Phẫu thuật cắt túi mật có nguy hiểm không?

(3.99) - 19 đánh giá

Thông thường, phẫu thuật cắt túi mật không nguy hiểm, nhưng nhiều người thường lo sợ phẫu thuật này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cắt túi mật là phẫu thuật cắt bỏ túi mật, một cơ quan hình quả lê nằm bên dưới gan. Túi mật là nơi chứa dịch mật, dịch tiêu hóa được sản xuất trong gan. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về loại phẫu thuật này.

Tại sao bạn cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật?

Nếu sỏi mật được hình thành trong túi mật, chúng có thể ngăn chặn dòng chảy của mật và gây đau. Cắt túi mật có thể được chỉ định để điều trị sỏi mật và các biến chứng của chúng bao gồm:

  • Sỏi mật nằm trong túi mật (sỏi mật)
  • Sỏi mật nằm trong ống mật (sỏi ống mật gan)
  • Viêm túi mật
  • Viêm tụy.

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi và phẫu thuật cắt túi mật hở

Có hai loại cắt túi mật khác nhau, gồm: phẫu thuật cắt túi mật nội soi và cắt túi mật hở. Phẫu thuật cắt túi mật nội soi thường được sử dụng vì ưu điểm của nó là thời gian hồi phục ngắn hơn, nhưng phẫu thuật cắt túi mật hở cần thiết trong một số trường hợp đặc biệt.

Với phẫu thuật cắt túi mật nội soi hoặc xâm lấn tối thiểu, bác sĩ sẽ thực hiện bốn vết cắt nhỏ trên bụng, một trong số đó là để đưa máy ảnh nhỏ vào và phần còn lại là để đưa các dụng cụ phẫu thuật. Các bác sĩ phẫu thuật xem màn hình video trong khi sử dụng các công cụ để loại bỏ túi mật. Các thủ tục thường mất từ ​​1–2 giờ. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt túi mật nội soi có thể không phù hợp khi cần các vết cắt lớn do có các mô sẹo từ các lần phẫu thuật trước hoặc do biến chứng.

Trong phẫu thuật cắt bỏ túi mật mở hoặc truyền thống, bác sĩ thực hiện một vết cắt lớn (15,24cm) ở vùng bụng bên phải, dưới xương sườn để nhìn thấy gan và túi mật. Bác sĩ phẫu thuật sau đó sẽ cắt bỏ túi mật. Phẫu thuật này cũng mất khoảng 1–2 giờ.

Các biến chứng sau mổ cắt túi mật

Bệnh nhân có thể phải chịu một số biến chứng sau mổ cắt túi mật, điều này phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe hiện tại và lý do phẫu thuật. Các biến chứng có thể là:

  • Rò rỉ mật
  • Chảy máu ở vết mổ
  • Cục máu đông ở khu vực phẫu thuật
  • Các vấn đề tim mạch
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương các bộ phận lân cận như ống mật, gan hoặc ruột non
  • Viêm tụy
  • Viêm phổi

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật cắt túi mật

Bạn nên chuẩn bị mọi thứ trước phẫu thuật để có kết quả tốt nhất và phục hồi nhanh nhất:

  • Thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể được yêu cầu không ăn ít nhất 4 giờ trước khi phẫu thuật và ngừng dùng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung vì chúng có thể gây chảy máu nhiều hơn.
  • Phục hồi: bạn hãy lên kế hoạch nằm viện để đảm bảo không có biến chứng xảy ra. Nếu thực hiện phẫu thuật xâm lấn với một vết cắt dài, bạn nên ở lại bệnh viện lâu hơn. Nếu bạn có thể về nhà sau khi phẫu thuật, yêu cầu một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè đưa về nhà và ở lại theo dõi bạn trong đêm đầu tiên.

Chăm sóc sau mổ cắt túi mật

Thời gian cần để hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật phụ thuộc vào loại phẫu thuật cắt túi mật và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Thông thường với phẫu thuật cắt túi mật nội soi, bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường chỉ sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu là phẫu thuật cắt túi mật mở, bệnh nhân cần ít nhất 1 tuần trước khi trở lại các hoạt động bình thường.

Cắt túi mật sống được bao lâu?

Nhiều bệnh nhân thường lo lắng, không biết cắt túi mật sống được bao lâu. Thực tế, bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh sau khi phẫu thuật. Cắt túi mật không ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh. Do túi mật đã được cắt bỏ, nên gan sẽ tiết dịch mật vào các bữa ăn để giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ chất béo, vitamin như bình thường.

Sau đó, dịch mật sẽ đi trực tiếp từ gan đến tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Do đó, trong thời gian đầu bạn có thể bị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, chậm tiêu, ngứa bụng… Sau một thời gian, cơ thể sẽ thích ứng với thay đổi này và các triệu chứng biến mất.

Người bị cắt túi mật nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Do bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa vào những ngày đầu, nên hãy ăn những món ăn dễ nuốt, dạng lỏng. Sau đây là những lưu ý trong thực đơn cho người cắt túi mật:

  • Ăn nhạt: trong những tuần đầu sau khi phẫu thuật, bạn nên ăn nhạt để dễ tiêu hóa. Sau khi cơ thể thích nghi với những thay đổi, bạn có thể thiết kế chế độ ăn hợp lý với nhiều rau xanh và hoa quả.
  • Hạn chế chất béo: ở những người cắt túi mật, không nên ăn hơn 40–50g chất béo mỗi ngày. Những thực phẩm bạn có thể dùng như sữa tách kem, sữa chua không béo, thịt nạc, cá, gia cầm, đồ uống không có cồn.
  • Bổ sung các chất béo chưa bão hòa: chất béo chưa bão hòa rất tốt cho người cắt túi mật vì gan sẽ tăng cường tiết dịch mật khi có các tín hiệu từ các chất béo lành mạnh. Bạn có thể bổ sung loại chất béo này từ dầu olive và dầu cá.
  • Tránh thực phẩm giàu cholesterol gồm trứng, thịt mỡ, một số loại hải sản, đồ chiên xào, thức ăn nhanh vì chúng làm tăng nguy cơ gây tái phát sỏi mật.

Cắt túi mật là cách duy nhất để điều trị sỏi mật và ngăn ngừa tái phát. Hầu hết mọi người sẽ không có vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa sau phẫu thuật. Một số người có thể có phân lỏng thường xuyên mặc dù nó sẽ biến mất theo thời gian. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi hoặc triệu chứng nào xảy ra với thói quen đại tiện của mình.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phương pháp tự nhiên trị ho cho trẻ vô cùng hiệu quả

(52)
Trong những ngày thời tiết thay đổi thất thường, nếu mẹ không chú ý giữ ấm cho cơ thể bé thì sẽ rất dễ khiến trẻ bị ho, sổ mũi và sốt. Những mẹo ... [xem thêm]

Vừa trang điểm vừa dưỡng da, tại sao không?

(95)
Một sản phẩm dùng để trang điểm mà lại có tác dụng dưỡng da, quá tiện ấy chứ! Chúng tôi sẽ mách bạn cách chọn các loại sản phẩm để có thể vừa ... [xem thêm]

Tại sao bệnh hen suyễn ở người lớn tuổi thường bị chẩn đoán sai và khó điều trị?

(70)
Hen suyễn ở người trưởng thành là hiện tượng hen suyễn khởi phát sau 20 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ... [xem thêm]

Bạn biết gì về điều trị hiếm muộn?

(47)
Chi phí điều trị hiếm muộn là bao nhiêu? Bạn sẽ có khả năng mang thai sau khi thực hiện phương pháp điều trị hiếm muộn hay không?Hiếm muộn là tình trạng ... [xem thêm]

Hiến máu: Những chú ý quan trọng không nên xem nhẹ!

(46)
Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia bởi vì người hiến cần phải đáp ứng một số điều kiện sức khỏe nhất định. ... [xem thêm]

4 mẹo siêu dễ tập cho bé ăn ngủ đúng giờ ngay từ lúc mới sinh

(81)
Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, có một thời gian biểu cụ thể đối với việc đi ngủ, ăn uống và các hoạt động khác có thể làm cho cuộc sống ... [xem thêm]

Tuyệt chiêu trị dứt điểm tiêu chảy khi mắc bệnh ung thư

(80)
Tiêu chảy là một tác dụng phụ thường gặp khi bạn tiếp nhận các liệu pháp điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị. Nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy ... [xem thêm]

Ăn sầu riêng thực sự cải thiện tình trạng bệnh cao huyết áp

(25)
Nhiều người không thích sầu riêng, nhưng một khi đã ăn được sẽ rất dễ “ghiền” loại trái cây nhiệt đới này. Không chỉ thơm ngon, ăn sầu riêng còn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN