Đi tìm nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm

(4.39) - 49 đánh giá

Nỗi kinh hoàng đối với những gia đình có con nhỏ là việc trẻ khóc đêm làm cho giấc ngủ của trẻ và bố mẹ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng mệt mỏi cho cả hai. Việc này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nhà. Vậy đâu là thủ phạm gây ra tình trạng này?

Có nhiều lời giải thích cho vấn đề trẻ khóc đêm, chẳng hạn như có thể là bé bị đau bụng, tã bị ướt hoặc đơn thuần chỉ là bé đang muốn biểu lộ một cảm xúc hay điều gì đó. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của vấn đề này mà Chúng tôi muốn chia sẻ với bạn.

Những nguyên nhân có thể khiến trẻ khóc đêm

Một đứa trẻ sơ sinh khóc đêm thường xuyên có thể là một điều hoàn toàn bình thường. Khi con lớn lên, tần suất những cơn khóc đêm của bé sẽ giảm dần đi. Sau đây là những lý do phổ biến dẫn đến tình trạng khóc đêm ở trẻ nhỏ:

1. Có thể con đang đói bụng

Trẻ em có dạ dày nhỏ nên con cần được cho ăn nhiều lần và đều đặn trong ngày. Hầu hết các bé sẽ phải được cho ăn trong khoảng hai đến ba giờ một lần. Mẹ có thể nhận biết con đang đói bằng việc theo dõi các dấu hiệu như em bé thường cho tay vào miệng, quấy khóc và tém môi. Lúc này, hãy đảm bảo con bạn được no bụng để có một đêm yên bình.

2. Trẻ đang mệt mỏi, khó chịu hoặc có một cơn đau nào đó

Trẻ hay khóc đêm đôi khi có thể là con đang mệt mỏi, khó chịu đấy! Với trẻ hiếu động, thường các bé hoạt động nhiều vào ban ngày nên buổi tối sẽ hay bị mệt mỏi. Nhưng có khi tình trạng mệt mỏi cũng là dấu hiệu cảnh báo cho một căn bệnh tiềm ẩn nào đó mà bé đang gặp phải.

Một số trường hợp trẻ còn bị rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài nhiều hoặc tình trạng đầy hơi chướng bụng cũng khiến các bé khó chịu nên sinh ra ngủ không yên giấc. Vì thế, mẹ nên chú ý đừng để trẻ ăn quá no hoặc nếu con có đang sử dụng thuốc hãy hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp. Nguyên do là có nhiều loại thuốc sẽ gây chướng bụng khiến trẻ khó thở hơn khi ngủ.

3. Trẻ khóc đêm phải chăng là “tín hiệu” bé cần được thay tã

Một số bé có thể chẳng có phản ứng gì với việc tã ướt hoặc bẩn trong một thời gian ngắn trong khi số khác sẽ phản ứng dữ dội để được thay tã ngay lập tức. Nếu con khóc vì nguyên nhân này, việc thay tã mới sẽ giúp bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trở lại.

4. Cần được vỗ về, an ủi

Việc ở một mình trong bóng tối có thể rất đáng sợ ngay cả đối với một số người lớn chúng ta và với các bé cũng tương tự. Con bạn có thể sẽ cần sự hiện diện của cha hoặc mẹ để cảm thấy an tâm hơn. Đôi khi trong những trường hợp trẻ giật mình giữa đêm, một số trẻ có thể tự tiếp tục ngủ lại được trong khi số khác sẽ khóc để tìm sự vỗ về, an ủi từ cha mẹ.

5. Cảm thấy lạnh

Khi trẻ nhỏ cảm thấy lạnh, chúng cũng có thể khóc. Bạn có thể trang trí phòng ngủ với các loại đèn cho ra ánh sáng ấm áp, điều này sẽ làm dịu và đưa bé sớm trở lại giấc ngủ. Nhưng việc ráp các loại đèn này cũng cần được cân nhắc cẩn thận vì nhiệt độ của đèn có thể quá nóng khiến trẻ có nguy cơ gặp hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

6. Mọc răng

Trường hợp con bạn khóc vào ban đêm mà không rõ nguyên do, hãy kiểm tra xem liệu việc mọc răng có phải là thủ phạm hay không. Cơn đau nướu khi mọc răng làm cho trẻ khó ngủ và khóc đêm. Bên cạnh đó, việc mọc răng cũng khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, sinh ra kén ăn uống hay bứt rứt khó chịu, mẹ nên chú ý và quan tâm đến những biểu hiện này của trẻ. Ngoài ra, bé đang mọc răng cũng có những biểu hiện như chảy nước dãi liên tục, nướu sưng đỏ.

7. Trẻ bị kích thích quá mức

Việc bạn đưa trẻ đến những nơi công cộng đông người, những trung tâm mua sắm hoặc xem các bộ phim có tình tiết kịch tính hay nghe những bản nhạc có tiết tấu mạnh… có thể khiến trẻ khóc vào ban đêm. Nguyên do là những điều này có thể tạo ra những cơn ác mộng ở trẻ khiến trẻ giật mình và khóc đêm. Vấn đề này còn được xem như tình trạng quá tải cảm xúc đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ em.

8. Một số nguyên nhân khác

Tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu như canxi cũng sẽ dẫn đến việc trẻ khóc đêm. Tình huống khác hy hữu hơn bao gồm côn trùng chích, đốt hay chui vào tai trẻ hoặc trẻ bị giun kim quấy rối vào ban đêm.

Thời gian ngủ phân bố không hợp lý, trẻ bị tác động bởi các loại tiếng ồn như tivi, tiếng xe cộ ngoài đường, không gian ngủ không thoải mái… là những lý do góp phần khiến trẻ khóc đêm mà mẹ cũng nên để tâm tới.

Trẻ hay khóc đêm có phải là dấu hiệu bất ổn?

Có không ít phụ huynh cho rằng việc trẻ quấy khóc khi ngủ là điều bình thường, không mấy lo ngại. Nhưng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nhi khoa đã phát hiện rằng, việc các bé giật mình quấy khóc thường xuyên khiến trẻ chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Hơn nữa, việc con thường quấy khóc hằng đêm có nguy cơ làm cho bé chậm tăng cân. Bởi lẽ giấc ngủ có vai trò giúp khôi phục năng lượng và sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ngủ ngon giấc thì tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cao hơn nhiều so với bình thường. Hormone này có vai trò giúp đảm bảo bé lớn lên có cân nặng và chiều cao tối ưu.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trẻ mất ngủ liên tục sẽ bị suy giảm khả năng ghi nhớ dài hạn, kém tập trung hơn. Thêm nữa, khi ngủ sâu, các tế bào miễn dịch được tạo ra nhiều hơn, vì thế mất ngủ khiến hệ miễn dịch trẻ suy yếu, dễ bị ốm.

Bạn có nên vỗ về khi trẻ khóc đêm hay không?

Có hai trường phái tư tưởng về vấn đề này. Một trường phái tin rằng, trẻ sẽ ngừng khóc đêm không điều kiện khi chúng nhận ra rằng không ai phản hồi lại với tiếng khóc của mình. Trường phái còn lại thì cho rằng mỗi khi bé khóc, con nên được bồng bế và an ủi, không nên để trẻ khóc một mình vì bất kỳ lý do gì. Do đó, câu hỏi là có nên vỗ về con khi bé khóc đêm hay không tùy thuộc vào quyết định của bạn.

Trẻ nhỏ khóc đêm là một vấn đề thường thấy nên việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp mẹ có biện pháp hữu ích để giúp con ngủ ngon giấc hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khám phá 5 hormone hạnh phúc và cách gia tăng chúng

(96)
Hạnh phúc là điều mà mọi người luôn tìm kiếm và mong muốn đạt được trong cuộc sống. Ngoài yếu tố từ bên ngoài, các nội tiết tố bên trong cơ thể ... [xem thêm]

10 câu hỏi thường gặp về rụng tóc ở nam giới

(87)
Không sớm thì muộn, bất cứ người đàn ông nào cũng đều phải “trải nghiệm” hiện tượng rụng tóc trong đời của mình. Có rất nhiều dạng rụng tóc ... [xem thêm]

Dạy con tính lạc quan để trẻ phát triển toàn diện về sau

(19)
Nhiều bố mẹ thường so sánh con với bạn bè hay anh chị em và nghĩ rằng đây là phương pháp hiệu quả giúp con tiến bộ hơn nhưng thật ra không phải vậy.Đôi ... [xem thêm]

Ai bảo đàn ông sau 40 không quyến rũ?

(28)
Nếu bạn chú ý đến những thay đổi của sức khỏe phụ nữ tuổi 30 càng sớm, khả năng duy trì vẻ đẹp trẻ trung và đẩy lùi sự lão hóa càng cao đấy!Là ... [xem thêm]

Điểm G của phụ nữ có thật hay chỉ là tưởng tượng?

(68)
Điểm G- là một vị trí ở cơ quan sinh dục nữ cực kỳ nhạy cảm, là nơi dễ bị kích thích và giúp cho phụ nữ đạt được khoái cảm tột đỉnh. Sự tồn ... [xem thêm]

Ăn dưa leo có tác dụng gì cho sức khỏe?

(96)
Có thể bạn chưa biết việc tiêu thụ dưa leo có tác dụng gì, mặc dù đây là một trong những loại thực phẩm khá quen thuộc với mỗi bữa ăn của mọi gia ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị đột quỵ phổ biến nhất

(72)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Làm sao để từ chối mà không khiến người khác phật ý?

(40)
Bạn băn khoăn làm sao để từ chối một lời mời hay sự nhờ vả vì quá lo lắng sợ bị mất lòng người khác? Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn suy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN