Bà bầu ăn rau củ muối chua liệu có an toàn?

(3.79) - 77 đánh giá

Trong thời gian mang thai, hầu hết phụ nữ đều phải đối mặt với cơn thèm ăn thường xuyên. Rau củ muối chua là một trong những món ăn được nhiều bà bầu yêu thích. Món ăn này có thể giúp phụ nữ mang thai ngăn ngừa triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên, bà bầu cũng nên dùng rau củ muối chua một cách hạn chế.

Lúc nào bạn cũng cảm thấy thèm món gì chua chua, ngọt ngọt và những hũ rau củ muối luôn hiện diện trong tâm trí bạn? Thế nhưng, bà bầu có nên dùng món này hay không? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua những chia sẻ dưới đây của Chúng tôi.

Rau củ muối chua có phải là món ăn an toàn cho bà bầu?

Rau củ muối chua là một trong những loại thực phẩm được các bà bầu yêu thích. Có một số bà bầu chỉ thèm món ăn này ở những tháng nhất định, trong khi một số khác thì lúc nào cũng thèm. Đừng quá lo lắng khi bỗng nhiên bạn cảm thấy mình thèm rau củ muối chua quá mức bởi bạn không phải là người duy nhất trải qua tình trạng này. Nếu bạn chỉ ăn một ít và bản thân không bị dị ứng với món ăn này thì việc dùng nó trong thời gian mang thai sẽ không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Rau củ muối chua thường chứa rất ít chất dinh dưỡng. 30g rau củ muối chua chứa chưa đến 1g tinh bột, nhưng lại có nhiều vitamin C, natri và kali. Ngoài ra, món ăn này cũng không có chứa protein, chất béo hay cholesterol.

Nhìn chung, nếu bạn ăn rau củ muối chua ở một mức độ vừa phải thì nó sẽ không gây hại cho bạn và thai nhi. Đôi khi, món ăn này còn đem đến một vài lợi ích sức khỏe cho bà bầu nữa đấy.

Lợi ích của rau củ muối chua đối với sức khỏe bà bầu

Dưới đây là một vài lợi ích về sức khỏe khi bà bầu ăn rau củ muối chua trong khoảng thời gian mang bầu:

1. Giúp cân bằng điện giải

Kali và natri là hai chất điện giải quan trọng trong cơ thể, giúp duy trì hiệu điện thế giữa các màng tế bào và cân bằng nước. Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ cần nhiều chất điện giải hơn để đáp ứng nhu cầu của thai nhi đang phát triển. Rau củ muối chua có chứa nhiều kali và natri. Do đó, việc dùng món ăn này trong thời gian mang thai có thể giúp bổ sung kali và natri cho cơ thể.

2. Không có cholesterol và chất béo

Các loại rau củ muối chua thường không chứa cholesterol và chất béo. Vì vậy, món ăn này có thể trở thành một món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe bởi nó không gây tăng cân. Hãy chọn những sản phẩm rau củ muối chua không đường để duy trì một lượng calorie thấp.

3. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Rau củ muối chua có thể giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường chức năng miễn dịch. Trong rau củ muối chua thường có chứa các loại vi khuẩn có lợi. Vì thế, ăn rau củ muối chua trong thời gian này có thể giúp cơ thể chống lại rất nhiều vấn đề về tiêu hóa.

4. Giàu chất chống oxy hóa

Các loại rau củ muối chua thường chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do.

5. Giàu vitamin và khoáng chất

Ngoài những lợi ích sức khỏe trên, rau củ muối chua còn là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, C, K, canxi, sắt và kali. Những chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật trong suốt thai kỳ.

Tác dụng phụ của rau củ muối chua đối với bà bầu

Mặc dù rau củ muối chua có thể đem đến một vài lợi ích về sức khỏe nhưng món ăn này không được khuyến khích xuất hiện trong chế độ ăn hàng ngày của bà bầu. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều rau củ còn có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe:

1. Gây mất nước

Rau củ muối chua có thể làm tăng nồng độ natri trong cơ thể, dẫn đến mất nước. Nếu dùng món ăn này, bạn nên chú ý đến việc bổ sung nước và chất lỏng để đảm bảo cân bằng natri trong cơ thể.

2. Gây ra các vấn đề về dạ dày

Nếu bạn đã từng mắc phải các bệnh dạ dày trước khi mang thai thì tốt nhất bạn nên tránh xa món ăn này vì rau củ muối chua có thể gây đầy hơi và các vấn đề dạ dày khác. Ngoài ra, nó cũng có thể gây bệnh lỵ và rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều trong thời gian mang thai.

3. Gây ợ nóng

Một trong những vấn đề đau đầu nhất mà phụ nữ mang thai phải trải qua là chứng ợ nóng. Dưa chua có tính axit cao, nên có thể khiến triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Tăng nồng độ natri

Một số loại rau củ muối chua có hàm lượng natri cực cao, có thể gây tác động tiêu cực đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 tại Mỹ đã khẳng định rằng tiêu thụ quá nhiều natri trong thời gian mang thai có thể làm ảnh hưởng đến thận của thai nhi. Ngoài ra, nó còn khiến bé dễ bị cao huyết áp khi trưởng thành.

5. Tăng huyết áp

Rau củ muối chua thường có chứa nhiều muối. Do đó, nếu bạn dễ bị tăng huyết áp trong thai kỳ thì món ăn này rất không tốt cho bạn. Ăn quá nhiều có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến các biến chứng không mong muốn như co giật, tổn thương thận, làm hỏng mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé.

Trong thời gian mang thai, việc chú ý đến chế độ ăn là điều hết sức quan trọng đối với sức khỏe của bạn cũng như sự phát triển của thai nhi. Rau củ muối chua không có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải. (1) (2) (3)

Những lưu ý khi bà bầu ăn rau củ muối chua trong thời gian mang thai

1. Tránh ăn quá nhiều

Đối với món ăn này, bạn chỉ nên ăn một ít, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho bạn và thai nhi.

2. Đọc kỹ thông tin ghi trên bao bì sản phẩm

Nếu bạn định mua rau củ muối chua ở các siêu thị hoặc cửa hàng, hãy nhớ đọc kỹ thông tin ghi trên bao bì trước khi mua để chắc chắn rằng sản phẩm còn hạn sử dụng và không chứa quá nhiều chất bảo quản có thể gây nguy hiểm cho bé.

3. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Trước khi ăn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết mình có thể ăn món ăn này hay không và ăn bao nhiêu là đủ nhé.

Ngoài ra, để chống lại cảm giác thèm ăn trong thai kỳ, mẹ có thể tham khảo một số cách kiểm soát cơn thèm ăn của mình như thay thế chúng bằng những món ăn vặt tốt cho mẹ chẳng hạn. Đồng thời, mẹ hãy luôn nhớ ăn uống đầy đủ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh nhé!

Bích Ngân/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh suy tim có chữa được không?

(92)
Bệnh suy tim có chữa được không? Theo giáo sư Phạm Gia Khải, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì bạn hoàn toàn có thể trở về cuộc sống hàng ... [xem thêm]

Trị rối loạn cương dương bằng máy tập dương vật (P2)

(22)
Trong phần 1, các bạn đã được tìm hiểu về rối loạn cương dương cũng như cách điều trị bệnh bằng máy tập dương vật. Mời các bạn tiếp tục theo dõi ... [xem thêm]

Uống vitamin vào thời điểm nào để hiệu quả nhất?

(27)
Vitamin rất cần cho hoạt động sống bình thường của cơ thể. Do đó, bạn cần biết uống vitamin vào thời điểm nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Tùy thuộc ... [xem thêm]

Tác hại ô nhiễm không khí đối với trẻ nhỏ

(99)
Tác hại ô nhiễm không khí là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ một cách thầm lặng và ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn.Hiện nay, ... [xem thêm]

Phương pháp nhịn ăn chống lão hóa có đáng tin?

(60)
Ăn uống theo chế độ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và cân nặng. Các nghiên cứu mới đã đưa ra kết luận: việc nhịn ăn giúp chống lão hóa và tăng ... [xem thêm]

Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh có phải do mẹ vệ sinh cho con kém?

(78)
Trẻ sơ sinh thường có làn da mềm mại, mịn màng. Nhưng cũng có nhiều trẻ sơ sinh bị những mảng sần sùi, có vảy trên da đầu và không biết từ đâu ra. Khi ... [xem thêm]

5 “thủ phạm” khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ

(79)
Cơ thể mệt mỏi buồn ngủ không chỉ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường…Theo ... [xem thêm]

Bí quyết tập bé ngồi bô chỉ trong 3 ngày

(82)
Mặc dù một số nguyên tắc cơ bản về việc tập ngồi bô cho bé vẫn giữ nguyên nhưng có một số khác biệt khi dạy bé gái hay bé trai dùng bô.Nếu bố mẹ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN