7 bước giúp bạn giặt thảm tại nhà dễ dàng

(3.96) - 33 đánh giá

Thảm trải sàn sạch sẽ chẳng những giúp bạn ngăn ngừa các chất bẩn mà còn làm không gian nhà sang trọng hơn. Bạn hoàn toàn có thể tự giặt thảm tại nhà thay vì tốn kém tiền thuê dịch vụ.

Thảm trải sàn làm đẹp cho căn phòng nhưng có thể chứa đầy bụi bẩn, nấm mốc, chất gây dị ứng hay cả lông thú cưng nếu bạn có nuôi chó hay mèo. Các chất bẩn này có thể gây hại cho sức khỏe các thành viên trong nhà, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thế nhưng, việc hút bụi cho thảm không thể loại bỏ hoàn toàn chất bụi bẩn mà bạn cần tìm hiểu cách giặt thảm tại nhà kỹ càng để có một ngôi nhà sạch khỏe như sau.

1. Chuẩn bị trước khi giặt thảm

Nếu muốn tự giặt thảm tại nhà, bạn sẽ cần thực hiện ngoài trời nên hãy chọn các khoảng thời gian trời nắng nhiều để quá trình giặt thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để quá trình giặt thảm tại nhà nhanh gọn hơn:

  • Nơi giặt và phơi thảm: Bạn cần sắp xếp một không gian thoáng đãng ngoài trời để vệ sinh và phơi khô thảm.
  • Sào phơi đồ: Bạn sẽ cần chuẩn bị sào phơi đồ phù hợp với kích thước và độ nặng của thảm trải sàn. Những loại dây phơi quần áo thông thường có thể sẽ không đủ chắc chắn để phơi thảm. Vậy nên nếu không có sào phơi đồ đủ to, bạn có thể ghép nhiều chiếc ghế lại để có nơi phơi thảm.

Nếu có thể, bạn hãy nhờ người thân phụ khi giặt thảm tại nhà vì thảm trải sàn thường khá to và nặng.

2. Hút bụi kỹ cả hai mặt của thảm

Khi đã có không gian giặt và phơi thảm, bạn có thể bắt đầu hút bụi kỹ cả hai mặt thảm để loại bỏ nơi trốn của mầm bệnh và vi khuẩn. Khi đã hút bụi thảm xong, bạn hãy cuộn lại cẩn thận và mang ra ngoài để tiếp tục vệ sinh.

Bạn vắt thảm lên nơi phơi đồ ngoài trời mình đã chuẩn bị và hướng mặt trên của thảm ra ngoài. Sau đó, bạn lấy cán chổi hoặc một cây gậy dài đập nhẹ lên thảm để bụi ẩn sâu bên trong thảm bay ra hết. Bạn hãy tiếp tục đập cho tới khi không còn bụi bay ra từ thảm.

3. Chọn nước giặt thảm phù hợp

Nếu muốn chọn được nước giặt thảm thích hợp, bạn cần thử nước giặt lên một góc nhỏ trước khi tiến hành giặt toàn tấm thảm. Bạn có thể thử nước giặt bằng cách thoa một chút nước giặt vào một góc nhỏ của thảm rồi thấm thêm một ít nước và để yên trong vài giờ. Sau đó, bạn làm sạch lại vùng thử nước giặt và kiểm tra cẩn thận xem có bất kỳ dấu hiệu hư hại nào trên thảm không.

Khi chọn mua nước giặt thảm, bạn hãy chọn loại dành riêng cho chất liệu thảm của mình. Những chất liệu thảm khác nhau như cotton, sợi tổng hợp, sợi thực vật hay lụa đều cần chất tẩy rửa riêng. Hơn nữa, bạn không nên dùng các chất tẩy rửa không dành riêng cho thảm khi giặt thảm tại nhà để tránh làm hư thảm.

4. Vệ sinh thảm với nước giặt

Khi đã chọn được nước giặt thảm phù hợp với loại thảm của mình, bạn có thể dùng vòi nước xả ướt hoàn toàn thảm rồi bắt đầu đổ chất tẩy rửa lên thảm. Sau đó, bạn chuẩn bị một bàn chải chắc chắn để chà thảm đưa chất tẩy rửa vào sâu bên trong sợi vải để loại bỏ các vết ố. Bạn lưu ý không chà quá mạnh để tránh làm xơ thảm.

5. Xả sạch xà phòng trên thảm

Bạn hãy đọc hướng dẫn đi kèm với nước giặt thảm để biết mình cần để chất tẩy rửa trên thảm bao lâu. Khi đã đợi đủ thời gian, bạn xả nước để giặt sạch xà phòng trên thảm. Bạn hãy xả thật kỹ để đảm bảo thảm không còn cặn xà phòng.

6. Chờ đợi thảm khô hoàn toàn

Khi đã xả sạch xà bông, bạn hãy cố gắng vắt tấm thảm càng khô càng tốt rồi phơi và chờ thảm khô hoàn toàn. Thời gian đợi thảm khô có thể hơn 2 ngày và thảm khô hoàn toàn sẽ hơi cứng so với khi giặt. Ở bước này, bạn có thể mang thảm vào phơi ở những nơi thông thoáng, có nắng trong nhà chứ không nhất thiết phải phơi ngoài trời.

7. Hút bụi thảm lần cuối

Khi thảm đã khô hoàn toàn, bạn đặt tấm thảm vào lại vị trí cũ rồi hút bụi thảm lần cuối. Các sợi vải trên thảm có thể không được mềm đẹp sau khi giặt nên bạn cần hút bụi qua để đưa các sợi vải vào đúng vị trí hơn.

Cách giặt thảm tại nhà sẽ giúp bạn loại bỏ được rất nhiều bụi bẩn, chất gây dị ứng, nấm mốc ẩn nấp trong thảm. Khi thảm trải sàn sạch sẽ, nhà cửa không chỉ thơm tho hơn mà sức khỏe các thành viên trong gia đình cũng được đảm bảo hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đừng lầm tưởng uống sữa tốt cho xương

(92)
Bạn sẽ giật mình khi biết “uống sữa tốt cho xương” chỉ là một thông điệp quảng cáo quen thuộc của các nhãn hàng khi hiệu quả thực tế không đúng như ... [xem thêm]

Phô mai dê: Giá trị dinh dưỡng, lợi ích và cách làm phô mai tại nhà

(53)
Phô mai dê là món ăn được ưa chuộng tại nhiều nơi trên khắp thế giới bởi độ béo mịn, dễ dàng kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau.Bài viết sau, ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì khi điều trị ung thư?

(12)
Khi bị ung thư đại trực tràng hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư, bạn có thể mất cảm giác ngon miệng và cảm thấy không muốn ăn gì cả. Điều này ... [xem thêm]

Glutathione giúp bạn làm đẹp da như thế nào?

(100)
Theo nghiên cứu lâm sàng, glutathione đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ tối ưu hóa hệ miễn dịch, tối đa hóa các chức năng chống lão hóa, đồng thời ... [xem thêm]

Các xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường

(54)
Việc thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một phương pháp phòng ngừa tốt để phát hiện sự phát triển của bệnh tiểu ... [xem thêm]

5 mẹo giúp tóc bé mọc nhanh để tóc dày và óng mượt

(72)
Từ khi lọt lòng mẹ đến 1 tuổi, một số trẻ chỉ có vài cọng tóc loe hoe trên đầu. Nếu là con gái, bạn muốn làm đẹp cho con thì hãy áp dụng những cách ... [xem thêm]

Quan hệ dưới nước có an toàn không?

(48)
Quan hệ dưới nước là một trải nghiệm hết sức thú vị của nhiều cặp đôi. Nhưng đáng tiếc, tuy đem lại những cảm giác thăng hoa, nó có thể để lại ... [xem thêm]

Những loại thuốc ảnh hưởng đến thận cần cẩn trọng trước khi dùng

(36)
Nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn tính thường là do biến chứng từ các bệnh lý liên quan đến thận, nhưng cũng có thể là do bệnh đái tháo đường và huyết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN