Triệu chứng ngoại tháp

(4.03) - 71 đánh giá

Tìm hiểu chung

Các triệu chứng ngoại tháp là gì?

Các triệu chứng ngoại tháp là các hình thức chuyển động bất thường của cơ thể xảy ra ở những người dùng thuốc chống loạn thần. Chúng thường gây ra bởi các thuốc chống loạn thần điển hình, nhưng có thể xảy ra với bất kỳ loại thuốc chống loạn thần nào.

Bốn loại chính của các triệu chứng ngoại tháp là triệu chứng Parkinson, rối loạn trương lực, ngồi không yên và rối loạn vận động muộn.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của các triệu chứng ngoại tháp?

Triệu chứng Parkinson

Các triệu chứng giống như người bị bệnh Parkinson, nhưng các triệu chứng này gây ra do thuốc, không phải bởi căn bệnh này. Những triệu chứng này có thể bao gồm run, quá trình suy nghĩ chậm hơn, các vận động chậm hơn, cơ bắp cứng nhắc, khó nói và mặt co cứng.

Rối loạn trương lực

Các cơ bắp co thắt và vặn xoắn tự phát, điều này có thể dẫn đến đau đớn ở các vị trí hay chuyển động.

Ngồi không yên

Ngồi không yên là cảm giác bồn chồn, khó có thể ngồi xuống hoặc giữ yên. Các triệu chứng bao gồm gõ nhịp ngón tay, đung đưa và bắt chéo chân liên tục.

Rối loạn vận động muộn

Tình trạng này làm cho các vận động trên mặt mất kiểm soát như mút hoặc nhai, chép miệng, thè lưỡi ra hoặc nhấp nháy mắt liên tục.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng ngoại tháp?

Các triệu chứng ngoại tháp gây ra do sự phong tỏa của các chức năng bình thường của dopamine trong não. Chúng xảy ra phổ biến nhất do tác dụng phụ của một số loại thuốc ngăn chặn chức năng của dopamin như các thuốc chống loạn thần điển hình, hoặc ít phổ biến, các thuốc chống loạn thần không điển hình. Các thuốc chống trầm cảm và các thuốc khác đôi khi cũng có thể gây ra các triệu chứng ngoại tháp.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng ngoại tháp?

Các triệu chứng ngoại tháp thường thấy ở những người bị tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực – những người sử dụng các loại thuốc trị bệnh này. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể xảy ra ở những người bị tâm thần phân liệt mà không bao giờ uống các thuốc dạng này.

Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán các triệu chứng ngoại tháp?

Rất khó để đánh giá triệu chứng ngoại tháp. Các thang điểm đánh giá thường được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các rối loạn vận động. Vui lòng tham khảo với bác sĩ biết thêm thông tin của bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị các triệu chứng ngoại tháp?

Điều trị triệu chứng Parkinson

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ cố gắng giảm liều thuốc chống loạn thần gây ra các triệu chứng Parkinson. Nếu điều này không có tác dụng, họ sẽ chuyển sang các loại thuốc chống loạn thần khác có tác dụng phong tỏa dopamine ít hơn. Quetiapine và clozapine là thuốc chống loạn thần với ít phong tỏa dopamine nhất, tiếp theo là olanzapine.

Lựa chọn thứ hai là thêm thuốc kháng cholinergic. Các thuốc kháng cholinergic cần được sử dụng hàng ngày để kiểm soát các triệu chứng Parkinson. Bạn nên sử dụng thuốc này ở liều cho hiệu quả thấp nhất có thể và khi các triệu chứng Parkinson giảm dần, có thể giảm liều và ngưng thuốc, vì đôi khi các triệu chứng Parkinson sẽ cải thiện theo thời gian.

Xử lý ngồi không yên

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ cố gắng giảm liều thuốc chống loạn thần gây ra tình trạng ngồi không yên. Nếu cách này không có tác dụng, bạn nên chuyển đổi sang các loại thuốc chống loạn thần khác có tác dụng phong tỏa dopamine ít hơn như quetiapine, clozapine hoặc olanzapine.

Lựa chọn thứ hai là thêm loại thuốc để điều trị chứng ngồi không yên. Propranolol liều thấp là lựa chọn đầu tiên, mặc dù có một số bằng chứng cho thấy Mirtazapine sử dụng với liều 15mg hàng đêm có thể mang lại hiệu quả và dung nạp tốt hơn. Benzodiazepin được chứng minh có hiệu quả trong thời gian ngắn với chứng ngồi không yên. Mặc dù các thuốc kháng cholinergic đôi khi được dùng để điều trị chứng ngồi không yên, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy hiệu quả của thuốc này.

Xử lý rối loạn trương lực

Bệnh nhân với phản ứng rối loạn trương lực nên được đi cấp cứu ngay lập tức vì nó được coi là một tình trạng khẩn cấp, đặc biệt nếu nó ảnh hưởng đến các cơ cổ và đầu hoặc ảnh hưởng đến khả năng thở. Rối loại trương lực có thể thuyên giảm nhanh chóng và hiệu quả với một liều tiêm bắp thuốc kháng cholingergic (ví dụ như Benztropine 1-2mg, lặp đi lặp lại mỗi 15-30 phút theo yêu cầu cho đến khi rối loại trương lực được giải quyết). Đối với rối loại trương lực nhẹ và có xu hướng xảy ra nhiều lần hoặc liên tục, phương pháp điều trị tương tự nên được sử dụng như đối với các triệu chứng Parkinson mô tả ở trên.

Điều trị rối loạn vận động muộn

Rối loạn vận động muộn phát triển sau thời gian dài và một khi nó đã hình thành, việc điều trị rất khó khăn. Vì lý do này, việc điều trị tốt nhất cho rối loạn vận động muộn là phòng ngừa. Chọn thuốc chống loạn thần với tác dụng phong tỏa dopamine thấp như các thuốc chống loạn thần không điển hình – đặc biệt là Quetiapine và Clozapine, cũng như Olanzapine – là những lựa chọn ít gây ra rối loạn vận động muộn nhất. Khi rối loạn vận động muộn đã hình thành, các lựa chọn điều trị chính là chuyển đổi các thuốc chống loạn thần với loại phong tỏa dopamine thấp; một lần nữa, Quetiapine và Clozapine sẽ là lựa chọn tốt nhất. Mới đầu, cách này có thể làm cho các rối loạn vận động muộn trở nên rõ ràng hơn, nhưng sau vài tuần, các rối loạn vận động sẽ được cải thiện dần.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý các triệu chứng ngoại tháp?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau vùng chậu

(39)
Đau vùng chậu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể là do bạn bị rối loạn tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là viêm ruột thừa hay u nang ... [xem thêm]

Nấc

(53)
Tìm hiểu chungNấc là bệnh gì?Nấc là hiện tượng cơ hoành (lớp cơ mỏng ngăn cách giữa khoang ngực và bụng, chịu trách nhiệm cho hoạt động thở), co thắt ... [xem thêm]

Xét nghiệm GGT

(71)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm GGT (Gamma–glutamyl transpeptidase)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chung về xét nghiệm GGTXét nghiệm GGT là gì?Xét nghiệm GGT ... [xem thêm]

Chứng bệnh gây ra do khám bệnh

(24)
Bệnh á sừng là một dạng viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều phiền toái cho người ... [xem thêm]

Dày màng xương

(66)
Tìm hiểu chungDày màng xương là bệnh gì?Bệnh dày màng xương là một tình trạng bệnh lý rất hiếm, đặc trưng bởi các ngón tay và ngón chân khoèo; da mặt dày; ... [xem thêm]

Giới tính mơ hồ

(97)
Tìm hiểu chungGiới tính mơ hồ là bệnh gì?Giới tính mơ hồ là tình trạng hiếm gặp xảy ra khi bộ phận sinh dục ngoài của trẻ sơ sinh không rõ ràng là nam hay ... [xem thêm]

Barrett thực quản

(82)
Tìm hiểu về Barrett thực quảnBệnh Barrett thực quản là gì?Barrett thực quản là một loại bệnh lý tiêu hóa, xảy ra khi các tế bào lót trong thực quản trở ... [xem thêm]

Áp xe vú

(41)
Áp xe vú là tình trạng nhiễm trùng dễ xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN