Thuốc Clarithromycin: Những thông tin cơ bản cần biết

(4.32) - 28 đánh giá

Clarithromycin là loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Thuốc Clarithromycin là một loại thuốc kháng sinh nhóm macrolide, hoạt động bằng cách ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Sau đây là một số thông tin cơ bản cũng như công dụng và những lưu ý khi dùng thuốc.

Thuốc Clarithromycin cũng có thể được sử dụng kết hợp với các loại thuốc chống loét khác để điều trị một số dạng viêm loét dạ dày.

Chỉ định

  • Clarithromycin được chỉ định thay thế cho penicillin ở người bệnh dị ứng với penicillin;
  • Người mắc bệnh nhiễm khuẩn như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp tính, viêm phổi, viêm da và các mô mềm;
  • Clarithromycin chỉ được dùng để điều trị viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae và Legionella, bệnh bạch hầu, ho gà giai đoạn đầu và các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội;
  • Clarithromycin được dùng phối hợp với một loại thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc đối kháng thụ thể histamin H2. Đôi khi Clarithromycin còn được dùng kết hợp với một số thuốc kháng khuẩn khác để diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày − tá tràng.

Chống chỉ định

  • Người bị dị ứng với các Macrolid;
  • Tránh tuyệt đối dùng Clarithromycin chung với Terfenadin, đặc biệt trong trường hợp người bệnh mắc phải các vấn đề tim mạch như loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc mất cân bằng điện giải.

Thận trọng

Người bệnh suy giảm các chức năng thận, gan.

Thời kỳ mang thai

Trong thời gian mang thai, bạn chỉ nên dùng Clarithromycin khi thật cần thiết và phải theo dõi quá trình dùng thuốc cẩn thận.

Thời kỳ cho con bú

Phụ nữ cho con bú cần thận trọng khi dùng Clarithromycin trong giai đoạn cho con bú.

Tác dụng phụ của thuốc Clarithromycin

Thường gặp

  • Rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là ở người trẻ tuổi với tần suất 5%;
  • Gây ra một số phản ứng dị ứng ở các mức độ khác nhau: mề đay, sốc phản vệ và hội chứng Stevens – Johnson;
  • Viêm màng não ở nhiều mức độ khác nhau, thậm chí co thể đe dọa tính mạng;
  • Phản ứng mẫn cảm như ngứa ngáy, mề đay, nổi ban, kích ứng da;

Ít gặp

  • Các triệu chứng ứ mật (đau bụng trên, đôi khi các cơn đau xảy ra dữ dội), buồn nôn, nôn;
  • Chức năng gan bất thường, nồng độ bilirubin huyết thanh tăng và thường kèm theo vàng da, sốt phát ban và tăng bạch cầu ưa eosin;
  • Ðiếc tai (nếu dùng liều cao).

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp những thông tin hữu ích về thuốc Clarithromycin.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quan hệ ngày rụng trứng có dễ mang thai không?

(73)
Vào những ngày rụng trứng, phụ nữ thường tăng ham muốn tình dục. Vậy quan hệ ngày rụng trứng có dễ mang thai không? Những thông tin trong bài viết sau sẽ ... [xem thêm]

6 bài tập giúp nam giới tăng cơ giảm mỡ

(25)
Phái mạnh hầu như ai cũng muốn có được một cơ bắp rắn chắc. Bên cạnh việc tập thể hình hàng tuần, việc phát triển và hình thành cơ bắp còn yêu cầu ... [xem thêm]

Học cách chế biến nấm đùi gà để tận dụng lợi ích sức khỏe

(37)
Nấm đùi gà vừa giòn vừa ngọt là nguyên liệu dễ nấu mà lại cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Vậy những lợi ích của nấm đùi ... [xem thêm]

Nước tăng lực hay tăng rủi ro sức khỏe?

(62)
Nước tăng lực tuy giúp tỉnh táo được trong chốc lát nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài nếu bạn uống quá thường xuyên. Món đồ uống lợi ít ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Chẩn đoán sớm để phòng ngừa và điều trị kẻo muộn!

(13)
Bệnh đái tháo đường thai kỳ (hay trước đây được gọi là tiểu đường thai kỳ) là bệnh lý thường gặp với nhiều thai phụ. Nếu không tìm hiểu rõ để ... [xem thêm]

8 tác dụng của vitamin E tốt cho sức khỏe

(17)
Tác dụng của vitamin E không chỉ dừng ở việc chăm sóc sắc đẹp, mà còn giúp bạn mang đến nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.Vitamin E ... [xem thêm]

4 loại rối loạn chuyển hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

(84)
Bé cưng có vẻ không hoạt bát và không thích ăn uống? Có thể bé bị rối loạn chuyển hóa. Muốn biết rối loạn chuyển hóa ở trẻ là gì, hãy xem bài viết sau ... [xem thêm]

Nghiện nặn mụn: Sở thích kỳ lạ hay hội chứng bệnh?

(75)
Xung quanh bạn hẳn sẽ có những người nghiện nặn mụn, họ không chỉ thích tự nặn mụn cho mình mà còn muốn nặn mụn cho người khác. Nhìn thấy mụn nhưng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN