6 hóa chất nguy hiểm ẩn mình trong nước tẩy rửa nhà bếp

(3.51) - 28 đánh giá

Nước tẩy rửa nhà bếp là một cánh tay đắc lực với chị em nội trợ bởi giúp nơi giữ lửa của gia đình sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu bạn không cẩn thận khi chọn sản phẩm nhà bếp thì sức khỏe của cả gia đình có thể bị đe dọa bởi những hóa chất nguy hiểm đấy.

Nước tẩy rửa nhà bếp thường được tìm thấy trong sản phẩm rửa chén, nước lau chùi dụng cụ nhà bếp, dung dịch tẩy trắng các vết bẩn, vết ố, khử trùng, làm sạch dầu mỡ…Thế nhưng, không phải sản phẩm nào cũng tiện lợi và an toàn cho sức khỏe của bạn.

Khi chọn dung dịch làm sạch nhà bếp, bạn cần nhớ tiêu chí mua sản phẩm tẩy rửa gia dụng an toàn cho sức khỏe, đồng thời tránh xa những hóa chất nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe lâu dài dưới đây.

1. Hóa chất nguy hiểm đến từ Phthalates

Phthalates thường được tìm thấy trong nước rửa chén, sản phẩm khử trùng, chất tạo mùi thơm nhà bếp. Ngoài ra đây cũng là thành phần được tìm thấy trong đồ chơi kém chất lượng, đồ nhựa không nhãn mác.

Trên nhãn hiệu sản phẩm thường không đề cập đến hóa chất nguy hiểm này mà sẽ thay thế bằng dòng chữ “fragrance” (“chất tạo mùi” hay “hương thơm”). Nếu thấy nhãn hiệu sản phẩm có dòng chữ này thì bạn lưu ý không nên mua về sử dụng.

Phthalate là chất gây rối loạn nội tiết có thể khiến đàn ông khi tiếp xúc với hóa chất này lâu dài giảm số lượng tinh trùng. Đây cũng là thành phần biến đổi nội tiết tố ở trẻ khiến bé gái hành kinh sớm còn bé trai có hành vi ít nam tính hơn.

Phthalate là một chất bay hơi trong không khí có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua hệ hô hấp. Tuy nhiên, chất này cũng có thể xâm nhập vào cơ thể bạn khi da tay tiếp xúc với sản phẩm có chứa hoá chất tạo mùi và gây hại cho sức khỏe của bạn.

Bạn nên chọn những sản phẩm tẩy rửa nhà bếp không có chứa mùi thơm với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên. Nếu muốn khử trùng nhà bếp, bạn có thể cân nhắc trồng cây hoặc sử dụng tinh dầu trong nhà bếp như một chất khử độc không khí tự nhiên.

2. Triclosan trong sản phẩm kháng khuẩn

Triclosan là chất được tìm thấy trong hầu hết các loại nước rửa chén đĩa và xà phòng rửa tay có nhãn “kháng khuẩn”. Hóa chất nguy hiểm này cũng được đưa vào nước tẩy rửa nhà bếp để làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm hoặc nấm mốc.

Phần lớn các mặt hàng xát khuẩn, từ hàng sản xuất trong nước đến ngoại nhập đều chứa hoạt chất triclosan. Trên nhãn mác sản phẩm thường thể hiện rõ thành phần triclosan với công dụng kháng khuẩn.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng triclosan ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất của các hormone tuyến giáp, làm suy giảm hệ thống miễn dịch của người tiêu dùng và gây co các khớp nối trong cơ tim và xương.

Bạn nên sử dụng nước tẩy rửa nhà bếp và xà phòng rửa tay với danh sách thành phần ngắn, không chứa hóa chất độc hại và tránh các sản phẩm kháng khuẩn có triclosan. Nếu bạn có thói quen sử dụng nước rửa tay để sát khuẩn thì tốt nhất hãy chọn loại chứa cồn và không có triclosan.

3. Ammonia có trong sản phẩm đánh bóng

Ammonia là chất được tìm thấy trong các sản phẩm đánh bóng đồ đạc phòng tắm, bồn rửa chén bát và nước rửa kính. Sản phẩm có chứa ammonia thường giải phóng gây ra một số loại khí gây nguy hiểm.

Đa số các sản phẩm tẩy rửa được bày bán ngoài thị trường hiện nay đều có chứa ammonia vì chất này dễ bay hơi và không để lại vệt. Tuy nhiên, Donna Kasuska – một kỹ sư hoá học và là chủ tịch tập đoàn ChemConsious cho hay: “Ammonia là một hóa chất nguy hiểm, gây kích thích mạnh, có thể ảnh hưởng đến bạn ngay tức thời và gây ra bệnh hen suyễn, các vấn đề về phổi và hô hấp”.

Những người tiếp xúc nhiều với ammonia thường sẽ bị viêm phế quản mãn tính và hen suyễn. Bên cạnh đó, ammonia có thể tạo ra khí độc khi được trộn với thuốc tẩy gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Bạn nên tránh xa những hoá chất độc hại có tính tẩy rửa cao và không nên bị hấp dẫn bởi sự tiện lợi, làm sạch cao và rẻ tiền. Đừng vì những lợi ích trong phút chốc mà bạn có thể phải đánh đổi một giá rất đắt cho sức khỏe lâu dài của cả gia đình đấy.

4. Sodium Hydroxyde trong chất tẩy lò nướng

Sodium Hydroxyde là hóa chất nguy hiểm được tìm thấy trong các chất tẩy rửa lò nướng và dụng cụ làm thông ống cống, thoát nước. Đây là một chất tẩy rửa có nguồn gốc từ kiềm với độ pH lớn hơn hoặc bằng 8. Hoá chất này cũng như hầu hết các loại hoá chất khác không được đề cập trong thành phần của nước tẩy rửa.

Sodium Hydroxyde còn được gọi là dung dịch kiềm, có thể gây ăn mòn. Bạn có thể bị bỏng rất nặng nếu vô tình để loại hoá chất này tiếp xúc trực tiếp vào da hoặc mắt. Nếu chẳng may hít phải hóa chất này, bạn cũng có nguy cơ bị đau họng kéo dài trong nhiều ngày.

Sodium Hydroxyde có khả năng xâm nhập vào cơ thể bạn qua 3 đường chính với những biểu hiện như sau:

• Đường mắt: gây bỏng mắt dẫn đến mù lòa, sưng tấy đỏ.

• Đường thở: tức ngực khó thở, ngứa, ho rát cổ.

• Đường da: gây rát đỏ, ngứa da và nhớt nếu nồng độ thấp, nồng độ cao rất nguy hiểm gây bỏng sâu, phồng rộp da có thể dẫn đến tử vong.

• Đường tiêu hoá: làm bạn đau bụng, nôn mửa.

Thay vì sử dụng Sodium Hydroxyde có trong các loại nước tẩy rửa, bạn có thể làm sạch lò nướng bằng bột baking soda. Ngoài ra, một số nguyên liệu từ tự nhiên cũng có thể giúp bạn vệ sinh dụng cụ nhà bếp là giấm, chanh, cam, quýt…

5. 2-Butoxyethanol là hóa chất nguy hiểm

2-Butoxyethanol (2-BE, hay butyl Cellosolve) là chất được tìm thấy ở trong các sản phẩm lau bếp, chất tẩy rửa lò nướng, chén, đĩa, chất tẩy nhờn, dung dịch lau kính và chất tẩy rửa đa năng. Đây là một chất nằm trong danh sách các chất độc hại trong Đạo luật Bảo vệ Môi trường Canada.

Luật pháp không yêu cầu nhà sản xuất phải liệt kê 2-butoxyethanol trên nhãn hiệu sản phẩm nhưng bạn có thể nhận biết hóa chất nguy hiểm này thông qua mùi thơm nhẹ, dễ chịu.

Theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (United States Environmental Protection Agency), 2-butoxyethanol là chất bay hơi không chỉ gây đau họng khi hít phải mà còn gây kích ứng mắt, da, ảnh hưởng gan, phổi, thận nghiêm trọng và gây mê man.

Bạn có thể làm nước tẩy rửa nhà bếp bằng giấm pha loãng với baking soda và tinh dầu để tránh hóa chất độc hại. Bạn cũng có thể chọn mua sản phẩm tẩy rửa có thành phần chính từ muối nở, không có chất tẩy trắng và không mùi.

6. Quaternary Ammonium Compound

Quaternary Ammonium Compounds (QUATS) được tìm thấy trong chất lỏng làm mềm vải và khăn trải giường. Tuy nhiên, loại hoá chất này cũng có mặt trong hầu hết các chất tẩy rửa gia dụng có nhãn “kháng khuẩn” nói chung như nước lau nhà, chất tẩy rửa dầu mỡ, chất khử trùng…

Theo một nghiên cứu kéo dài 10 năm cho thấy QUATS là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm da tiếp xúc. Không chỉ vậy, hóa chất nguy hiểm này còn là thủ phạm gây bệnh về rối loạn hô hấp.

Nhiều bằng chứng cho thấy ngay cả khi những người khỏe mạnh thường xuyên tiếp xúc với QUATS cũng dần có những triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn có thể sử dụng tinh dầu cây chè, giấm ăn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm để làm sạch gian bếp và căn nhà của mình. Bạn có thể trộn một vài giọt tinh dầu cây chè và một muỗng canh giấm với nước trong bình xịt để làm sạch an toàn, diệt vi trùng và làm sạch đa năng.

Các loại hoá chất nguy hiểm thường không được đề cập rõ ràng trên bao bì, nhãn hiệu của sản phẩm. Do đó, bạn có thể tự làm nước tẩy rửa nhà bếp từ nguyên liệu tự nhiên hoặc mua sản phẩm gốc thực vật an toàn và uy tín trên thị trường. Mặc dù một số sản phẩm từ tự nhiên có thể có giá thành hơi mắc nhưng đây chính là một sự lựa chọn xứng đáng cho sức khỏe lâu dài của cả gia đình bạn đấy!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hậu quả của việc nuốt kẹo cao su và cách xử lý

(94)
Nếu lỡ nuốt phải hạt thì bạn sẽ biết chắc là bụng không mọc cây được đâu, nhưng nuốt kẹo cao su nhiều thì có thể khiến bạn tắc ruột thật ... [xem thêm]

23 công dụng Baking Soda và cách sử dụng

(79)
Hẳn đâu đó bạn đã từng nghe qua cái tên baking soda hay muối nở. Nguyên liệu này được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nấu nướng, vệ sinh ... [xem thêm]

[Trắc nghiệm] Vì sao bạn nên dùng sản phẩm tẩy rửa thân thiện với môi trường?

(59)
Sản phẩm tẩy rửa thân thiện với môi trường không chỉ mang ý nghĩa lớn đối với môi trường sống, hệ sinh thái mà còn đóng vai trò rất quan trọng với ... [xem thêm]

Quần vợt trong nhà: Ngăn chặn chấn thương

(79)
Đối tượng nào không nên chơi? Nếu bạn đã từng bị bệnh tim mạch, có lẽ bạn nên tránh chơi môn quần vợt trong nhà. Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh, dù chỉ ... [xem thêm]

Bé bị nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị tận gốc

(85)
Mẹ khi biết nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ sẽ có cách chữa trị và phòng ngừa để con tránh được những kích ứng da gây khó chịu, làm ảnh hưởng ... [xem thêm]

Bạn cần chú ý gì khi chọn ngày bắt đầu cai thuốc lá? (giai đoạn 2)

(91)
Sau khi đã có quyết tâm từ bỏ hút thuốc, bạn hẳn đã sẵn sàng để chọn ra một ngày để bắt đầu việc này, đây là bước rất quan trọng trong toàn bộ ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết khi dị ứng thuốc kháng sinh

(18)
Dị ứng thuốc kháng sinh là vấn đề thường gặp trong quá trình điều trị bệnh. Tình trạng này có thể gây triệu chứng từ nhẹ cho đến nặng dẫn đến ... [xem thêm]

Giặt gấu bông tại nhà cho con: Vừa dễ mà lại tiết kiệm

(37)
Nếu lo ngại tiệm giặt ủi sẽ làm hỏng món đồ chơi yêu thích của con yêu, bạn hoàn toàn có thể tự giặt gấu bông tại nhà chỉ với vài thao tác đơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN