Huyết áp cao uống gì, bạn đã biết chưa?

(3.96) - 50 đánh giá

Nước ép trái cây, sữa hay thậm chí là nước lọc là một số đồ uống điển hình giúp bạn gỡ rối khi chưa rõ người bị huyết áp cao uống gì.

Nếu bị cao huyết áp, điều quan trọng là bạn cần theo dõi chỉ số huyết áp của bản thân. Hãy chắc chắn thảo luận về những phương pháp dùng để kiểm soát áp lực máu với bác sĩ càng sớm càng tốt để phòng ngừa các biến chứng lâu dài xảy ra.

Bên cạnh việc kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn bạn về chế độ ăn uống lành mạnh nhằm đạt kết quả tốt nhất. Ngoài chế độ ăn DASH, các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về bệnh lý này cũng đã tìm ra những thức uống đáp ứng đồng thời ba tiêu chí: hạ huyết áp, ngon và đầy đủ dinh dưỡng. Sử dụng những thức uống này sẽ giúp chỉ số huyết áp của bạn quay lại phạm vi lý tưởng.

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 7 thức uống phổ biến nhằm giúp bạn tìm hiểu xem người bị huyết áp cao uống gì.

Người bị huyết áp cao uống gì?

1. Trà hoa atiso đỏ

Trà là món nước có nhiều hoạt chất hỗ trợ đáng kể cho lối sống lành mạnh. Bất kỳ danh sách thức uống lành mạnh nào cũng đều không thể vắng mặt trà. Do đó, việc trà hoa atiso đỏ đứng đầu bảng xếp hạng “Người bị huyết áp cao uống gì” không có gì ngạc nhiên. Loại trà này đặc biệt quan trọng trong quá trình giảm huyết áp bởi vì nó chứa phytochemical hoạt tính sinh học, có tính năng tương tự như chất chống oxy hóa.

Cả hai đều là hợp chất hóa học chiết xuất từ thực vật được chứng nhận là hữu ích cho sức khỏe con người. Các chất phytochemical hoạt tính sinh học trong hoa atiso đỏ từ lâu đã được biết đến với cơ chế hoạt động như thuốc ức chế men chuyển tự nhiên, giúp cho nó trở thành một trong những thức uống dành cho người cần điều trị tăng huyết áp.

Bạn có thể dễ dàng bổ sung thức uống này vào chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu bạn có sở thích uống cà phê và muốn giảm huyết áp, hãy cân nhắc việc dùng trà hoa atiso đỏ để thay thế. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ba ly trà hoa atiso đỏ mỗi ngày là đủ để huyết áp tâm thu giảm đáng kể.

2. Nước ép củ dền (củ cải ngọt)

Đối với một số người, nước ép củ dền thật sự không phải là một món ngon vì mùi vị kì lạ. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng các chuyên gia có lý do để xếp nó đứng thứ hai trong danh sách “Người bị huyết áp cao uống gì”. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng nước ép củ dền có tác dụng hạ huyết áp. Họ chia sẻ rằng, bạn có thể trải nghiệm kết quả gần như ngay lập tức chỉ với một đến hai cốc nước ép củ dền mỗi ngày.

Củ cải ngọt rất cần thiết trong việc điều hòa huyết áp vì chúng chứa nhiều loại vitamin cũng như chất dinh dưỡng lành mạnh có công dụng giúp thúc đẩy chức năng máu tối ưu. Một chất dinh dưỡng có lợi điển hình trong củ cải đường là nitrat. Sau khi tiêu thụ, nitrat có trong củ cải chuyển thành nitrit, giúp thư giãn mô cơ và tạo điều kiện tăng lưu lượng máu. Bên cạnh đó, loại rau củ này còn cung cấp kali và folate tự nhiên, hai yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp, vô cùng tốt.

Khác với trà hoa atiso đỏ, không nhiều người có thể thưởng thức món nước ép củ dền một cách thoải mái. Nếu cảm thấy mùi vị của nước ép củ dền quá khó uống đối với bạn, hãy thử kết hợp nó cùng với ly sinh tố sau buổi tập thể dục để cải thiện hương vị. Bạn có thể sẽ nhận thấy bất ngờ lớn đấy.

3. Nước lọc

Nước lọc là một thức uống đơn giản, nhưng lại đủ khả năng để điều trị nhiều bệnh lý. Nước lọc không có tác dụng ngay như nước ép củ dền, nhưng nó vẫn có thể hỗ trợ quá trình hạ huyết áp theo thời gian.

Mặc dù nước có nhiều công dụng, nhưng nhiều người vẫn uống ít nước, dẫn đến tình trạng thiếu nước. Thực tế, người bị thiếu nước trong thời gian dài sẽ có huyết áp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất nước lâu ngày gây giảm khả năng lưu thông máu trong cơ thể, khiến các mạch máu bắt buộc tiết kiệm lượng nước trao đổi ra ngoài môi trường thông qua các chức năng bài tiết hàng ngày như toát mồ hôi và đi vệ sinh. Trong trường hợp này, khả năng lưu thông máu sẽ kém hiệu quả rõ rệt, cuối cùng dẫn đến huyết áp tăng cao.

So với sáu thức uống còn lại trong danh sách “Huyết áp cao uống gì”, nước lọc là sự lựa chọn “kinh tế” nhất vì giá thành rẻ, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyến nghị chúng ta nên uống khoảng 8 ly nước (tương đương 2 lít nước) mỗi ngày để cung cấp đủ lượng chất lỏng cho cơ thể. Tuy nhiên, một phương pháp thiết thực hơn để phòng trường hợp bạn uống không đủ lượng nước là trang bị một bình nước cỡ 500ml và luôn mang nó theo bên mình. Mỗi ngày chỉ cần uống bốn bình như vậy, cơ thể bạn chắc chắn sẽ không bị mất nước.

4. Sữa

Các chuyên gia hàng đầu xếp sữa vào danh sách “Huyết áp cao uống gì” ở vị trí khá cao. Tuy vậy, công dụng của nó đối với bệnh tăng huyết áp tốt như thế nào?

Các chuyên gia tin rằng sữa sẽ tạo ra “điều kì diệu” cho áp lực máu của bạn. Một số nhà nghiên cứu cho biết có một sự liên kết giữa tăng huyết áp và thiếu hụt canxi. Bạn càng hấp thụ nhiều canxi, nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp do thiếu hụt khoáng chất này càng giảm. Tuy nhiên, quy trình sản xuất của từng loại sữa khác nhau, nghĩa là không phải loại sữa nào cũng có tác dụng giảm huyết áp.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất về phương diện huyết áp, bạn nên chọn những loại sữa có hàm lượng canxi cao và ít chất béo. Do đó, sữa ít béo sẽ là lựa chọn thích hợp nhất trong trường hợp này. Sữa ít chất béo không chỉ chứa hàm lượng canxi cao mà còn có lượng chất béo ít ỏi hỗ trợ cơ thể hấp thụ khoáng chất kia tốt hơn.

Nếu người bệnh mắc chứng không dung nạp đường lactose, có lẽ bạn sẽ bối rối vì không biết nên giúp người bị huyết áp cao uống gì. Bạn có thể chuyển sang lựa chọn dự phòng, chẳng hạn như sữa hạnh nhân không đường có bổ sung thêm canxi để hạ huyết áp.

5. Nước ép lựu

Một món nước khác trong danh sách dành cho người huyết áp cao nên uống gì là nước ép lựu. Theo nhiều chuyên gia, đây là một thức uống vừa hợp khẩu vị, vừa giúp hạ chỉ số huyết áp quay lại phạm vi lý tưởng.

Các hoạt chất trong nước ép lựu có cơ chế hoạt động tương tự như thuốc ức chế men chuyển. Điều này đồng nghĩa với việc chúng có khả năng ức chế một loại enzyme tự nhiên trong cơ thể là enzyme chuyển đổi angiotensin. Nếu loại enzyme này tích lũy với số lượng lớn trong cơ thể, chúng sẽ gây tăng huyết áp bằng cách thắt chặt các mạch máu với phương thức tương tự trường hợp cơ thể bị mất nước.

Nhờ vào đặc tính ức chế men chuyển, nước ép lựu là một lựa chọn tương đối tốt cho việc điều trị tăng huyết áp bằng phương pháp áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Một số nghiên cứu còn phát hiện rằng nước ép lựu có thể làm giảm huyết áp tâm thu tới 30%.

Tuy vậy, giống như nước ép củ dền, hương vị của nước ép lựu không phù hợp với một số người. Để khắc phục khuyết điểm nhỏ này, bạn có thể trộn thêm nước có gas và thưởng thức. Mặt khác, bạn cũng có thể thêm lựu vào các món sinh tố.

6. Nước ép nam việt quất

Nam việt quất là loại quả mọng được biết đến với công dụng đa năng. Nước ép nam việt quất vẫn còn giữ được các công dụng này. Đặc tính nổi trội của nước ép nam việt quất là khả năng chống viêm cũng như chống oxy hóa mạnh mẽ.

Hai đặc tính này góp phần không nhỏ vào việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thương mạch máu bên trong, từ đó giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết cơ chế hạ huyết áp của nước ép nam việt quất là làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu. Mặt khác, quả mọng màu đỏ này còn cung cấp vitamin C dồi dào, một trong những yếu tố giúp giảm huyết áp tự nhiên.

Nếu yêu thích quả mọng, bạn có lẽ vô cùng hài lòng khi thấy nước ép nam việt quất cũng thuộc danh sách “Huyết áp cao uống gì”. Đối với đồ uống này, bạn có thể dùng bao nhiêu tùy ý vì chưa có bất kỳ tiêu chuẩn hay khuyến nghị nào cho lượng nước ép nam việt quất mà bạn có thể uống mỗi ngày.

Tuy nhiên, đây là loại thức uống chứa nhiều đường và calo. Do đó, bạn nên chọn loại nước ép không đường. Ngoài ra, hòa thêm nước có gas vào ly nước ép quả mọng này sẽ làm cho thức uống dịu nhẹ và sảng khoái hơn.

7. Rượu vang đỏ

Bạn có lẽ sẽ không bao giờ nghĩ đến việc thức uống chứa cồn như rượu lại xuất hiện trong danh sách các loại món nước tốt nhất cho sức khỏe. Tuy đã có đến sáu cái tên được đề cử phía trên, nhưng chưa có cái nào có thể thú vị như rượu vang đỏ trong danh sách huyết áp cao uống gì.

Một số nhà nghiên cứu cho thấy rượu vang đỏ có thể giúp làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), góp phần hỗ trợ loại bỏ những mảng bám tích tụ bên trong thành động mạch. Hàm lượng HDL cao đồng nghĩa với việc số lượng mảng bám ít lại, từ đó lưu lượng máu sẽ di chuyển dễ dàng hơn. Một khi máu lưu thông qua các mao mạch trơn tru, huyết áp sẽ tự động quay về mức bình thường.

Bên cạnh đó, rượu vang đỏ còn có khả năng giúp ích cho việc điều trị tăng huyết áp nếu bạn rơi vào tình trạng huyết áp cao hơn do quá nhiều mảng bám tích tụ. Một số lượng lớn các tảng huyết khối (máu đông) trong động mạch sẽ có thể làm tăng nguy cơ phát triển mảng bám hơn, từ đó dẫn đến việc áp lực máu tăng cao. Kết hợp với khả năng giảm thiểu số lượng mảng bám xuất hiện đã được đề cập ở trên, rượu vang đỏ còn có thể hoạt động nhằm giảm huyết áp bằng resveratrol. Chất resveratrol trong rượu vang đỏ hoạt động như một chất chống đông máu, có tác dụng hạ huyết áp.

Mặc dù có công dụng sức khỏe tuyệt vời, nhưng nếu rượu vang đỏ được dùng quá nhiều, nguy cơ phát triển các vấn đề về sức khỏe liên quan đến rượu càng tăng cao. Để an toàn, các bác sĩ đã đưa ra khuyến nghị rằng bạn không nên dùng quá hai ly rượu vang đỏ mỗi ngày ở nam giới. Số lượng này đối với nữ giới sẽ giảm một nửa. Giới hạn số lượng cồn đưa vào cơ thể như vậy sẽ giúp bạn duy trì những lợi ích sức khỏe mà rượu vang đỏ mang đến, đồng thời giảm thiểu những rủi ro tác dụng phụ.

Kết luận

Mong muốn lớn nhất của mỗi người là có một sức khỏe hoàn hảo. Áp dụng lối sống lành mạnh là bước đầu tiên trong việc điều trị tăng huyết áp, mà cơ bản nhất là ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống cân bằng, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao và theo dõi huyết áp tại nhà là những gì bạn cần làm.

Cao huyết áp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố không thể kiểm soát như di truyền và tuổi tác. Vì vậy, kiểm soát chế độ ăn uống và hoạt động thể chất chỉ là một vài cách bạn có thể chủ động giảm nguy cơ huyết áp cao, đồng thời duy trì tác dụng này lâu dài.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những nguy cơ lây nhiễm nấm ngoài da

(90)
Bất cứ ai trong chúng ta đều có nguy cơ nhiễm nấm ngoài da, đặc biệt là việc tiếp xúc ở nơi công cộng, khi cơ thể có vết trầy xước và một số trường ... [xem thêm]

Phụ nữ mang thai đi xe máy liệu có an toàn?

(71)
Từ xưa đến nay, xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu ở Việt Nam. Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy bà bầu đi xe máy có thể ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

Thông tin bạn cần biết khi khám tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia

(33)
Viện Dinh dưỡng Quốc gia được thành vào ngày 13/6/1980, được thủ tướng chính phủ xếp là một trong 6 viện toàn quốc của ngành y tế. Sau hơn 30 năm phấn ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về phẫu thuật ghép gan

(84)
Ghép gan là phẫu thuật điều trị bệnh gan với tỷ lệ sống sót cao. Việc hiểu rõ về quá trình phẫu thuật gan cũng như cách chăm sóc sau phẫu thuật sẽ giúp ... [xem thêm]

Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả

(95)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

Kẽm và huyết áp: Mối liên hệ mật thiết giữa chúng

(89)
Kẽm và huyết áp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt và điều chỉnh lượng kẽm tiêu thụ cho phù ... [xem thêm]

6 tư thế hít đất giúp bạn phát triển cơ bắp

(98)
Hít đất là một trong những bài tập đơn giản nhất nhưng lại có tác dụng giúp bạn đạt được sức mạnh và cơ bắp. Bạn có biết cách thực hiện đúng ... [xem thêm]

12 bí quyết chăm sóc móng chị em nhất định phải biết

(82)
Một bộ móng tay khoẻ mạnh được cắt tỉa cẩn thận xinh đẹp sẽ rất thu hút người nhìn. Dưới đây là 12 bí quyết chăm sóc móng tay chị em nhất định ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN