoái thác việc cho con bú cho người khác vì quá mệt mỏi. Một điều lợi nữa là kết quả nghiên cứu cho thấy người mẹ nuôi con bằng sữa thì sẽ ít mắc phải trầm cảm sau khi sinh hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài tập và chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư vú

(68)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

Đời sống tình dục sau khi bị đột quỵ

(91)
Sự thay đổi trong khả năng tình dục sau khi bị đột quỵ thường ít khi được nhận ra và quan tâm đúng mức. Cho dù trong thực tế các cơn đột quỵ rất hiếm ... [xem thêm]

6 mẹo để giữ nguyên dưỡng chất trong thức ăn tươi sống

(84)
Mua các sản phẩm tươi sạch là một cách đảm bảo bạn đang có nguồn dinh dưỡng tốt, nhưng làm sao để giữ được các chất dinh dưỡng đó khi bạn đã đem ... [xem thêm]

Di tinh

(91)
Tìm hiểu chungDi tinh là gì?Di tinh là hiện tượng xuất tinh tự nhiên khi nam giới không có khoái cảm tình dục. Tinh dịch có thể xuất khi dương vật không cương ... [xem thêm]

6 bí quyết cứu vãn kế hoạch ăn kiêng của bạn

(20)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

Đi bộ, cách vận động tốt nhất cho người cao huyết áp

(48)
Đi bộ rất cần thiết cho sức khỏe của người cao huyết áp. Nếu có điều kiện, bạn nên mua 1 cái máy đếm bước và mang nó trong người cả ngày để đếm ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị 7 bệnh thường gặp ở nhũ hoa

(70)
Rất nhiều trường hợp có thể dẫn đến các bệnh ở nhũ hoa. Những nguyên nhân đó có thể là do bạn đang mang thai, nhũ hoa bị nhiễm trùng, vú có u hoặc ... [xem thêm]

Chấn thương đầu có thể gây ra đột quỵ không?

(76)
Tìm hiểu chungChấn thương sọ não là gì?Chấn thương sọ não thường bắt nguồn từ các loại chấn thương về não bao gồm chảy máu, chấn động mạnh (rung ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN