Trị cảm cúm cho bà bầu không phải dễ bởi vì trong thời gian này, bà bầu thường lo dùng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Không cần dùng thuốc vẫn có thể trị cảm cúm cho bà bầu? Điều này hoàn toàn có thể thực hiện. Bài viết sau sẽ bật mí những cách trị cảm cúm cho bầu nhờ vào những mẹo vặt dân gian để giúp bạn đẩy lùi virus ra khỏi cơ thể, giảm dần triệu chứng bệnh.
1. Thông mũi thường xuyên là cách trị cảm cúm cho bà bầu
Bệnh cảm cúm thường kèm theo triệu chứng nghẹt mũi. Hơn nữa, tình trạng này cũng thường xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên do quá trình thay đổi nội tiết tố, cùng sự gia tăng lưu lượng máu. Trong tình huống này, tốt hơn hết bạn nên thực hiện thao tác xì mũi.
Tuy nhiên, nếu xì mũi quá mạnh, áp lực không khí sẽ chèn ép vào vùng kết nối tai với mắt và gây đau. Để tránh hiện tượng này, bạn nên bịt một bên cánh mũi và nhẹ nhàng xì ra ở bên kia.
2. Trị nghẹt mũi cho bà bầu bằng nước muối
Nước muối sinh lý có khả năng giúp vệ sinh và khai thông đường mũi bị nghẹt do chất nhầy, đồng thời tống xuất virus, vi khuẩn ra khỏi mũi. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ việc chiết một phần nước muối từ bình lớn cho vào xi lanh, hoặc mua những lọ có dung tích nhỏ. Kế đến xịt nước muối vào bên mũi bị nghẹt trong bồn rửa mặt, đồng thời dùng tay dây mũi xì nhẹ để dịch nhầy thoát ra theo dòng nước.
Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại. Đây là cách hỗ trợ trị cảm cúm cho bà bàu khá hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
3. Giữ ấm và nghỉ ngơi
Kiêng nước, kỵ gió là kinh nghiệm mà ông bà ta ngày xưa đã đúc kết với trường hợp mắc bệnh cảm cúm. Theo đó, việc giữ ấm cho cơ thể là ưu tiên hàng đầu. Bà bầu bị cảm không nên tắm quá trễ vào ban đêm, khi tắm phải sử dụng nước ấm để kích thích cơ thể ra nhiều mồ hôi, bài trừ độc tố.
Bản thân phụ nữ mang thai cần rất nhiều năng lượng để chống lại bệnh tật. Do vậy, ngoài việc giữ ấm cơ thể, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hợp lý để mau chóng khôi phục lại năng lượng và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
4. Khò muối là cách đơn giản để trị cảm cúm cho bà bầu
Phương pháp khò nước muối tuy đơn giản nhưng lại luôn là phương pháp trị cảm cúm cho bà bầu rất hiệu quả cũng như an toàn. Dung dịch nước muối sẽ giúp làm giảm những triệu chứng ho và đau họng hữu hiệu. Do vậy, khi bà bầu bị cảm, bạn nên súc họng bằng nước muối vài lần mỗi ngày để bệnh nhanh khỏi hơn.
5. Bà bầu bị cảm nên uống nước ấm
Uống nước ấm cũng là cách trị cảm cúm cho bà bầu đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Lý do vì nước ấm giúp giảm nghẹt mũi, ngăn ngừa mất nước và làm dịu tình trạng khô rát ở mũi và cổ họng. Bên cạnh dùng nước lọc, mẹ bầu có thể kết hợp thêm các loại trà thảo mộc, nước chanh, nước dừa, cháo hoặc súp loãng để cải thiện triệu chứng của bệnh. Lưu ý cần tránh dùng cà phê, rượu hoặc thức uống có gas khi đang mắc bệnh mẹ nhé!
6. Tắm nước ấm và xông hơi nhẹ khi bà bầu bị cảm
Thay vì ngâm mình trong bồn tắm nóng với nhiều rủi ro xảy ra cho thai nhi, bạn chỉ nên tắm nước ấm và thư giãn nhẹ bằng cách xông hơi để thư giãn và làm thông đường mũi. Làn hơi từ nước ấm sẽ giúp đường thở được thông thoáng, đồng thời làm loãng và giúp các chất nhầy dễ dàng bị loại bỏ hơn.
Cho những ai chưa biết cách xông hơi, bạn chuẩn bị một chiếc chậu cỡ vừa, cho nước sôi vào, đặt chậu lên mặt bàn sau đó dùng khăn trùm lên đầu úp mặt vào chậu nước nhưng không quá sát kẻo bị bỏng. Nhắm mắt rồi hít vào thở ra mỗi nhịp từ 10 – 15 giây, Để tăng thêm hiệu quả, mẹ bầu có thể cho vào đấy một ít tinh dầu thiên nhiên.
Tìm hiểu thêm: Bạn có nên tắm nước nóng khi mang thai?
7. Thoa dầu tràm dưới mũi là cách trị cảm cúm cho mẹ bầu
Những loại dầu như dầu tràm hay dầu có chứa tinh chất bạc hà (thành phần menthol) nói chung có tác dụng làm thoáng đường thở, sát khuẩn cực hiệu quả. Trong dân gian, người ta thường dùng các loại dầu như vậy để phòng cảm mạo cho người già, trẻ em lẫn thai phụ.
Cách sử dụng dầu trà trị cảm cúm cho bà bầu là thoa trực tiếp lên thái dương hoặc lòng bàn chân, ngoài ra mẹ bầu còn có thể cho vào nước xông hoặc nước tắm đều được. Tuy nhiên, với cách thoa trực tiếp, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ để tránh cảm giác khó chịu.
8. Ngủ đủ giấc, kê cao gối dưới đầu
Như đã nói ở trên, nghỉ ngơi là một trong những việc cần làm để mẹ bầu bị cảm mau chóng phục hồi hơn. Thế nhưng, khi nằm xuống giường, không ít mẹ bầu cảm thấy khó chịu vì tình trạng nghẹt mũi gia tăng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để cải thiện vấn đề này, bạn nên kê cao gối khi ngủ.
Biện pháp này vừa giúp giảm nghẹt mũi khi mang thai, đờm không bị trào ngược, lại còn mang lại sự thoải mái để bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
9. Bổ sung thực phẩm để chống lại bệnh cảm cúm
Thực phẩm tăng sức đề kháng là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến trị cảm cúm cho bà bầu. do đó bạn có thể tham khảo một số gợi ý như sau:
- Thực phẩm giàu vitamin C: có tác dụng tăng cường sức đề kháng và giàu chất chống oxy hóa. Một số gợi ý cho bạn là các loại trái cây họ cam quýt, bưởi, chanh, ớt chuông cũng rất giàu vitamin C.
- Việt quất rất giàu lượng aspirin tự nhiên, thành phần giúp giảm đau, hạ sốt và tình trạng viêm sưng trong cơ thể.
- Nam việt quất là loại thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe tốt vì chứa phenol – một chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại các tế bào gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn bám vào các tế bào ở bàng quang và đường tiểu.
- Hành tây có chứa hoạt chất phytochemical với công dụng giảm viêm phế quản và tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
- Trà đen, trà xanh có chứa catechin hiệu quả trong việc giảm tiêu chảy và tăng đề kháng.
- Gừng là thực phẩm lành tính và cực tốt khi chữa cảm cúm vì nó làm ấm cơ thể, làm sạch các chất độc, vi-rút, vi khuẩn và cải thiện lưu thông máu cho mẹ bầu. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai.
Trên đây là những mẹo dân gian để trị cảm cúm cho bà bầu. Đặc biệt, trong thời gian thai kỳ, mẹ phải cần nạp cho mình những loại thực phẩm tốt cho bà bầu. Mặt khác, tìm hiểu bí quyết ngừa cúm sẽ giúp bảo vê bạn một toàn diện hơn
Tuy nhiên, nếu bà bầu sốt cao, hôn mê, hay nghi ngờ mắc các bệnh lý nguy hiểm hơn như viêm phế quản, viêm màng não, hen suyễn…, bạn cần đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán chính xác cũng như điều trị kịp thời.