Tìm hiểu về mờ mắt
Tình trạng mắt mờ là gì?
Mắt mờ là tình trạng không thể nhìn rõ mọi vật. Bạn có thể thấy mọi vật xung quanh rất mờ nhạt. Bạn có thể mờ mắt nếu bị cận thị hoặc viễn thị và phải cần đến kính để nhìn rõ mọi vật.
Triệu chứng mắt mờ
Những dấu hiệu và triệu chứng mờ mắt là gì?
Tình trạng mờ mắt có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tầm nhìn hoặc chỉ một phần tầm nhìn. Đôi khi bạn chỉ bị mờ mắt ở một bên.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Mờ mắt, đặc biệt là mờ mắt đột ngột, có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe rất nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bạn nên đi cấp cứu ngay nếu:
- Bạn bị yếu ở một cánh tay hoặc chân, khó nói hoặc nhìn, đau đầu dữ dội.
- Bạn bị sốt, đau mắt hoặc mắt chảy dịch.
- Bạn bị mất thị lực đột ngột.
Đến gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu sau:
- Tình trạng mắt mờ ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Mắt mờ hơn vào buổi sáng.
- Bạn bị đau đầu hoặc đau mắt đột ngột.
- Mắt sưng, đỏ hoặc chảy mủ.
- Bạn nhìn thấy các hình nổi, các tia sáng, các chấm nhỏ hoặc hình dạng mạng nhện.
Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ câu hỏi nào. Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.
Nguyên nhân mờ mắt
Nguyên nhân nào khiến mắt mờ?
Mắt mờ có rất nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân phổ biến gồm:
- Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị
- Mòn giác mạc
- Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi
- Đục thủy tinh thể
- Đục giác mạc (sẹo giác mạc)
- Viêm võng mạc
- Chứng đau nửa đầu
- Viêm dây thần kinh thị giác
- Bệnh võng mạc, chẳng hạn như bệnh võng mạc tiểu đường
- Đột quỵ
- Chấn thương hoặc tổn thương mắt
Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể bị mờ mắt nếu lượng đường trong máu dao động đáng kể.
Chẩn đoán và điều trị mắt mờ
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán mắt mờ?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây mờ mắt bằng cách kiểm tra các triệu chứng của bạn. Họ có thể hỏi bạn các câu hỏi sau:
- Lần đầu tiên bạn bắt đầu nhận thấy mờ mắt là khi nào?
- Điều gì làm cho tầm nhìn mờ hơn hoặc tốt hơn?
Bác sĩ cũng muốn biết bệnh sử cá nhân hoặc gia đình về các tình trạng mắt.
Kiểm tra mắt
Bước tiếp theo, bạn sẽ cần làm kiểm tra mắt bằng cách đọc bảng kiểm tra thị lực. Họ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm mắt khác, như:
- Soi đáy mắt
- Kiểm tra khúc xạ
- Kiểm tra bằng đèn khe
- Đo nhãn áp
Xét nghiệm máu
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu để giúp họ xác định xem vi khuẩn có trong máu hay không. Họ cũng có thể làm xét nghiệm bạch cầu nếu nghi ngờ có nhiễm trùng.
Những phương pháp nào giúp điều trị mắt mờ?
Nếu tình trạng mờ mắt là kết quả của việc giảm lượng đường trong máu, phương pháp điều trị bao gồm dùng các thực phẩm cung cấp tạm thời đường, như nước trái cây và kẹo. Bạn cũng có thể uống viên glucose để làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.
Các phương pháp điều trị mắt mờ khác có thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn, bao gồm thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật laser hoặc thuốc để kiểm soát các tình trạng sức khỏe cơ bản.
Phòng ngừa mờ mắt
Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa mắt mờ?
Không phải lúc nào bạn cũng có thể phòng ngừa các nguyên nhân gây mờ mắt, nhưng một số biện pháp chăm sóc mắt có thể giúp ngăn ngừa các nguyên nhân liên quan đến lối sống như:
- Luôn mang kính râm chống tia cực tím khi ra ngoài nắng.
- Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng tốt cho mắt. Chất lutein chống oxy hóa có trong các loại thực phẩm có màu xanh đậm, như rau bó xôi và cải xoăn. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm cá ngừ và cá hồi. Vitamin A có trong cà rốt, khoai lang và gan.
- Không hút thuốc lá.
- Kiểm tra mắt định kỳ, đặc biệt nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử bệnh mắt.
- Rửa tay trước khi đeo hoặc lấy kính áp tròng để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Đeo kính bảo vệ khi vận hành máy móc hạng nặng hoặc tham gia vào các hoạt động như sơn và sửa chữa nhà.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()