Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh ngủ ngáy

(3.73) - 53 đánh giá

Trẻ sơ sinh thường phát ra tiếng ồn, đặc biệt là những lúc say ngủ. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh ngủ ngáy không được xem như dấu hiệu cho tình trạng sức khỏe nào quá nguy hiểm.

Đường thở của trẻ sơ sinh rất nhỏ, do vậy nếu mũi quá khô hoặc xuất hiện chất nhầy tích tụ bên trong bộ phận này sẽ khiến bé ngáy và phát ra tiếng khi ngủ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh ngủ ngáy chỉ là cách mà bé thở khi vẫn còn nhỏ. Sau này khi lớn lên, bé sẽ không còn xuất hiện tình trạng này nữa.

Tuy nhiên, nếu bé bắt đầu ngáy và kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên kiểm tra xem bé có gặp tình trạng nào nghiêm trọng không. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ chia sẻ những nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy cũng như giải pháp phù hợp nhằm cải thiện tình hình.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy là kết quả của tình trạng tắc nghẽn trong đường thở của cổ họng. Nó khiến không khí hít vào làm rung các mô cổ ở khu vực này, từ đó tạo ra âm thanh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm: hệ thống hô hấp không được phát triển đầy đủ hoặc bị cảm lạnh. Đôi khi, các cơ cổ họng bé thư giãn trong khi ngủ sâu và âm thanh phát ra giống như tiếng ngáy.

1. Nghẹt mũi

Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ ngáy chỉ đơn giản do mũi bé bị nghẹt. Tình trạng này sẽ được giảm nhẹ bằng một vài biện pháp đơn giản, chẳng hạn như thuốc xịt mũi. Khi lớn lên, kích thước lỗ mũi của con lớn hơn và vấn đề ngáy thường giảm dần theo tuổi tác.

2. Viêm amidan

Mặc dù viêm amidan gây ngáy khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Khi hệ hô hấp của bé bị nhiễm trùng, trẻ sẽ bắt đầu ngáy trong lúc ngủ cùng với các tình trạng như khó thở, thở hổn hển…

3. Vách ngăn mũi bị lệch

Vách ngăn mũi bị lệch là một trong những dị tật đường hô hấp. Do vách ngăn mũi phân chia khoang mũi thành 2 phần nhưng không đúng vị trí, từ đó khiến bé ngáy trong lúc ngủ.

4. Sinh non

Đây là vấn đề có thể gặp ở các bé ra đời sớm hơn dự kiến, thường xuất hiện trong tuần thứ 34 của thai kỳ. Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ hô hấp của con chưa hoàn thiện, sau đó bé bắt đầu phát ra tiếng ngáy.

5. Mềm sụn thanh quản

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy cũng có thể là dấu hiệu của mềm thanh quản. Tình trạng này sẽ làm mềm các mô thanh quản. Cấu trúc thanh quản bị dị dạng khiến các mô rơi xuống cửa thông khí và chặn lại vị trí đó. 90% trường hợp trẻ nhỏ mắc phải tình trạng này sẽ tự khỏi sau 18 – 20 tháng tuổi mà không cần điều trị.

Cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Nếu trẻ sơ sinh ngủ ngáy là do một tình trạng sức khỏe hoặc bẩm sinh, thì điều trị nguyên nhân gây ra sẽ chữa khỏi chứng ngáy của bé. Tuy nhiên, nếu tồn tại các lý do khác và bạn đang tự hỏi làm thế nào để đối phó chứng ngáy khi ngủ này, hãy thử một số biện pháp do Chúng tôi gợi ý nhé:

Xông mũi cho con

Ôm bé và đứng trong phòng tắm, sau đó bật vòi sen chế độ nước ấm rồi để hơi nước bốc lên. Hơi nước vào đường thở của bé sẽ giúp con thoát khỏi tình trạng tắc nghẽn ở mũi, nguyên nhân gây khó thở dẫn đến ngáy trong lúc ngủ.

Dùng máy hút, thuốc xịt mũi

Vệ sinh mũi bé bằng máy hút có thể loại bỏ chất nhầy và làm thông đường mũi. Bên cạnh đó, nếu muốn dùng đến thuốc xịt mũi, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được liều lượng chính xác nhất.

Dùng máy tạo độ ẩm

Nếu bạn sử dụng máy lạnh quá nhiều thì điều này có thể gây khó chịu cho bé. Những lúc như vậy, hãy cân nhắc đến máy tạo độ ẩm, sản phẩm này có thể duy trì độ ẩm ở mức tối ưu bất cứ khi nào bé ngủ và tránh được hành động khịt mũi hoặc trẻ sơ sinh ngủ ngáy.

Ngăn tác nhân dị ứng

Bạn nên đảm bảo phòng ngủ của trẻ sơ sinh luôn ở trạng thái sạch sẽ và không có bụi để tránh cảm lạnh, nghẹt mũi và các vấn đề hô hấp khác có thể gây ra ngáy. Ngoài ra, hãy tránh trang trí phòng bằng những chiếc thảm dày hoặc màn cửa quá nặng bởi chúng sẽ bám bụi nhiều.

Thay đổi tư thế ngủ

Hãy thử thay đổi tư thế trong lúc bé ngủ. Rất nhiều trẻ sơ sinh có xu hướng ngáy khi nằm ngửa hoặc nằm sấp. Do vậy, ngủ nghiêng có thể hỗ trợ cải thiện tình hình.

Ngoài ra, nếu bé thích nằm ngửa, bạn hãy nghiêng đầu con sang một bên. Tuy nhiên, hãy thay đổi tư thế thường xuyên cũng như dùng gối kê dưới đầu con để giúp bé ngủ ngon hơn.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Có thể mất một khoảng thời gian mới có thể giải quyết các vấn đề ngáy của trẻ sơ sinh. Do vậy, bạn nên quan sát bé yêu kỹ lưỡng để đảm bảo rằng con không gặp nguy hiểm. Nếu nhận thấy bất kỳ điều nào sau đây, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay:

  • Tiếng rít, khịt mũi hoặc tiếng ngáy quá lớn, quá nhiều: Các trường hợp này đều là tình trạng bất thường ở trẻ sơ sinh và phải đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Hơi thở thất thường: Trong trường hợp trẻ sơ sinh ngừng thở trong lúc ngáy, ngay cả khi hành động này chỉ kéo dài 1 – 2 giây, bạn phải đưa bé đến bác sĩ. Đây có thể là một vấn đề nghiêm trọng và ngừng thở như vậy cũng có khả năng ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng của con.
  • Giấc ngủ bị gián đoạn: Nếu tiếng ngáy liên tục đánh thức thiên thần nhỏ, khiến bé không thể ngủ được, bạn nên tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ. Thiếu ngủ có thể có tác động trên diện rộng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh.

Một mẹo nhỏ khác dành cho bạn là theo dõi kỹ lưỡng các kiểu ngủ của con và ghi chú vào nhật ký về thời điểm bé ngáy, tần suất xảy ra và mức độ ồn của nó. Thực hiện điều này trong một vài ngày sẽ giúp bạn thấy được chu kỳ và quyết định xem có nên đến phòng khám hay không. Ngoài ra, thông tin này sẽ hữu ích cho bác sĩ trong việc đưa ra chẩn đoán và gợi ý quá trình điều trị tốt nhất.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 điều có thể bạn chưa biết về thói quen cạo râu

(98)
Bạn có thói quen cạo râu qua loa cho tiết kiệm thời gian? Đừng xem thường việc chăm sóc cá nhân này nếu bạn không muốn da mặt của mình bị tổn thương ... [xem thêm]

Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh có phải do mẹ vệ sinh cho con kém?

(78)
Trẻ sơ sinh thường có làn da mềm mại, mịn màng. Nhưng cũng có nhiều trẻ sơ sinh bị những mảng sần sùi, có vảy trên da đầu và không biết từ đâu ra. Khi ... [xem thêm]

11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố bạn nên biết

(13)
Có rất nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể được điều khiển bỏi các hormone. Vì vậy, khi việc sản sinh hormone bị gián đoạn, chúng sẽ ảnh hưởng ... [xem thêm]

Liệu bạn có đủ điều kiện thực hiện mổ cận thị?

(97)
Hiện nay, với nền y học tiến bộ, bên cạnh dùng kính mắt hoặc kính áp tròng, bạn còn có thể làm phẫu thuật để chữa cận thị. Tuy nhiên, không phải bất ... [xem thêm]

Giảm cân hiệu quả bằng chế độ ăn uống hợp lý hay tập thể dục?

(86)
Tham gia vào các phòng tập có thể mang lại cho bạn sức khỏe tuyệt vời, tuy nhiên đó vẫn chưa phải là cách tốt nhất để giảm cân.Khi đặt mục tiêu để ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp bạn đánh thức trẻ ngủ trong khi bú mẹ

(90)
Cho con bú là một công việc quan trọng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, trẻ ngủ trong khi bú mẹ khiến nhiều người cảm thấy lo lắng.Hầu hết ... [xem thêm]

Rối loạn lo âu xã hội

(39)
Tìm hiểu chungChứng rối loạn lo âu xã hội là gì?Cảm thấy lo lắng trong một số tình huống xã hội là điều bình thường. Ví dụ như có một buổi hẹn hò ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp khi con bạn bị bệnh vẩy nến

(74)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN