Thuốc Mirena®

(3.63) - 91 đánh giá

Tên gốc: levonorgestrel

Tên biệt dược: Mirena®

Phân nhóm: các thuốc ngừa thai khác

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Mirena® là gì?

Thuốc Mirena® thường được dùng để tránh thai, cường kinh, bảo vệ đối với sự tăng sinh lớp nội mạc tử cung trong thời gian điều trị thay thế estrogen.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Mirena® cho người lớn như thế nào?

Đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ, bạn đặt thuốc trong vòng 7 ngày kể từ ngày đầu tiên của chu kì kinh. Để bảo vệ sự tăng sinh lớp nội mạc tử cung trong thời gian điều trị thay thế estrogen, bạn đặt thuốc trong những ngày cuối hoặc khi đã hết kinh. Nếu bạn bị vô kinh, bạn đặt thuốc bất kì lúc nào. Bạn nên tháo dụng cụ sau khi đặt 5 năm, có thể đặt ngay dụng cụ mới sau khi tháo dụng cụ cũ.

Liều dùng thuốc Mirena® cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và chứng minh. Thuốc này có thể không an toàn cho trẻ. Bạn cần hiểu rõ về an toàn của thuốc trước khi dùng thuốc cho trẻ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Mirena® như thế nào?

Bạn phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kì điều gì bạn không rõ liên quan đến việc dùng thuốc. Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định, không được tự ý ngưng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Mirena®?

Thuốc Mirena® có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Buồn nôn;
  • Đau bụng;
  • Lo lắng;
  • Trầm cảm;
  • Mụn trứng cá;
  • Căng vú;
  • Đau tức vú;
  • Đau đầu.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Mirena® bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc Mirena® bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào.

Bạn không nên dùng thuốc này nếu bạn bị động kinh. Bạn cần cân nhắc tháo bỏ thuốc nếu bạn bị đau nửa đầu, đau nửa đầu trung tâm kèm mất cân bằng thị lực hoặc triệu chứng liên quan cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, đau đầu nghiêm trọng bất thường, vàng da, tăng huyết áp rõ rệt, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thuốc được xác định cao hơn nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Mirena® có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với Mirena® bao gồm:

  • Phenytoin;
  • Phenobarbital;
  • Nevirapine;
  • Enfavirenz;
  • Carbamazepine;
  • Barbiturate;
  • Griseofulvin;
  • Primidone;
  • Rifampicin;
  • Thuốc làm tăng men gan.

Thuốc Mirena® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Mirena®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Đã biết hoặc nghi có thai;
  • Viêm nhiễm tiểu khung;
  • Viêm nội mạc tử cung sau sinh;
  • Viêm cổ tử cung;
  • Nhiễm khuẩn sinh dục dưới;
  • Nhiễm trùng do sẩy thai trong vòng 3 tháng gần đây;
  • Có tế bào bất thường ở tử cung;
  • U ác tính tại tử cung hoặc cổ tử cung;
  • Có khối u âm đạo bất thường không rõ nguyên nhân;
  • Có các khối u phụ thuộc progestogen;
  • Loạn sản cổ tử cung;
  • Có bất thường ở tử cung do bẩm sinh hoặc mắc phải kể cả u xơ tử cung làm biến dạng tử cung;
  • Cơ địa dễ bị nhiễm trùng;
  • Bệnh gan tiến triển hoặc khối u gan;
  • Chảy máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Mirena® như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc Mirena® ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc Mirena® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Mirena® có dạng dụng cụ đặt trong tử cung hàm lượng 52 mg.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Eribulin

(43)
Tên gốc: EribulinPhân nhóm: hóa trị gây độc tế bàoTên biệt dược: HalavenTác dụngTác dụng của eribulin là gì?Eribulin thường được sử dụng để điều trị ... [xem thêm]

Coveram®

(595)
... [xem thêm]

Sintrom®

(85)
Tên gốc: acenocoumarolTên biệt dược: Sintrom®Phân nhóm: thuốc kháng đông, chống kết dính tiểu cầu & tiêu sợi huyết Tác dụngSintrom® có tác dụng gì?Sintrom® ... [xem thêm]

Ipecac

(88)
Tên gốc: emetinPhân nhóm: thuốc giải độc & khử độcTên biệt dược: Ipecac, IpecacuanhaTác dụngTác dụng của thuốc Ipecac là gì?Ipecac là thuốc thường được ... [xem thêm]

Cefixime

(40)
Tên gốc: CefiximeNhóm thuốc: Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporinTác dụngTác dụng của thuốc cefixime là gì?Đây là một loại kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn ... [xem thêm]

Plendil®

(28)
Tên gốc: felodipinePhân nhóm thuốc: điều trị tăng huyết ápTên biệt dược: Plendil®Tác dụngTác dụng của thuốc Plendil® là gì?Plendil® còn gọi là thuốc chẹn ... [xem thêm]

Carbidopa + levodopa

(17)
Tác dụngTác dụng của carbidopa + levodopa là gì?Carbidopa + levodopa được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh Parkinson và các triệu ... [xem thêm]

Thuốc Histodil®

(91)
Tên gốc: cimetidineTên biệt dược: Histodil®Phân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loétTác dụngTác dụng của thuốc Histodil® là gì?Cimetidine là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN