Thuốc tăng cơ có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn

(3.91) - 34 đánh giá

Phần lớn đàn ông đều không muốn đi khám bác sĩ. Và khi nói đến việc kiểm tra phần kín, họ thậm chí còn nhút nhát hơn so với phụ nữ. Nhiều người bị đau tinh hoàn nhưng không biết lý do gây đau và thường cố gắng giả vờ không đau.

Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể sẽ rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bạn sẽ mất vĩnh viễn một hoặc cả hai tinh hoàn. Do vậy, nếu tinh hoàn của bạn bị đau khi sờ vào hoặc đau kéo dài quá một ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ.

1. Nguyên nhân

Tinh hoàn là cơ quan sinh sản có hình trứng nằm trong bìu. Khi phái mạnh bị đau tinh hoàn, rất có thể là do các chấn thương nhẹ tác động lên vùng kín. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý các dấu hiệu khác để kịp thời chẩn đoán và chữa trị bệnh.

Đau tinh hoàn có thể là dấu hiệu của những căn bệnh như xoắn tinh hoàn hoặc các bệnh lây qua đường tình dục (STI). Nếu không chữa trị kịp thời, tinh hoàn và bìu sẽ chịu tổn thương rất nghiêm trọng.

Chấn thương hoặc tổn thương vùng kín có thể gây ra các cơn đau, nhưng đau tinh hoàn còn có liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác, bao gồm:

  • Dây thần kinh vùng bìu bị tổn thương gây ra bởi bệnh thần kinh đái tháo đường;
  • Viêm tụy, viêm tinh hoàn do bệnh nấm chlamydia gây ra;
  • Hoại tử mô do bệnh xoắn tinh hoàn hoặc chấn thương không được điều trị;
  • Tràn dịch tinh mạc gây sưng bìu;
  • Thoát vị bẹn;
  • Viêm dạ dày hoặc viêm tinh hoàn;
  • Tinh hoàn ẩn (tinh hoàn nằm trong ổ bụng thay vì ở vùng kín);
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: sự giãn rộng của các tĩnh mạch trong bìu, túi da chứa tinh hoàn;
  • Trong một số trường hợp, đau tinh hoàn có thể là do xoắn tinh hoàn gây ra. Xoắn tinh hoàn xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới độ tuổi từ 10–20 tuổi;
  • Đau tinh hoàn hiếm khi do ung thư tinh hoàn gây ra. Ung thư tinh hoàn thường phát triển khối u ở tinh hoàn nhưng không gây đau đớn.

2. Khi nào bạn nên khám bác sĩ?

  • Phát hiện có khối u trên bìu;
  • Phát sốt;
  • Da bìu sưng đỏ, nóng rát hoặc mềm nhũn;
  • Gần đây có tiếp xúc với người bệnh quai bị.
  • Xảy ra bất ngờ hoặc trở nặng;
  • Đau kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Vừa bị chấn thương hoặc vùng kín bị sưng tấy sau một giờ đồng hồ.

3. Điều trị đau tinh hoàn

Trước khi chuẩn bị đến bác sĩ, bạn có thể giảm đau tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Dùng đồ bảo hộ để hỗ trợ vùng kín;
  • Sử dụng nước đá để giảm sưng tấy;
  • Tắm nước ấm;
  • Đặt một chiếc khăn cuộn dưới bìu khi nằm xuống;
  • Sử dụng thuốc giảm đau không cần toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau;
  • Với cơn đau nặng hơn, bạn cần đến bệnh viện khẩn cấp. Bác sĩ sẽ khám tổng quát vùng bụng, háng và bìu để xác định nguyên nhân phát sinh cơn đau và chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại cùng các triệu chứng khác.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung, bao gồm:

  • Siêu âm tinh hoàn;
  • Phân tích nước tiểu;
  • Kiểm tra các chất tiết từ tuyến tiền liệt, đòi hỏi phải khám trực tràng.

Một khi bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ra đau, quá trình điều trị có thể bắt đầu. Việc điều trị có thể bao gồm:

  • Dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng;
  • Phẫu thuật gỡ xoắn tinh hoàn;
  • Phẫu thuật tinh hoàn ẩn;
  • Dùng thuốc giảm đau theo toa;
  • Phẫu thuật tràn dịch tinh mạc.

4. Biến chứng của đau tinh hoàn

Hầu hết các trường hợp đau tinh hoàn đều có thể điều trị thành công. Những trường hợp nhiễm trùng không được điều trị như nhiễm nấm chlamydia hoặc tinh hoàn xoắn có thể gây tổn thương vĩnh viễn tinh hoàn và bìu, ảnh hưởng đến chất lượng tinh binh và đời sống tình dục của phái mạnh. Ngoài ra, xoắn tinh hoàn còn gây hoại tử mô dẫn đến nhiễm trùng và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

5. Phòng ngừa đau tinh hoàn

Có một số cách để tránh tổn thương vùng kín bao gồm:

  • Mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao để phòng tránh chấn thương vùng kín;
  • Xây dựng đời sống tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ;
  • Kiểm tra sức khỏe tinh hoàn mỗi tháng một lần để phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn;
  • Khi đi tiểu, cần tiểu dứt điểm hoàn toàn để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu.

Chúng tôi hy vọng mang lại cho các phái mạnh những hiểu biết thêm về hiện tượng đau tinh hoàn để bạn có biện pháp chữa trị kịp thời nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dị ứng kem chống nắng phải làm sao?

(84)
Dị ứng kem chống nắng là tình trạng không hề hiếm gặp nếu bạn có làn da khá nhạy cảm, thành phần trong kem không thân thiện với da hoặc bị viêm da tiếp ... [xem thêm]

Liệu bạn có bị dị ứng đường? (Phần 2)

(96)
Bệnh không dung nạp đường tương đối phổ biến và có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa với mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người. ... [xem thêm]

Áp dụng ngay 5 cách giúp con yêu tăng vốn từ vựng

(56)
Giai đoạn trẻ 5 tuổi được xem là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, kỹ năng, nhận thức, tạo dựng nền tảng cho sự hình thành ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn có vòng một căng tròn tự nhiên

(85)
Phụ nữ nào chẳng muốn có được trong tay những cách làm vòng một căng tròn, hấp dẫn và quyến rũ hơn phải không nào? Để sở hữu vòng một thật gợi cảm ... [xem thêm]

Lựa chọn chế độ ăn hợp lý đủ dinh dưỡng để giảm cân

(98)
Với chế độ ăn uống nào sẽ giúp tôi giảm cân? Mỗi cá nhân là khác nhau, nên không có một chế độ ăn kiêng chung nào có thể áp dụng chung cho tất cả mọi ... [xem thêm]

Bà bầu ăn dưa leo được không? Tốt hay xấu trong thai kỳ?

(37)
Dưa leo hay dưa chuột là loại rau quả rất quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt. Nhưng nhiều mẹ bầu bày tỏ thắc mắc không biết ăn dưa leo có ... [xem thêm]

5 loại trà làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ

(78)
Dù thích uống trà đến mấy, bạn cũng nên cẩn thận vì đôi khi có một số loại trà làm giảm khả năng sinh sản mà bạn không biết.Các loại trà thảo mộc ... [xem thêm]

Mách bạn cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm

(76)
Bạn không biết cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm vì thông tin in trên bao bì trông có vẻ rối rắm? Đừng lo lắng, rất nhiều chị em phụ nữ từng hoang mang ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN