6 bí quyết giúp bạn chọn giày chạy bộ như ý

(4.03) - 49 đánh giá

Một đôi giày chạy bộ tốt sẽ giúp bạn tập luyện hăng say hơn và ít bị chấn thương khi tập luyện. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách chọn giày chạy bộ tốt như ý để luôn cảm thấy thoải mái khi tập luyện.

Cách chọn giày chạy bộ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu suất luyện tập và sức khỏe xương khớp. Vậy bạn đã biết cách chọn lựa cho mình đôi giày chạy bộ tốt để phòng tránh những chấn thương khi vận động và đạt hiệu quả cao nhất?

1. Đến cửa hàng để chọn giày chạy bộ

Dịch vụ mua sắm online rất tiện lợi nhưng bạn cần đến cửa hàng để có thể thử đôi giày mình muốn mua, đặc biệt là khi mua giày chạy bộ. Khi đến cửa hàng để thử giày, bạn không những có thể kiểm tra xem giày có vừa chân không mà cũng có cơ hội ngắm xem đôi giày khi lên dáng mình sẽ thế nào. Hơn nữa, nhân viên cũng có thể tư vấn loại giày chạy bộ nào phù hợp với cường độ luyện tập, địa hình luyện tập hay lứa tuổi của bạn.

Trường hợp bạn nặng cân hay từng bị chấn thương ở chân thì việc thử giày trực tiếp lại càng quan trọng. Nếu mua online, bạn sẽ không biết đôi giày chạy bộ mình muốn mua có đủ độ chắc chắn để hỗ trợ mình khi chạy không.

Tuy quyết định chọn giày tại cửa hàng sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro mua phải giày không hợp nhưng ở Việt Nam hiện chưa có đầy đủ các hãng giày chạy bộ tốt. Hơn nữa, giày chạy bộ khi nhập về nước cũng có giá cao hơn so với giá gốc. Nếu muốn mua giày trên mạng để có nhiều sự lựa chọn hơn với giá cả hợp lý, bạn có thể tham khảo các bí quyết chọn giày chạy bộ sau đây:

– Bạn đo chiều dài và chiều rộng chân bạn khi đã mang vớ và so sánh các số này với các thông số hãng sản xuất đưa ra.

– Nếu bạn đang phân vân giữa hai size giày gần nhau như size 38.5 và 39, hãy chọn size lớn hơn. Bạn có thể khắc phục tình trạng giày hơi rộng so với chân bằng cách thắt dây giày chặt hơn, mang vớ hơi dày, gắn thêm miếng lót… Trong khi đó, tình trạng giày chật lại gần như không có cách khắc phục.

– Bạn nên đọc đánh giá của những ai đã dùng giày rồi để có thêm nguồn tham khảo. Ý kiến của họ có thể giúp bạn hiểu hơn về độ êm của giày, địa hình thích hợp để dùng giày, trọng lượng giày…

2. Không chọn theo size giày thường

Giày đi hàng ngày có thể không cùng kích cỡ với giày thể thao nên bạn không thể căn cứ vào cỡ giày mình hay đi để chọn giày chạy bộ. Thay vì dựa vào cỡ giày, bạn hãy chọn giày bằng cách thử vào chân và cảm nhận mình có thoải mái không.

Giày chạy bộ vừa vặn là khi khoảng cách từ ngón chân dài nhất đến mũi giày khoảng một lóng ngón tay. Khoảng trống ngày giúp các ngón chân hoạt động thoải mái hơn và không bị chèn ép dù chân có tăng kích thước khi chạy.

Một đôi giày chạy bộ tốt sẽ mang lại cảm giác chắc chắn mà không gây tê hay bức bối cho chân. Nếu bạn cảm thấy chân bị gò bó khi mang giày thì đây là đôi giày quá chật với bạn.

3. Chọn giày chạy bộ vào buổi tối

Chân sẽ nhỏ nhất vào buổi sáng nên thử giày vào lúc này có thể khiến bạn chọn lầm kích cỡ. Vậy nên, bạn hãy thử giày vào buổi tối vì đây là lúc chân có kích cỡ lớn nhất sau một ngày đi lại nhiều. Kích cỡ này sẽ phù hợp hơn cho những buổi tập chạy bộ vì chân sẽ ít nhiều tăng kích cỡ khi bạn vận động.

4. Chọn giày chạy bộ theo địa hình tập luyện

Mỗi loại giày chạy bộ thích hợp với một địa hình chạy bộ khác nhau nên bạn cần xác định mình hay tập ở đâu để chọn lựa chính xác hơn. Sau đây là một số địa hình chạy bộ thường thấy:

• Đường nhựa bằng phẳng: Loại giày “road running” nhẹ, linh hoạt, có miếng đệm sẽ phù hợp nếu bạn thường chạy bộ ở công viên hay vỉa hè.

• Đường gồ ghề: Với địa hình nhiều đất đá, rễ cây hay bùn thì bạn nên chọn loại giày “trail running” có đế dày, độ bám dính tốt và bảo vệ chân tốt.

• Phòng tập gym: Nếu thích chạy bộ hằng ngày ở phòng tập gym, bạn hãy chọn giày “cross training” chắc chắn, đế dày, thân hơi cứng. Loại giày này không những hỗ trợ bạn chạy hiệu quả trên máy chạy bộ mà cũng giúp bạn tập các bài tập khác ở phòng gym dễ dàng hơn.

5. Thay giày nếu tập không thoải mái

Giày chạy bộ là phương tiện hỗ trợ bạn tập luyện thoải mái và hiệu quả hơn. Vậy nên, bạn cần đổi giày mới ngay nếu thấy đôi giày mình mới mua không đủ êm ái, gây phồng rộp ở chân, dễ trơn trượt… Để không tốn tiền mua giày mới khi phát hiện giày mình đang mang không tốt, bạn có thể chọn mua giày ở những nơi bán cho đổi hàng.

6. Cân nhắc dùng thêm miếng lót giày

Nếu chưa hài lòng với độ êm ái của đôi giày, bạn có thể cân nhắc dùng thêm miếng lót giày thể thao. Miếng lót giày thể thao tốt không những giúp bạn cảm thấy êm chân hơn mà còn có thể hỗ trợ bạn tập luyện đúng tư thế. Nếu quyết định dùng miếng lót, bạn hãy gắn miếng lót vào giày để đi thử trước khi mua giày vì miếng lót có thể ảnh hưởng tới độ vừa vặn của giày.

Những đôi giày chạy bộ quá cũ có thể mất chức năng nâng đỡ chân và khiến bạn dễ gặp chấn thương khi luyện tập. Vậy nên nếu thấy giày quá cũ, bạn đừng ngại đầu tư cho mình một đôi giày mới vì đây là một trong những thứ không nên tiết kiệm ngay cả khi… rỗng ví.

Một đôi giày thể thao thông thường có thể hỗ trợ bạn chạy được 480 – 800 km. Tuy nhiên, tuổi thọ của giày còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như bề mặt bạn chạy bộ, thời gian chạy bộ mỗi buổi, cân nặng, tần suất chạy bộ, thiết kế giày…

Bạn cần quan sát giày để phát hiện các dấu hiệu giày đã quá cũ. Một số dấu hiệu cho thấy bạn cần mua giày chạy bộ mới là giày bị mòn đế, lớp lót của giày bị gãy, giày không còn êm ái, giày dễ bị uốn cong… Ngoài ra, bạn cũng nên lắng nghe các dấu hiệu từ cơ thể mình như đau nhức ở đầu gối hoặc cẳng chân sau khi chạy bộ. Cảm giác khó chịu về mặt thể chất sau khi dùng giày chạy bộ là dấu hiệu cho thấy bạn cần có giày mới đấy.

Một đôi giày chạy bộ tốt là món đồ đầu tư xứng đáng cho cuộc hành trình tập luyện bảo vệ sức khỏe. Bạn hãy chọn giày chạy bộ thật thoải mái và phù hợp cho đôi chân của mình nhé!

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giải mã hành động liếm của cún cưng

(88)
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao chó cưng liếm bạn, hay liếm móng chân không? Hầu hết, mọi người đều nghĩ rằng chó thường liếm ai đó để biểu ... [xem thêm]

Sự tổn thương ở dây thần kinh tọa

(54)
Các dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn bắt nguồn từ tủy sống và kéo dài dọc theo chiều dài bắp vế. Hầu hết ở các động vật có xương sống, các ... [xem thêm]

Bà bầu ngủ ngáy có phải triệu chứng đáng lo ngại?

(12)
Ngủ ngáy khi mang thai thường gây khó chịu cho chồng bạn nằm kế bên nhưng đồng thời cũng có thể đến từ nguyên nhân bất lợi cho sự an toàn của thai kỳ. ... [xem thêm]

Triệu chứng sùi mào gà: Làm thế nào để biết mình bị bệnh?

(36)
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất. Cả nam lẫn nữ đều có nguy cơ mắc bệnh với những triệu chứng sùi mào gà ... [xem thêm]

Phẫu thuật cắt túi mật có nguy hiểm không?

(19)
Thông thường, phẫu thuật cắt túi mật không nguy hiểm, nhưng nhiều người thường lo sợ phẫu thuật này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.Cắt túi ... [xem thêm]

Nguồn canxi cho mẹ bầu không dung nạp lactose

(98)
Canxi là một trong những khoáng chất rất quan trọng trong thai kỳ. Canxi có nhiều trong sữa, vậy nếu bạn mắc chứng không dung nạp lactose, không thể dùng sữa ... [xem thêm]

Dấu hiệu ung thư tinh hoàn và cách phòng ngừa

(89)
Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các bệnh ung thư ở nam giới nhưng ung thư tinh hoàn lại là một nỗi ám ảnh của các đấng mày râu. Vì vậy, ... [xem thêm]

Những lưu ý “vàng” khi bổ sung protein

(82)
Protein đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, nhưng không phải tất cả các loại protein đều như nhau. Vậy bạn cần phải lưu ý gì khi bổ sung ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN