5 cách hiệu quả để nói KHÔNG với bé

(3.78) - 87 đánh giá

Mang thai và sinh con là niềm vui không dễ gì diễn tả được. Thế nhưng, nhiều gia đình lại rơi vào tình huống khá gian nan là tiếp tục sinh em bé sau khi bé trước mới vừa qua thôi nôi. Lúc này, mẹ sẽ là người vất vả nhất vì vừa phải lo cho hai đứa con còn quá nhỏ và sức khỏe chưa thật sự hồi phục sau lần sinh trước. Thế nên, Chúng tôi khuyên rằng tối thiểu cách 18 tháng sau khi sinh bé đầu, bạn mới nên chuẩn bị mang thai lần sau. Tuy nhiên, nếu bạn lỡ “vỡ kế hoạch” hoặc vì lí do bất khả kháng nào đó mà lại tiếp tục mang thai sớm hơn dự định, dưới đây sẽ là những mẹo cần tham khảo cho lúc mẹ đi sinh.

Con của bạn sẽ cần chăm sóc như thế nào trong khi bạn đang sinh em bé tiếp theo?

Bạn cần lên kế hoạch chăm sóc bọn trẻ từ khi phát hiện ra bạn đã mang thai một lần nữa. Việc ăn uống, sinh hoạt của cả gia đình sẽ thay đổi vì quá tải công việc và bé con của bạn có thể bị bỏ bữa vì bé chỉ mới một tuổi nên không thể tự chăm sóc bản thân. Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ để những đứa con nhỏ của mình ở xa nơi sinh em bé, ví dụ gửi nhờ ở nhà bà nội, bà ngoại, người thân, người giúp việc tín cẩn… trong thời gian mẹ đang ở cữ. Vì vậy, bạn sẽ cần phải sắp xếp ổn thỏa mọi việc. Đứa trẻ mới biết đi của bạn có lẽ không bao giờ nghĩ rằng mẹ có thể để lại bé và đi xa trong một thời gian. Nếu bạn hiếm khi rời xa con, sẽ rất hữu ích nếu có một vài thử nghiệm tập luyện cho con quen trước.

Bố mẹ hãy cố gắng sắp xếp và giao việc chăm sóc bé cho một người bé yêu mến và đáng tin cậy khi bạn sinh con. Hãy cố gắng sắp xếp để bé có một giấc ngủ ngắn trong khi người chăm sóc đang ở đó, vì vậy bé sẽ cảm thấy quen khi họ chăm sóc mình. Sau khi gửi bé đi chăm sóc, bố mẹ nên đi thăm con vài lần trước ngày sinh. Giải thích cho con bạn rằng người này sẽ chăm sóc bé khi mẹ và bố đi xa để con có thêm em bé. Bé sẽ hiểu lời bạn nói nhiều hơn bạn nghĩ đấy.

Làm thế nào để bạn kiểm soát nỗi lo lắng?

Dù sao thì một đứa bé một tuổi vẫn còn là một em bé nhỏ, đây là điều khiến bạn luôn lo lắng. Điều quan trọng là bạn phải rõ ràng, nhất quán và vững vàng để giúp đỡ bé thích nghi với những thay đổi sắp tới. Khi ngày sinh của bạn đến gần hơn, đừng quên nhắc nhở con những gì sẽ xảy ra. Nói với bé rằng người nào sẽ chăm sóc bé trong khi bạn đi đến bệnh viện để sinh em nhỏ.

Bạn hãy quyết định để bé ở nhà với người chăm sóc mình hoặc đến ở nhà của họ. Lập một danh sách các đồ chơi mang theo mà bé yêu thích, ly hoặc chai nước và núm vú giả. Hãy chắc chắn rằng những người chăm sóc biết họ quan trọng như thế nào với con bạn. Giải thích cho bé rằng bé sẽ là người đầu tiên đến thăm bạn và em bé. Bé có thể không hoàn toàn hiểu, nhưng nó sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn biết rõ ràng những gì sẽ xảy ra.

Bạn có thể làm một album ảnh gia đình trước đi sinh. Sau đó người chăm sóc của bạn có thể cho đứa con một tuổi của bạn xem trong khi bạn đang đi sinh. Cho bé mang theo một cái áo thun của bố, hoặc khăn của bạn, điều đó giúp bé cảm thấy an toàn hơn.

Nếu bạn biết mình sinh sớm hoặc sinh mổ vào một ngày nào đó, bé có thể cùng đóng gói túi đồ của mình với bạn. Dành nhiều thời gian để ổn định việc chăm sóc bé với người chăm sóc trước khi bạn rời khỏi nhà để đi sinh. Bé có thể không khó chịu hoặc bối rối cho đến khi bạn thực sự đi xa. Hãy luôn tự tin và động viên con, nói với bé rằng bạn sẽ về sớm thôi.

Bạn nên giới thiệu đứa bé một tuổi của bạn với đứa mới sinh khi chúng gặp mặt như thế nào?

Sắp xếp cho con gặp em bé mới càng sớm càng tốt. Có lẽ chồng của bạn sẽ là người đưa bé thăm bạn khi bác sĩ cho phép bạn gặp người thân. Bệnh viện là nơi có thể gây cho con bạn một chút sợ hãi vì nó có vẻ lớn, xa lạ và đáng sợ khi bé lần đầu gặp em bé sơ sinh tại đây. Hãy chắc chắn rằng bé đến thăm cùng với một người mà bé tin tưởng và luôn chú ý coi sóc bé, chứ không chỉ để ý đến bạn và em bé mới sinh mà thôi.

Đối với những em bé mới sinh sẽ cần nhiều sự quan tâm và chăm sóc của bạn, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn lờ đi những gì mà con lớn đang cần. Thay vào đó bạn cần thêm tình yêu thương, sự quan tâm dành cho con. Đừng làm cho con yêu cảm thấy bị bỏ rơi. Bạn cũng có thể cho con chơi đồ chơi với em, điều này sẽ giúp con có cảm giác muốn chia sẻ với em và giảm đi sự ghen tỵ với em hơn.

Bạn cần nói chuyện với bé, xin lỗi con vì phải gửi con cho ông bà/người giúp việc một vài ngày và cảm ơn vì bé đã “tự bươn chải” rất giỏi trong thời gian mẹ sanh em bé. Để bức ảnh đứa con một tuổi của bạn bên giường sinh và hãy chắc chắn rằng con bạn sẽ nhìn thấy nó. Việc này giúp bé lớn nhà bạn hiểu rằng bạn vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho con mặc dù bạn sinh em bé mới.

Khi trẻ muốn, hãy chỉ cho con nhìn thấy em bé sơ sinh. Bé có thể thờ ơ hoặc có thể muốn chạm vào em bé. Trong nôi của em bé có thể để một món quà cho cô/cậu bé một năm tuổi của bạn. Hãy chụp những bức ảnh của con với em bé mới sinh.

Nếu bạn và em bé mới sinh chưa sẵn sàng ra viện, hãy nói với bé rằng bạn đang mệt mỏi và cần chợp mắt một lát khi tạm chia tay bé. Lý tưởng nhất là chồng bạn, hoặc người chăm sóc bé đã lên kế hoạch có một chuyến đi ra ngoài sau chuyến thăm này. Họ có thể nói về điều đó khi chuẩn bị rời đi, để bé dễ dàng chia tay với bạn hoặc em bé.

Một đứa trẻ cảm thấy bất ổn về bất kỳ sự thay đổi nào trong gia đình của mình là bình thường. Nhưng thường thì các bậc phụ huynh sẽ rất bất ngờ khi khám phá ra rằng đứa con một tuổi của mình hoàn toàn bị em bé mới mê hoặc. Con bạn có thể cảm thấy bối rối về lý do tại sao mẹ nằm trên giường hoặc bị mệt mỏi trong thời gian này. Hãy luôn sẵn sàng để động viên bé lúc bé sợ hãi hay bối rối, phấn khích hay buồn bã. Hãy tin tưởng rằng, khi có đủ thời gian, tất cả mọi thành viên trong gia đình sẽ hòa hợp và yêu thương nhau.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • 6 lưu ý phải nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Siêu âm thai và 7 điều nên biết trước khi thực hiện

(18)
Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa bằng hình ảnh giúp theo dõi thai nhi khá phổ biến hiện nay. Tuy chưa có ghi nhận nào về tác hại của siêu âm đối ... [xem thêm]

10 quy tắc để bé có cân nặng chuẩn

(78)
Có phải đứa trẻ chưa tới tuổi đến trường của bạn thường từ chối ăn bất mọi thứ trừ gà viên chiên giòn? Hay bé ham chơi đùa tới mức không thèm ăn? ... [xem thêm]

Vai trò của chất béo và cách bổ sung chất béo tốt cho sức khỏe

(83)
Nhiều người lầm tưởng rằng chất béo là nguyên nhân gây béo phì, tăng cân. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại, vai trò của chất béo vô cùng quan trọng ... [xem thêm]

Hội chứng mất cơ bụng

(28)
Tìm hiểu chungHội chứng mất cơ bụng là gì?Hội chứng mất cơ bụng hay tình trạng thiếu hụt cơ bụng, là một rối loạn hiếm gặp đặc trưng bởi tình ... [xem thêm]

Những tác dụng phụ không ngờ tới của thuốc chữa HIV

(66)
Điều trị liệu pháp kháng virus (ART) giúp người nhiễm HIV sống lâu hơn và có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, điều trị này có thể gây một số tác ... [xem thêm]

Nồi chiên không khí: Bí quyết giúp bạn kiêng dầu mỡ

(93)
Khi trang bị nồi chiên không khí trong gia đình, bạn sẽ không cần chiên đồ ăn trong chảo ngập dầu dễ gây hại cho sức khỏe. Nếu muốn tránh dầu mỡ để ăn ... [xem thêm]

5 điều mẹ cần biết khi bé mọc răng

(31)
Việc mọc răng của trẻ sơ sinh từng là một điều bí ẩn và đáng sợ. Các học giả Hy Lạp cổ đại tin rằng các triệu chứng của mọc răng có liên quan ... [xem thêm]

Nóng giận khi mang thai: Kiềm chế ngay kẻo gây hại!

(60)
Cảm giác nóng giận khi mang thai không chỉ khiến tâm trạng của bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng này. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN