6 bí kíp để tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ

(3.93) - 41 đánh giá

Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ hỗ trợ cho con bạn khả năng tự nhiên để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Nếu bé có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, sức đề kháng của con bạn sẽ được tối đa hóa.

Hệ miễn dịch tốt giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh thông thường và giữ cho bé luôn khỏe mạnh. Bạn hãy tham khảo bài viết sau để biết những bí kíp giúp tăng cường sức đề kháng cho bé nhé!

1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Theo một nghiên cứu của Úc năm 2002, việc cho con bú sữa mẹ có tác động tích cực đến sự phát triển của hệ miễn dịch do các thành phần trong sữa mẹ giúp thúc đẩy sự phát triển của niêm mạc tiêu hóa và thay đổi vi khuẩn đường ruột.

Sữa mẹ có chứa protein, đường và chất béo, những chất này đóng vai trò thiết yếu để trẻ phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, nó cũng cung cấp kháng thể và bạch cầu, cả hai đều tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, và giúp trẻ kháng lại các vi sinh vật gây bệnh.

2. Thêm trái cây và rau vào bữa ăn

Chế độ ăn uống lành mạnh là nền tảng của hệ miễn dịch tốt. Bạn cần thêm nhiều loại trái cây và rau xanh (như táo, cà rốt, khoai lang, đậu, bông cải xanh, kiwi, dưa hấu, cam, dâu tây,…) vào chế độ ăn uống của trẻ. Điều này giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.

Các loại đậu, ngũ cốc và các thực phẩm giàu vitamin A, B2, B6, C, kẽm, selen và các axit béo thiết yếu cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý những điều sau, thay vì dùng loại hạt đã được tinh chế, bạn nên cho con dùng các sản phẩm ngũ cốc nguyên chất. Tránh các loại thực phẩm có lượng đường cao như bánh quy, ngũ cốc đóng hộp và nước ngọt.

3. Ngủ đủ giấc

Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh lý học Châu Âu 2012 của Pflügers, giấc ngủ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ miễn dịch của trẻ. Trẻ sơ sinh cần đến 18 tiếng để ngủ mỗi ngày. Ở những độ tuổi khác, trẻ cần khoảng 10 đến 14 tiếng để ngủ. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng không kém.

Phòng ngủ của bạn cần tối và thông gió vào ban đêm. Ngủ trong bóng tối giúp thúc đẩy việc sản xuất các hormone melatonin, nó hoạt động như một chất chống oxy hoá mạnh mẽ.

4. Cho con bạn tập thể dục sớm

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giúp con ngăn ngừa bệnh tật. Tập thể dục đều đặn với 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp nhiều lợi ích sức khoẻ khác cho bé.

Khuyến khích con bạn tập thể dục, và hãy tập luyện với chúng thay vì chỉ yêu cầu trẻ đi ra ngoài chơi. Các bài tập được khuyến khích như: đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe khoảng 30 phút mỗi ngày là những bài tập đơn giản và tốt nhất cho cả gia đình bạn. Bạn cũng có thể đăng ký cho con tham gia các khóa học bơi, học tennis hoặc bất kỳ môn thể thao nào khác mà bé thích.

5. Cho con tắm nắng

Vitamin D là một trong những thành phần của thiên nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch. Những người bị thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ung thư, nhiễm trùng.

Hãy chắc chắn rằng con của bạn nhận được lượng vitamin D tự nhiên cần thiết bằng cách để tay và mặt dưới ánh nắng mặt trời trong 20 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên cho con tắm nắng vào buổi sáng sớm để tránh tia cực tím mạnh gây hại cho da bé.

6. Cung cấp những thực phẩm giàu probiotic

Probiotics là vi khuẩn tốt trong đường ruột, chúng giữ cho những vi khuẩn xấu không làm tổn hại đến cơ thể. Các nhà nghiên cứu cho rằng vi khuẩn tốt có tác động tích cực lên hệ miễn dịch và thậm chí có thể điều chỉnh phản ứng miễn dịch thông qua hệ miễn dịch niêm mạc ruột. Do đó, bạn nên thường xuyên cung cấp thực phẩm giàu chất probiotics như sữa chua, bơ, hoặc bắp cải muối chua,…vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.

Để giữ cho hệ miễn dịch của con bạn hoạt động tốt, bạn hãy bắt đầu áp dụng những lời khuyên trên ngay từ ngày hôm nay nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cận thị và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ mắt!

(34)
Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt và ngày càng nhiều người mắc phải. Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của mắt bị cận thị và ... [xem thêm]

Theo dõi phân trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận biết sức khỏe con yêu

(99)
Bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong phân trẻ sơ sinh? Đó có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của chứng cuồng dâm

(20)
Một vài căn bệnh liên quan đến thể chất và tinh thần có thể làm tăng cường độ sinh hoạt tình dục của bạn đến một mức nguy hiểm. Do đó, bạn cần ... [xem thêm]

Lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ bị tiểu đường

(62)
Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân (IHP) là một bảng chi tiết những điều trẻ cần ở trường, khi nào cần và người cung cấp. Dữ liệu liên quan đến ... [xem thêm]

Tóc bị bết dính do những thói quen bạn không ngờ

(75)
Hẳn nhiều người trong chúng ta đều vật lộn với mái tóc bết dính mỗi ngày, đặc biệt là vào những ngày trời hè đặc biệt nóng bức như thế này tóc càng ... [xem thêm]

Bật mí 2 công thức làm nước ép lô hội thơm ngon dễ làm

(57)
Nước ép lô hội được lấy từ lá của cây lô hội hay còn gọi bằng cái tên khác là nha đam. Ngoài công dụng chữa cháy nắng, nước ép lô hội còn rất có ... [xem thêm]

Mẹo dân gian giúp trị cảm cúm cho bà bầu không cần dùng thuốc

(10)
Trị cảm cúm cho bà bầu không phải dễ bởi vì trong thời gian này, bà bầu thường lo dùng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.Không cần dùng thuốc vẫn ... [xem thêm]

Ung thư đại tràng: Dấu hiệu và triệu chứng

(80)
Hệ thống tiêu hóa của chúng ta vốn rất phức tạp. Đó là lý do các triệu chứng ung thư đại tràng rất khó kiểm soát và dễ bị bỏ qua. Vì vậy, bạn nên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN