Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

(3.9) - 43 đánh giá

Định nghĩa

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh gì?

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune thrombocytopenic purpura – ITP) hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu là chứng rối loạn đông máu gây ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh làm giảm lượng tiểu cầu trong máu.

Bình thường, trong 1µl máu chứa 140.000 đến 440.000 tế bào tiểu cầu. Nếu số tiểu cầu thấp hơn 50.000 tế bào/µl, triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ xuất hiện.

Những ai thường mắc phải xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 2-5 tuổi và người lớn từ 20-50 tuổi. Phụ nữ có tỷ lệ bị bệnh cao hơn nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì?

Các triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết giảm tiểu cầu là chảy máu và xuất hiện rất nhiều vết bầm tím trên da (ban xuất huyết). Triệu chứng khác bao gồm chảy máu nướu răng, phân có máu, kinh nguyệt kéo dài, chảy máu cam và phát ban với những đốm đỏ nhỏ.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám bác sĩ hoặc cấp cứu ngay nếu bạn chảy máu nhiều hoặc chảy máu ít nhưng không thể cầm được trong 5 phút. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì?

Nguyên nhân chính xác hiện vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, ITP là một căn bệnh tự miễn, nó xảy ra khi một số tế bào của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại tiểu cầu. Hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến lá lách tiêu diệt tiểu cầu. Lá lách là một cơ quan loại bỏ tiểu cầu cũ trong máu. Kháng thể tấn công vào các tiểu cầu và lá lách phá hủy các tiểu cầu có các kháng thể.

Ở trẻ em, nếu nhiễm virus (chẳng hạn như quai bị hoặc cúm) thường gây ra xuất huyết giảm tiểu cầu và tự biến mất.

Ở người lớn, ITP có thể xảy ra sau khi bị nhiễm virus, đặc biệt là những người nhiễm virus HIV càng dễ bị mắc bệnh. Việc sử dụng một số loại thuốc trong khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát. ITP ở người lớn có thể trở nên bệnh mãn tính.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch bao gồm:

  • Giới tính: nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới;
  • Trẻ em bị bệnh nhiễm virus như sởi, quai bị, virus viêm đường hô hấp.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch?

Liệu trình điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trẻ em thường không cần điều trị. Ở người lớn, loại thuốc phổ biến được sử dụng là thuốc steroid. Nếu steroid không có tác dụng, các thuốc khác như globulin miễn dịch có thể được tiêm vào tĩnh mạch. Nếu những biện pháp này không hiệu quả lá lách có thể cần phải được cắt bỏ. Một số người trưởng thành có thể tự khỏi bệnh mà không cần điều trị.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch?

Các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán qua bệnh án và kiểm tra thể trạng. Xét nghiệm máu để đo lượng tiểu cầu và để xem nếu một căn bệnh nào đó là nguyên nhân gây ra bệnh. Chuyên gia huyết học có thể trích mẫu tủy xương ở gần hông để kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi. Bác sĩ có thể thực hiện chụp cắt lớp (CT) để xem xét lá lách và các cơ quan khác.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Hạn chế thức uống có cồn;
  • Tránh các loại thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu như aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin IB);
  • Chọn các hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh các môn thể thao có tính cạnh tranh hoặc các hoạt động có thể làm tăng nguy cơ chấn thương và chảy máu;
  • Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ lá lách, hãy chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng (như sốt).

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn thính giác

(100)
Tìm hiểu chungRối loạn thính giác là gì?Rối loạn thính giác, hay còn được gọi là mất thính giác, là tình trạng dần dần mất đi khả năng nghe âm thanh. Có 3 ... [xem thêm]

Chấn thương đám rối thần kinh cánh tay

(95)
Tìm hiểu chungChấn thương đám rối thần kinh cánh tay là gì?Đám rối thần kinh cánh tay là mạng lưới các dây thần kinh gửi tín hiệu từ cột sống đến vai, ... [xem thêm]

Rối loạn vận động chậm

(34)
Tìm hiểu chungChứng rối loạn vận động chậm là gì?Các rối loạn vận động chậm (TDs) là những chuyển động không kiểm soát được của lưỡi, môi, mặt, ... [xem thêm]

Nhiễm norovirus

(43)
Tìm hiểu nhiễm norovirusNhiễm norovirus là gì?Nhiễm norovirus có thể diễn biến đột ngột với nôn mửa và tiêu chảy dữ dội. Virus rất dễ lây và thường lây ... [xem thêm]

Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh

(34)
Tìm hiểu chungTiêu chảy liên quan đến kháng sinh là bệnh gì?Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh là tình trạng đi tiêu ra phân lỏng, nhiều nước, hơn ba lần một ... [xem thêm]

U bao nang hoạt dịch

(25)
Tìm hiểu về u bao nang hoạt dịchU bao nang hoạt dịch là bệnh gì?U bao nang hoạt dịch là nang chứa đầy các chất lỏng khiến một chỗ phình ra và cảm giác ... [xem thêm]

Lang ben

(18)
Lang ben là tình trạng nhiễm nấm da phổ biến. Vậy lang ben là gì? Làm sao để điều trị lang ben? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.Lang ben là ... [xem thêm]

Hội chứng chèn ép khoang

(36)
Định nghĩaHội chứng chèn ép khoang là bệnh gì?Hội chứng chèn ép khoang là tình trạng cơ bắp bên trong sưng lên làm áp lực tăng trong khoang (một không gian kín ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN