7 loại thực phẩm nguy hiểm bạn hay cho bé ăn mà không biết

(3.88) - 78 đánh giá

Bạn thường bỏ qua những lời khuyên của nha sĩ cho đến khi răng bị đau nhức đến mức mất ăn mất ngủ? Nếu bạn lưu ý đến những cảnh báo của nha sĩ thì chẳng những tránh được nguy cơ mắc bệnh răng miệng mà còn có thể tự tin với nụ cười tỏa nắng của mình nữa đấy!

Thật ngạc nhiên khi sức khỏe răng miệng của bạn lại phụ thuộc vào những thói quen nhỏ như đánh răng, uống cà phê, bơi lội… Để có nụ cười luôn trắng sáng, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu 10 lời khuyên chăm sóc răng miệng từ nha sĩ nhé.

1. Đừng đánh răng ngay sau bữa ăn

Đánh răng ngay sau khi ăn rất dễ làm hỏng men răng, đặc biệt nếu bạn sử dụng bàn chải cứng. Thức ăn, đồ uống có thể phá vỡ sự cân bằng độ pH trong miệng và làm mỏng lớp men răng chỉ trong một thời gian ngắn.

Theo Tổ chức Y khoa Mayo Clinic, lời khuyên chăm sóc răng miệng là nếu bạn vừa ăn thức ăn có chứa acid thì nên tránh đánh răng sau đó ít nhất là 30 phút. Các loại thực phẩm chứa axit citric như cam, bưởi và chanh sẽ làm yếu men răng của bạn.

2. Chú ý với nước ở hồ bơi

Bơi lội có thể giúp tăng cường sức khỏe của bạn. Nhưng hóa chất được sử dụng để khử trùng nước trong hồ bơi có thể gây tác động khủng khiếp tới răng. Vào những năm 1980, các nhà khoa học Mỹ thông qua một nghiên cứu về sức khỏe răng miệng trên các vận động viên bơi lội chuyên nghiệp, đã phát hiện có tới 40% số người được nghiên cứu có các triệu chứng mòn men răng.

Khi tắm tại hồ bơi, bạn hãy cố gắng hạn chế nước hồ bơi lọt vào trong miệng. Các hóa chất tẩy trùng trong hồ sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến men răng của bạn.

3. Uống cà phê càng nhanh càng tốt

Bạn hãy nhớ lại cách mà chúng ta thường uống trà hoặc cà phê ở nơi làm việc nào. Bạn có thể rót một cốc cà phê đầy và hớp từng ngụm một, trong khi trò chuyện cùng đồng nghiệp và trả lời email. Khi chúng ta có thói quen như vậy là vô tình đã tạo cơ hội cho cà phê, đặc biệt là cà phê có đường, có thêm thời gian phá hủy lớp men răng.

Lời khuyên chăm sóc răng miệng là bạn đừng để thời gian nhâm nhi cà phê trở thành điều kiện để vi khuẩn có thêm thời gian tấn công men răng. Uống hết ly cà phê nhanh chóng cũng vẫn giúp bạn tận hưởng trọn vẹn hương vị của món đồ uống này rồi.

4. Kiểm tra răng miệng trước khi dự định mang thai

Trước hết, khoang miệng chính là nơi lây nhiễm vi khuẩn từ các tế bào răng đến nướu, sau đó có thể đi vào máu và ảnh hưởng đến bào thai. Điều này có thể dẫn đến việc sinh non và những căn bệnh hay khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng ở trẻ.

Bệnh nha chu, căn bệnh răng miệng thường gặp cũng rất nguy hiểm bởi có thể làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Thậm chí nếu thụ thai, em bé có thể bị sinh non hoặc nhẹ cân.

5. Luôn tập trung chải răng thật kỹ

Trong lúc đánh răng, lời khuyên chăm sóc răng miệng của nha sĩ là bạn không nên để mình bị xao nhãng bởi bất cứ điều gì khác. Chải răng là một quá trình cần phải chú tâm thực hiện. Điều này sẽ khiến bạn di chuyển bàn chải đúng cách và chải sạch đến từng kẽ răng.

Bạn nên dạy trẻ nhỏ tập trung đánh răng trong một khoảng thời gian nhất định. Các bác sĩ khuyên nên bật bài hát mà chúng yêu thích. Bài hát sẽ thu hút sự chú ý của trẻ trong 2–3 phút, đây là thời gian cần thiết để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn cho trẻ.

6. Chú ý đến việc vệ sinh bàn chải

Bạn hãy luôn nhớ rửa sạch bàn chải sau khi đánh răng. Giữ bàn chải đánh răng của bạn thẳng đứng và để nó khô ráo cho lần sử dụng tiếp theo. Cố gắng để bàn chải cá nhân của bạn nằm riêng biệt với của những người khác trong gia đình để tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh về răng miệng. Bạn đừng cất bàn chải trong hộp kín, bởi việc này có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.

Lời khuyên chăm sóc răng miệng cho bạn là hãy thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng 1 lần hoặc có thể sớm hơn nếu thấy lông bàn chải thưa dần hoặc sờn.

7. Cẩn thận khi bạn bị thiếu răng

Một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 273 tình nguyện viên có độ tuổi từ 55 trở lên và đưa ra kết luận. Những người có hàm răng không đầy đủ có trí nhớ kém hơn, dễ bực tức hơn, và dễ thay đổi tâm trạng hơn. Một giải thuyết đã đưa ra là việc mất đi một số chiếc răng có khả năng làm giảm một số tín hiệu cảm giác được gửi đến não.

Tin vui cho những ai không còn giữ được hàm răng toàn vẹn, ngày nay đã có đầy đủ công nghệ cho phép tái cấu trúc răng của bạn, thậm chí cả khi bạn chỉ còn lại chân răng.

8. Coi chừng khớp cắn bị biến dạng

Nếu một đứa trẻ bị cảm lạnh 1–2 lần trong năm thì điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu trẻ bị cảm lạnh thường xuyên thì có thể chúng sẽ gặp vấn đề với khớp cắn. Đó là khi trẻ không thể thở bằng mũi và buộc phải thở bằng miệng. Thêm vào đó, hộp sọ dễ bị biến dạng khi còn nhỏ tuổi, điều này có thể khiến hàm dưới bị dịch chuyển đôi chút về phía trước.

Trong nhiều trường hợp, nha sĩ có thể khuyên bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa trước để đảm bảo rằng bạn không gặp bệnh gì về mũi. Nếu không thì mọi nỗ lực bỏ ra để phục hồi khớp cắn cho bạn sẽ trở nên vô ích.

9. Đừng nhai nước đá và xỏ khuyên lưỡi

Nếu bạn thường xuyên nhai nước đá hoặc ăn nhiều quả hạch, bạn có thể gây tổn thương cho nướu và men răng. Vết trám răng của bạn cũng có thể gặp vấn đề. Vấn đề tương tự cũng có thể xảy ra khi bạn xỏ khuyên lưỡi, đây có thể là nguồn gây tổn thương cho răng của bạn.

Bạn đừng nên dùng răng để mở bao bì thức ăn, lon nước ngọt hay những vật khác nữa. Tốt hơn hết là bạn có thể kiếm vật dụng để mở và tránh gây nguy hiểm cho răng của bạn.

10. Đừng vứt răng sữa của trẻ đi

Bạn đừng nên vứt bỏ những chiếc răng sữa của trẻ đi. Thực tế là những chiếc răng này có chứa các tế bào gốc mà sau này có thể được sử dụng để tái tạo thành neuron, xương và thậm chí là các tế bào tim. Chúng có thể cứu sống bạn và thậm chí giúp điều trị tiểu đường. Nhưng để có thể sử dụng chúng, bạn cần giữ các tế bào còn sống.

Khi bạn thấy trẻ cần nhổ răng, đừng tự thực hiện việc đó ở nhà. Bạn nên đến gặp nha sĩ để nhổ răng đúng cách và bảo quản răng theo các điều kiện được khuyến nghị.

Người ta vẫn thường nói: “Hàm răng, mái tóc là gốc con người”, vậy nên bạn lại càng phải quan tâm hơn nữa đến những lời khuyên chăm sóc răng miệng cho mình. Một hàm răng khỏe mạnh chắc hẳn sẽ khiến bạn tự tin và cảm thấy yêu đời hơn rất nhiều đấy!

Tuyết Trinh | HELLOBACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phương pháp chăm sóc da theo độ tuổi

(30)
Kem dưỡng da, botox, chất làm đầy filler, tia laser, liệu pháp làm săn chắc da,… thật tuyệt khi chúng ta có rất nhiều lựa chọn chăm sóc da với những sản phẩm ... [xem thêm]

Bệnh ái kỷ ác tính – mối hiểm họa khó lường

(85)
Bệnh ái kỷ ác tính là một dạng của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Tuy nhiên, căn bệnh này ít phổ biến hơn. Các chuyên gia nhận định rằng, đây là ... [xem thêm]

10 điều bạn nên làm khi chuẩn bị đám cưới

(16)
Bạn đã quyết định sẽ về chung một nhà với người yêu nhưng lại cảm thấy bối rối không biết nên chuẩn bị đám cưới như thế nào? Nếu bạn lên kế ... [xem thêm]

Nuôi thú cưng khi mang thai: Hại nhiều hơn lợi

(13)
Nhiều người nghĩ rằng một trong những điều tuyệt vời và thú vị nhất ở cuộc sống này chính là việc sở hữu một con thú cưng. Điều này khiến cho vật ... [xem thêm]

Khi nào có thể cho trẻ sơ sinh ra ngoài?

(33)
Trẻ sơ sinh mấy tháng cho ra ngoài trời và làm thế nào để bảo đảm an toàn cho bé là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ lần đầu nuôi con nhỏ.Theo quan niệm ... [xem thêm]

6 thói quen nấu ăn có thể làm mất dinh dưỡng của thực phẩm

(59)
Bạn muốn tự nấu ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà? Nếu có những thói quen nấu ăn sai cách thì bao nhiêu công sức của bạn sẽ đổ sông đổ biển ... [xem thêm]

Tìm hiểu về vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ

(17)
Làm cha mẹ là một công việc không có hồi kết và cũng chẳng phải điều dễ dàng. Trong quá trình phát triển của trẻ vai trò của cha mẹ giữ một vị trí quan ... [xem thêm]

Đột quỵ ở tuổi teen là gì?

(90)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN