4 nhóm xét nghiệm cường giáp giúp xác định bệnh

(3.83) - 37 đánh giá

Xét nghiệm cường giáp giúp bác sĩ chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân bệnh. Các xét nghiệm thường làm là xét nghiệm nào? Chúng có tác dụng gì? Bạn cần chú ý gì khi làm xét nghiệm? Mời bạn tìm hiểu.

Khi nào bạn nên làm xét nghiệm cường giáp?

Tuyến giáp có nhiệm vụ sản xuất các hormone giáp (T3, T4). Các hormone này có vai trò điều hòa chuyển hóa cơ thể giúp ổn định nhịp tim, nhiệt độ cơ thể… Lượng T3, T4 tăng cao trong máu khiến các quá trình chuyển hóa này tăng tốc và gây ra nhiều triệu chứng khắp cơ thể. Người bệnh có thể mắc các triệu chứng sau:

– Đổ mồ hôi liên tục, đổ mồ hôi ngay khi không làm gì hoặc đang ở phòng lạnh.

– Thấy người quá nóng hoặc quá lạnh.

– Tăng số lần đại tiện trong ngày, tiêu phân lỏng.

– Run cơ không kiểm soát được, thấy rõ nhất ở 2 bàn tay.

– Lo lắng quá mức, thậm chí bị rối loạn lo âu.

– Nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực.

– Sụt cân nhanh mặc dù ăn nhiều.

– Kiệt sức, yếu nhược cơ.

– Giảm tập trung, không hoàn thành xong việc này đã nhảy sang làm việc khác.

– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh thưa, mất kinh.

– Rụng tóc, tóc mỏng, thưa, yếu.

– Da mỏng, dễ trầy xước.

– Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ.

Khi mắc các triệu chứng trên, bạn nên đến khám bác sĩ. Bạn sẽ được làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán cường giáp.

Các nhóm xét nghiệm cường giáp

Nhóm xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân và gửi đến phòng xét nghiệm để xác định mức hormone giáp trong máu (TSH, T3, T4, FT4, FTI). Xét nghiệm này gọi là xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

– TSH (thyroid-stimulating hormone): Là một hormone do tuyến yên tiết ra để kiểm soát sự sản xuất hormone của tuyến giáp. TSH sinh ra nhiều hay ít dựa vào nồng độ hormone giáp trong máu. Nếu hormone giáp trong máu ít, TSH sẽ sinh ra nhiều để kích thích tuyến giáp hoạt động. Khi hormone giáp trong máu càng tăng cao thì TSH sẽ càng giảm xuống. Do đó, những người mắc bệnh cường giáp có lượng hormone TSH trong máu rất thấp.

– T3 (triiodothyronine): Là một hormone chính được tuyến giáp sản xuất có nhiều vai trò trong chuyển hóa cơ thể. Xét nghiệm này thường dùng để chuẩn đoán và xác định mức độ nặng – nhẹ của cường giáp. Bệnh nhân cường giáp có nồng độ T3 cao.

Trong một số tình huống như: phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc dùng thuốc tránh thai thì cả T3 và T4 cùng cao nhưng có thể bạn không bị bệnh. Bạn cần phải làm xét nghiệm định lượng T4 tự do bên cạnh TSH để xác định chính xác cường giáp.

– T4 (thyroxine): Hormone giáp chính khác. T4 trong máu có 2 dạng: T4 gắn với protein và T4 tự do. T4 tự do có vai trò quan trọng nhất để xác định chức năng tuyến giáp, xét nghiệm tìm T4 tự do gọi là FT4 và FTI. Người bị cường giáp sẽ có FT4 và FTI tăng cao.

Mức hormone giáp được so sánh với mức hormone bình thường ở người khỏe mạnh. Mức TSH thấp và mức T3, T4 cao có nghĩa là bạn đã bị cường giáp. Trong trường hợp bạn có thai, bác sĩ sẽ dựa vào FT4, FTI cao và TSH thấp để chẩn đoán cường giáp.

Nhóm xét nghiệm tìm nguyên nhân cường giáp

♦ Xét nghiệm tìm kháng thể kháng tuyến giáp:

Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, virus. Khi hệ này sản xuất các kháng thể tấn công tuyến giáp (làm hư hại và kích thích tuyến tăng hoạt động) sẽ gây bệnh cường giáp. Các kháng thể này được tìm thấy khi bạn bị bệnh Basedow.

♦ Xét nghiệm đo tốc độ lắng máu có thể được dùng để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Bệnh nhân cường giáp do viêm tuyến giáp có tốc độ lắng máu cao.

Siêu âm tuyến giáp

Đây là xét nghiệm nhẹ nhàng và hiệu quả. Xét nghiệm được thực hiện trong phòng siêu âm. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu bỏ tất cả trang sức, thiết bị điện tử đeo trên người, cởi bỏ áo ngoài. Sau đó người bệnh nằm lên giường, bác sĩ hay y tá sẽ đặt một gối nhỏ dưới cổ để làm lộ rõ tuyến giáp của bạn. Cổ bạn sẽ được bôi gel bôi trơn. Gel này giúp đầu dò siêu âm trượt trên da mà không làm bạn đau. Bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị này ở vùng cổ của bạn và màn hình máy siêu âm sẽ hiện hình ảnh vùng này.

Những hình ảnh trên màn hình giúp bác sĩ xem xét hình dạng tuyến giáp. Qua đó phát hiện các bất thường ở tuyến giáp và các khối u khác nếu có. Trong trường hợp nghi ngờ cường giáp do ung thư tuyến giáp, bác sĩ yêu cầu thêm xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán ung thư.

Chụp xạ hình tuyến giáp

Chụp xạ hình tuyến giáp có thể được dùng để tìm các u, bướu và các nhân giáp.

Khi chuẩn bị làm xét nghiệm, bạn sẽ được yêu cầu nuốt hoặc tiêm một lượng nhỏ chất iốt phóng xạ, chất phóng xạ này sẽ được tuyến giáp hấp thụ và đào thải.

Sau đó, bạn sẽ đi chụp hình để xem tuyến giáp đã hấp thụ bao nhiêu phóng xạ, hình dạng và kích thước của tuyến nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây cường giáp và độ nặng của bệnh để phục vụ cho việc điều trị.

Sau khi chụp hình, bạn cần lưu ý những điều sau:

√ Các tác dụng phụ thường là sưng đau đỏ chỗ tiêm.

√ Iốt phóng xạ sẽ được thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu trong vòng 48 giờ. Bạn nên uống nhiều nước và giật nước bồn cầu 2 lần sau khi đi vệ sinh trong thời gian này.

√ Bạn cần tránh tiếp xúc với trẻ em hay phụ nữ có thai cho đến khi iốt phóng xạ đã được đào thải hết.

√ Phụ nữ không nên có thai, đàn ông không nên làm người khác có thai trong vòng 6 tháng từ sau khi làm xét nghiệm trên.

Điều trị cường giáp

Cường giáp là bệnh có thể điều trị được. Bệnh nhân tuân thủ điều trị sẽ mau chóng quay về cuộc sống của mình. Sau khi đã có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cùng với bạn thống nhất phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Có 3 phương pháp điều trị bệnh cường giáp chính: dùng thuốc kháng giáp, uống iốt phóng xạ, phẫu thuật.

Đối với cường giáp, bệnh nhân cần tránh các thực phẩm có nhiều iốt, ví dụ: tảo biển, cá biển, đặc biệt là cá thu, muối iốt…

Kiều Tuấn Anh / HELLOBACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đoán tính cách của trẻ theo 12 chòm sao

(30)
Ba mẹ nào cũng muốn hiểu rõ tính cách của con mình để có hướng nuôi dạy tốt hơn. Thế nhưng làm sao để biết được điều đó? Chúng tôi sẽ giới thiệu ... [xem thêm]

Giải tỏa nỗi lo khi bị cường giáp trong thai kỳ

(46)
Cường giáp trong thai kỳ có thể gây những hậu quả cho cả mẹ và thai nhi. Thế nhưng, thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về hội chứng này để điều trị ... [xem thêm]

6 hóa chất nguy hiểm ẩn mình trong nước tẩy rửa nhà bếp

(28)
Nước tẩy rửa nhà bếp là một cánh tay đắc lực với chị em nội trợ bởi giúp nơi giữ lửa của gia đình sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu bạn không cẩn thận khi ... [xem thêm]

4 mẹo chọn kem dưỡng vùng da quanh mắt

(41)
Có lẽ bạn đang nghĩ: đã dùng kem dưỡng ẩm cho da mặt thì sử dụng thêm kem dưỡng mí mắt và bọng mắt có vẻ không cần thiết. Vùng da quanh mắt sẽ biểu ... [xem thêm]

Bệnh trĩ nội và những thông tin cần biết

(33)
Trĩ chảy máu là tình trạng búi trĩ bị vỡ, gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân phổ biến nhất là do táo bón.Bệnh trĩ (còn được gọi là lòi dom) ... [xem thêm]

Xuất tinh ngược dòng

(44)
Định nghĩaXuất tinh ngược dòng là bệnh gì?Xuất tinh ngược dòng là một tình trạng mà trong đó tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì ra ngoài thông qua ... [xem thêm]

Chăm sóc da khỏe đẹp với rau má

(99)
Chăm sóc da hiện nay có rất nhiều cách từ các liệu trình trong spa cho đến các nguyên liệu tự nhiên xung quanh bạn như trứng, sữa tươi, bơ… Bên cạnh đó, rau ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng đái dầm ở trẻ nhỏ

(78)
Bệnh đái dầm ở trẻ em là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bé nhà bạn có mắc chứng này? Nếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN