Cận thị và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ mắt!

(3.69) - 34 đánh giá

Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt và ngày càng nhiều người mắc phải. Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của mắt bị cận thị và cách điều trị, chăm sóc mắt, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Cận thị là bệnh gì?

Cận thị là tình trạng mắt không thể nhìn thấy các vật ở xa nhưng các đối tượng gần có thể thấy rõ. Ví dụ, bạn không thể nhận ra biển hiệu đường cao tốc cho đến khi chỉ còn cách một vài mét. Tình trạng này có thể diễn tiến dần dần hoặc nhanh chóng.

Theo thống kê từ các chuyên gia, hiện nay tỷ lệ bị cận ở độ tuổi trẻ em và thiếu niên đang ngày càng tăng.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng mắt bị cận thị là gì?

Hầu hết trường hợp, các triệu chứng và dấu hiệu bị cận thường bao gồm:

  • Nhìn xa mờ
  • Phải nheo mắt để thấy rõ
  • Nhức đầu do mỏi mắt
  • Khó nhìn trong khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm

Bên cạnh đó, trẻ bị cận thị có thể có những dấu hiệu như:

  • Nheo mắt thường xuyên
  • Ngồi gần tivi, màn ảnh phim hoặc ngồi bàn đầu của lớp học
  • Không nhìn thấy các đối tượng ở xa
  • Chớp mắt quá mức
  • Dụi mắt thường xuyên

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy mau chóng đến gặp bác sĩ nếu bạn:

  • Không nhìn thấy rõ những vật ở xa và điều này ảnh hưởng đến công việc thường ngày
  • Tầm nhìn suy yếu làm giảm thú vui trong cuộc sống
  • Thấy lóa sáng hoặc có vệt tối, bóng mờ che một phần tầm nhìn

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân cận thị là gì?

Một người có thể bị cận do nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong. Lúc này, thay vì tập trung ở võng mạc, các tia sáng đi vào mắt lại tập trung phía trước võng mạc và điều này dẫn đến tình trạng nhìn mờ.

Những ai thường mắc bệnh cận thị?

Mặc dù cận thị thường gặp trong độ tuổi từ 8–12, nhưng bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải tật khúc xạ này. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bệnh cận thị?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị cận thị, chẳng hạn như:

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh cận thị?

Bác sĩ chẩn đoán cận thị thông qua khám mắt bằng cách tiến hành một loạt các bài kiểm tra. Bác sĩ có thể sử dụng các công cụ khác nhau để chiếu tia sáng trực tiếp vào mắt và yêu cầu bạn nhìn qua một vài ống kính. Mục đích của các xét nghiệm này là để phát hiện các khía cạnh khác nhau của mắt và thị lực và để xác định những loại thuốc bạn cần phải có để nhìn rõ hơn cùng với sự hỗ trợ từ kính đeo hay kính áp tròng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh cận thị?

Để điều trị cận thị, bạn cần phải cải thiện khả năng nhìn bằng cách tập trung ánh sáng vào võng mạc với sự giúp đỡ của thấu kính điều chỉnh hoặc phẫu thuật khúc xạ.

Nếu chọn đeo kính để điều trị cận thị sẽ giúp bạn chống lại độ cong của giác mạc hoặc tăng chiều dài của mắt. Bạn có lựa chọn nhiều loại kính như kính hai tròng, kính 3 tròng và kính đọc sách hoặc kính áp tròng.

Nếu không thích cảm giác đeo kính, bạn có thể xem xét tiến hành mổ cận thị. Phương pháp này sẽ giúp bạn làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ sự phụ thuộc của bạn vào kính hoặc kính áp tròng. Các thủ thuật phổ biến nhất là Lasek (sử dụng tia laser để loại bỏ một lớp mô giác mạc) và LASIK (sử dụng laser hoặc dụng cụ cơ khí để cắt một vạt mỏng qua đỉnh của giác mạc).

Cải thiện thị lực bằng các bài tập

Bài tập mắt – tay

Bài tập này có thể giúp bạn tăng khả năng nhìn các vật ở xa. Bạn hãy bắt đầu bằng tư thế đứng giữa phòng với đầu gối hơi cong và lưng thẳng. Bạn hãy treo một bức tranh hay áp phích lên bức tường trước mặt, đưa ngón trỏ tay phải lên cách mũi vài phân và tập trung ánh nhìn vào đầu ngón tay cho tới khi bạn nhìn thấy nó thật rõ.

Khi bạn đã nhìn rõ đầu ngón tay của mình thì hãy bắt đầu di chuyển thật nhanh ánh nhìn về phía bức tranh trên tường. Khi mới tập, bạn chỉ cần đứng cách bức tường vài mét và khi bạn đã nhìn rõ được bức tranh thì mới lùi ra xa hơn cho tới khi bạn không thể nhìn rõ nó nữa. Bạn hãy tiếp tục lùi ra để tập luyện cho mắt nhìn xa và sẽ tới lúc bạn có thể nhìn được bức tranh từ một khoảng cách rất xa đấy.

Bài tập tập trung

Bạn ngồi thật thoải mái và đưa một cây bút chì hay ngón tay cái lên cách mũi khoảng 10 cm. Bạn hãy chuyển ánh nhìn thật nhanh từ cây bút chì hay ngón tay đến hướng đối diện trong phòng và nhìn vào một vật khoảng vài giây rồi lại quay lại nhìn cây búi chì hay ngón tay. Bạn lặp lại bài tập 10 lần nhé. Khi bạn đã cải thiện được khả năng nhìn xa thì hãy chọn một vật xa hơn nữa để nhìn.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()
Bài tập di chuyển bút chì

Bài tập này có thể giúp mắt bạn đỡ mỏi khi phải nhìn xa. Bạn hãy để cây bút chì trước mặt và kéo nó ra xa cho tới khi bạn thấy hình ảnh bị nhòe đi. Bạn cần phải tưởng tượng ra một bảng cờ ca rô trước mắt mình và di chuyển cây bút qua các ô, sau đó trở về vị trí ban đầu. Trong lúc di chuyển bút, bạn hãy chuyển động mắt theo nó nhé. Bạn nên tập bài tập này một lần mỗi ngày.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cận thị?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Thực đơn eat clean giảm cân: Da sáng, dáng xinh

(65)
Trong rất nhiều chế độ ăn hiện nay, thực đơn eat clean đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của hội chị em đam mê mặc đẹp. Điểm nổi bật của thực đơn ... [xem thêm]

“Vén màn” mối liên hệ giữa sức khỏe não và cách hít thở

(92)
Khi bạn thở đúng cách, lượng dịch não tủy có thể tăng lên, giúp giảm thiểu căng thẳng cũng như xoa dịu chứng lo âu. Sức khỏe não từ đó cũng được cải ... [xem thêm]

Lợi ích của việc tập thể dục không chỉ bao gồm giảm cân!

(20)
Đa số mọi người đều cho rằng rèn luyện thể chất chỉ giúp bạn giảm cân và hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động. Thực tế, các lợi ích của việc tập ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên cân bằng pH âm đạo?

(100)
Độ pH âm đạo đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, mãn kinh… Nếu biết cách cân bằng pH âm đạo, ... [xem thêm]

Bổ sung magiê cho trẻ bằng cách tự nhiên

(39)
Magiê là một khoáng chất rất quan trọng đối với các chức năng của cơ thể. Tuy hiện nay có các loại thuốc bổ sung lượng magiê nhưng vẫn có những cách ... [xem thêm]

Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả

(95)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

Liệu muối có thể giúp giảm huyết áp?

(65)
Muối mà bài viết này muốn đề cập không phải là muối ăn (natri clorua) như cách hiểu thông thường mà là muối khoáng của các kim loại và khoáng chất thiết ... [xem thêm]

Bệnh Peyronie: nguyên nhân khiến dương vật nhỏ lại

(36)
Tìm hiểu về bệnh PeyronieBệnh Peyronie (dương vật cong) là gì?Bệnh Peyronie, hay bệnh cong dương vật, là bệnh gây ra mô sẹo bên trong dương vật và tinh hoàn. Mô ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN