Hiểu biết quan trọng về bệnh trĩ để vượt qua căn bệnh này

(4.21) - 41 đánh giá

Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là hậu quả của việc tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn khiến cho các tĩnh mạch bị viêm và sưng lên, làm cho người bệnh khó chịu và đau đớn, đặc biệt khi ngồi.

Bệnh trĩ bấy lâu đã trở thành cơn ác mộng của nhiều người. Những cơn đau và cảm giác khó chịu do trĩ gây ra không ít bất tiện trong sinh hoạt và làm việc.

Trong bài viết này, bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về bệnh trĩ, nguyên nhân và các cách điều trị bệnh nhé!

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở phần thấp nhất của trực tràng và hậu môn bị viêm và sưng lên. Đôi khi thành mạch máu này giãn đến mức các tĩnh mạch phồng lên và bị đau rát, đặc biệt khi đại tiện.

Bệnh trĩ còn gọi là bệnh lòi dom. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trực tràng. Bệnh hiếm khi gây nguy hiểm và thường có triệu chứng rõ ràng trong vài tuần. Tốt nhất là bạn nên khám bác sĩ để đảm bảo rằng bệnh không tiến triển nghiêm trọng hơn. Đồng thời bác sĩ cũng có thể giúp bạn loại bỏ những búi trĩ.

Đâu là các triệu chứng của bệnh trĩ?

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh trĩ bao gồm:

  • Ngứa quanh hậu môn;
  • Kích ứng và đau quanh hậu môn;
  • Ngứa, đau ngực hoặc sưng gần hậu môn;
  • Rò rỉ phân;
  • Ruột đau khi cử động;
  • Chảy máu khi đi đại tiện.

Mặc dù bệnh trĩ đem lại cảm giác khá đau đớn nhưng chúng không đe dọa mạng sống và thường tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu bị bệnh này thường xuyên, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng thiếu máu như suy nhược và da nhợt nhạt do mất máu, mặc dù triệu chứng này khá hiếm.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì?

Một số người có thể dễ mắc bệnh trĩ nếu các thành viên khác trong gia đình như cha mẹ đã từng mắc bệnh này.

Sự tích tụ áp lực trong trực tràng dưới có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu, làm cho các tĩnh mạch bị viêm và sưng. Cân nặng, béo phì hay mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:

  • Dùng sức khi đi tiêu;
  • Làm việc nặng quá sức như nhấc các vật nặng.

Những người đứng hoặc ngồi trong một khoảng thời gian dài cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Bạn có thể bị trĩ khi bạn đang mắc chứng táo bón hoặc tiêu chảy không rõ nguyên nhân. Ho, nhảy mũi và nôn có thể khiến bệnh tình tồi tệ hơn.

Các nguy cơ bị bệnh trĩ

Có một số nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ, bao gồm di truyền. Bệnh trĩ có thể di truyền từ cha mẹ sang con, do đó, nếu cha mẹ mắc bệnh trĩ, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như:

  • Nâng vật nặng;
  • Béo phì;
  • Áp lực liên tục trên cơ thể;
  • Đứng quá nhiều mà không nghỉ ngơi;
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn;
  • Tiêu chảy;
  • Mang thai.

Điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Bạn có thể điều trị bệnh trĩ tại nhà hoặc tại phòng mạch.

Giảm đau

Để giảm đau, bạn hãy ngâm mình trong bồn nước nóng ít nhất 10 phút mỗi ngày. Bạn cũng có thể ngồi trên một chai nước ấm để giảm bớt cơn đau khi bị bệnh nặng. Nếu đau không chịu nổi, bạn có thể dùng thuốc ngủ, thuốc mỡ không cần kê toa để giảm ngứa và đau.

Thực phẩm bổ sung chất xơ

Nếu bị táo bón, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ để giúp làm mềm phân. Hai thực phẩm bổ sung chất xơ phổ biến là psyllium và methylcellulose.

Điều trị tại nhà

Bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng các loại thuốc không cần kê toa, chẳng hạn như kem hydrocortisone hoặc hemorrhoid để giảm khó chịu. Ngâm mình trong bồn tắm 10 đến 15 phút mỗi ngày cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh.

Bạn nên giữ gìn vệ sinh tốt bằng cách làm sạch hậu môn bằng nước ấm trong khi tắm hoặc sau khi đại tiện. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng xà phòng vì chúng có thể làm bệnh trĩ nặng thêm. Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng giấy vệ sinh khô để lau sau khi đi vệ sinh.

Các loại thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin cũng có thể giúp bạn giảm đau và khó chịu.

Thủ tục y tế

Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không giúp cải thiện bệnh trĩ, bác sĩ có thể đề nghị bạn thắt búi trĩ. Nếu bạn không phù hợp với liệu pháp này, bác sĩ có thể cho bạn tiêm, hoặc chích xơ tĩnh mạch. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm một chất hóa học trực tiếp vào mạch máu.

Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm để có thể dễ dàng đi tiêu. Nhằm ngăn ngừa bệnh trĩ và giảm các triệu chứng của bệnh, bạn có thể làm theo những lời khuyên sau:

  • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc để giúp làm mềm phân. Điều này giúp bạn giảm được áp lực tác động lên búi trĩ;
  • Uống nhiều nước. Bạn nên uống 6–8 ly nước và các loại nước khác (không phải cồn) mỗi ngày để giữ cho phân mềm;
  • Xem xét chất bổ sung chất xơ. Hầu hết mọi người không có đủ lượng chất xơ trong cơ thể. Tiêu chuẩn bổ sung chất xơ mỗi ngày là 25g ở phụ nữ và 38g ở nam giới. Bạn có thể tìm đến những thực phẩm bổ sung chất xơ như Metamucil và Citrucel để cải thiện các triệu chứng tổng quát và chảy máu do bệnh trĩ. Những sản phẩm này giúp giữ phân mềm thường xuyên. Nếu sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ, bạn nhớ uống ít nhất 8 ly nước lọc hoặc các loại nước khác mỗi ngày. Nếu không, thực phẩm bổ sung có thể gây táo bón hoặc làm tình trạng táo bón tồi tệ hơn;
  • Không tạo áp lực quá lớn khi đi tiêu;
  • Đi tiêu ngay khi bạn cảm thấy cần. Nếu bạn chờ đợi nhu động ruột thôi thúc đi tiêu, phân của bạn có thể trở nên khô và khó ra ngoài;
  • Tập thể dục. Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch khi bạn đứng hoặc ngồi với thời gian dài. Tập thể dục cũng có thể giúp bạn giảm cân, từ đó góp phần giảm nhẹ tình trạng bệnh trĩ của bạn;
  • Tránh ngồi trong thời gian dài. Ngồi quá lâu, đặc biệt là ở nhà vệ sinh, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trong hậu môn.

Đừng để cơn đau do trĩ hành hạ bạn và người thân trong gia đình. Hãy xây dựng cho mình và người thân một chế độ ăn uống giàu chất xơ, một lối sống và sinh hoạt phù hợp để tránh xa căn bệnh này, để trĩ không còn là nỗi ám ảnh đối với gia đình bạn nữa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn nên biết khi mắc bệnh tiểu đường

(85)
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tìm hiểu kỹ để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường được ... [xem thêm]

Bật mí 5 trò chơi vui nhộn giúp bạn luyện con viết chữ

(85)
Khoảng 2 tuổi, trẻ em sẽ bắt đầu thấy hứng thú trong việc học bảng chữ cái. Tuy nhiên, hãy biến việc học thành những trò chơi vui nhộn, con yêu sẽ thích ... [xem thêm]

Sự thật thú vị về kích thước, hình dáng bụng bầu

(78)
Kích thước, hình dáng bụng bầu ở mỗi người khác nhau và bé yêu sẽ phát triển theo từng ngày tháng. Những lời đồn đại sai sự thật về vấn đề này có ... [xem thêm]

Các loại thảo dược làm gia tăng huyết áp

(23)
Không phải mọi loại thảo dược đều tốt cho tất cả các nhóm đối tượng. Một số thảo dược có nguy cơ làm gia tăng huyết áp ở người bị bệnh cao ... [xem thêm]

Rối loạn Jumping Frenchmen of Maine

(73)
Tìm hiểu chungRối loạn Jumping Frenchmen of Maine là gì?Jumping Frenchmen of Maine là một rối loạn cực kỳ hiếm gặp, đặc trưng bởi những phản ứng giật mình bất ... [xem thêm]

Thời gian thụ thai thành công là bao lâu?

(20)
Mỗi cặp vợ chồng có thời gian thụ thai khác nhau. Có cặp chỉ mất một tháng, có cặp lại mất đến một năm hoặc lâu hơn. Vậy bạn phải mất bao lâu để ... [xem thêm]

Thiếu máu khi chạy thận nhân tạo ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

(97)
Bệnh nhân thiếu máu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất sắt, để cơ thể sản sinh ra đủ tế bào hồng cầu cho máu. Hãy cùng Chúng tôi tham ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

(60)
Nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường lo lắng vô cùng khi chỉ số đường huyết lên xuống thất thường mà chữa mãi chẳng khỏi. Thực tế, bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN