20 nguyên nhân khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy khắp người

(3.76) - 22 đánh giá

Da bị ngứa toàn thân là hiện tượng xảy ra phổ biến ở nhiều người và gây nên không ít phiền toái, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Theo đó, tình trạng này không chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải các bệnh ngoài da, mà còn có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể.

Bên cạnh biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, người bị ngứa da toàn thân còn gặp phải những triệu chứng khác như nổi mẩn đỏ, viêm da … Để thoát khỏi vấn đề này, ngoài việc dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần xác định rõ căn nguyên từ đó mới có thể điều trị triệt để. Để rõ hơn, mời bạn cùng Chúng tôi điểm qua một số nguyên nhân gây ngứa da toàn thân thường gặp qua bài viết dưới đây.

20 nguyên nhân phổ biến gây ngứa da toàn thân

Thực tế, ngứa da toàn thân do nhiều nguyên nhân gây nên, nó có thể bắt nguồn từ các yếu tố bên trong cơ thể hoặc do tác động từ môi trường ngoài, phổ biến nhất bao gồm:

1. Cơ địa da khô dễ bị ngứa

Da khô là một trong những nguyên nhân gây ngứa phổ biến. Tuy vậy, nếu bị ngứa do da khô, bạn sẽ không có những biểu hiện của bệnh ngoài da khác như mụn nước, sẩn, mụn đỏ … Về cơ bản, da khô thường là do tác động bởi nhiệt độ thời tiết (quá nóng hoặc quá lạnh), độ ẩm không khí thấp, tắm táp nhiều lần trong ngày … Ngoài ra, một vài yếu tố khác làm dẫn đến tình trạng này bao gồm: sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa, sữa tắm không phù hợp.

2. Tâm lý

Đôi khi, việc bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân có thể do các vấn đề về tâm lý. Theo đó, một số tình trạng sức khỏe tâm thần có thể khiến bạn cảm thấy da bị tê, ngứa và nhất định phải gãi chẳng hạn như:

  • Phiền muộn
  • Lo âu, căng thẳng
  • Trầm cảm
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Tâm thần…

3. Ngứa da toàn thân do thói quen giữ vệ sinh không tốt

Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể và là nơi tiếp xúc đầu tiên với môi trường bên ngoài nên không có gì khó hiểu khi da trở thành “địa bàn” lý tưởng để các loại vi khuẩn gây hại tấn công và cư ngụ.

Theo các nghiên cứu, mỗi centimet da có đến khoảng 1 triệu vi khuẩn đang tìm cách thâm nhập vào cơ thể từng ngày. Những con vi khuẩn này tập trung chủ yếu ở lớp thượng bì và sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng đến từ mồ hôi, bã nhờn và các tế bào da. Chính vì vậy, nếu bạn không có ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh, “binh đoàn” vi sinh vật hùng hậu này sẽ thừa cơ hội “quấy phá”, khiến da trở nên ngứa ngáy, khó chịu và dễ bị tổn thương.

4. Viêm da dị ứng

Người bị viêm da dị ứng thường có các biểu hiện da khô ngứa, sưng tấy, nứt nẻ. Bệnh thường phát triển theo từng đợt và hay tái phát.

5. Vảy nến

Đây là một bệnh tự miễn mãn tính khiến da bị tổn thương, ngứa ngáy và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh có biểu hiện rất đa dạng, xuất hiện ở nhiều mức độ, song ở mức độ nào thì đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc.

6. Ghẻ

Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm ký sinh trùng ở da, gây nên bởi sự xâm nhập bởi một loài rệp nhỏ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei. Sau khi bám vào bề mặt da, rệp chui sâu vào trong để đẻ trứng làm cho vùng da đó bị ngứa ngáy dữ dội do cơ thể có phản ứng dị ứng với tác nhân lạ là rệp. Theo đó, bệnh thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp thiếu điều kiện vệ sinh cũng như nguồn nước sinh hoạt.

7. Mề đay

Là bệnh liên quan đến miễn dịch do sự giải phóng chất hóa học (histamine) trong cơ thể. Điều này khiến cho các mạch máu nhỏ bị rò rỉ, dẫn đến da bị sưng viêm. Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột sau khi tiếp xúc với một tác nhân dị ứng, chẳng hạn như thuốc, thực phẩm gây nên cơn ngứa da kèm theo nổi mẩn đỏ tại các vị trí trên cơ thể.

8. Da bị ngứa do dị ứng thực phẩm

Bạn không chỉ có thể bị dị ứng với một số loại thức ăn như hải sản, đậu phộng… mà còn có thể dị ứng với các thực phẩm không an toàn có chứa các chất bảo quản độc hại. Điều này có thể gây phù mạch, khó thở.

9. Dị ứng thời tiết

Việc có cơ địa mẫn cảm với thời tiết có thể khiến bạn bị ngứa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, quá nóng hoặc quá lạnh. Biểu hiện của bệnh là mẩn đỏ nổi ở một vùng da trên cơ thể hoặc toàn bộ. Theo các chuyên gia, dị ứng thời tiết là tình trạng mãn tính nên rất khó để điều trị triệt để.

10. Dị ứng mỹ phẩm, hóa chất

Tình trạng này thường xảy ra ở chị em phụ nữ do sử dụng các loại mỹ phẩm, xà phòng kém chất lượng khiến da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa. Ngoài ra, cũng có thể là do bạn tiếp xúc với các hóa chất dễ gây dị ứng như xăng, sơn, xi măng, các hóa chất tẩy rửa, xà phòng…

11. Da bị ngứa do dị ứng thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ngứa dữ dội, phát ban, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau.

12. Nhiễm giun sán

Thói quen ăn rau sống, ăn các món tái không hợp vệ sinh, không tẩy giun định kỳ khiến lượng giun trong cơ thể quá nhiều. Chất thải của giun sán đi vào máu sẽ kích thích hệ miễn dịch, gây ngứa da toàn thân.

13. Bệnh lý về gan, thận

Gan, thận có vai trò lọc và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Khi gan, thận bị tổn thương, chất độc không thể đào thải hết nên sẽ tích tụ lại, gây ngứa toàn thân.

14. Bệnh lý về máu

Các vấn đề về máu như đa hồng cầu, lượng histamin trong máu tăng, hội chứng rối loạn sinh tủy… cũng có thể gây ra tình trạng bị ngứa toàn thân, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

15. Các bệnh xã hội

Các bệnh xã hội lây qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS đều có biểu hiện đầu tiên là ngứa. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, bạn cũng có thể bị ngứa do tác dụng của thuốc kháng virus, sự gia tăng tụ khuẩn vàng và nhiễm trùng da ký sinh trùng demodex.

16. Thay đổi nội tiết

Nồng độ nội tiết thay đổi trong thời gian mang thai hoặc trong giai đoạn mãn kinh có thể khiến cơ thể khô sạm và nổi mẩn ngứa khắp người.

17. Ung thư

Tình trạng ngứa mãn tính có thể là dấu hiệu sớm của một số bệnh ung thư. Nếu bạn bị ngứa trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân, hãy sắp xếp thời gian đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và có cách can thiệp phù hợp.

18. Các bệnh lý tuyến giáp

Cường giáp và suy giáp có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy ngứa. Ngoài triệu chứng ngứa, bạn còn gặp phải các vấn đề như giảm cân không lý do, tim đập nhanh, bọng mắt, tăng cân, mệt mỏi, táo bón hoặc khô da. Do đó, nếu gặp phải các triệu chứng kể trên, bạn nên đi khám sớm.

19. Bệnh đái tháo đường

Lượng đường trong máu tăng cao khiến mạch máu dưới da bị tổn thương, ảnh hưởng tới sự luân chuyển chất dinh dưỡng và hệ thần kinh, từ đó khiến bạn bị ngứa, nổi mẩn đỏ, da khô sạm.

20. Bệnh zona khiến da bị ngứa

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra. Virus này đi vào hệ thần kinh và khu trú trong các hạch thần kinh cảm giác trong suốt quá trình sống của cơ thể. Khi có điều kiện thuận lợi, virus tái hoạt động, phá hủy các sợi thần kinh cảm, gây đau, rát và ngứa ngáy toàn thân.

Mách bạn bí quyết phòng ngứa da toàn thân cực hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa da, do đó, chúng ta khó có thể tìm ra nguyên tắc phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh và chăm sóc da đúng cách hàng ngày, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được những cơn ngứa không đáng có như da khô hay một số bệnh ngoài da:

  • Uống nhiều nước để giữ ẩm cho làn da
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm
  • Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài để giảm nguy cơ bị cháy nắng và tổn thương da
  • Nên tắm bằng nước ấm, không nên dùng nước quá nóng để tắm vì nước nóng làm cho da mất đi độ ẩm tự nhiên khiến da khô, ngứa
  • Không nên mặc quần áo, sử dụng khăn bằng chất liệu len dạ, chỉ nên mặc quần áo cotton, bông mềm
  • Tăng cường đề kháng da bằng chế độ ăn khoa học, tránh các chất cay nóng, dầu mỡ
  • Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn cay, nóng, các loại thực phẩm kích thích sản sinh histamin dễ gây kích ứng da
  • Giảm căng thẳng, lo lắng, stress vì ảnh hưởng thần kinh cũng gây ngứa
  • Nên tập thể dục đều đặn và uống nước đầy đủ để tăng cường thải độc da, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
  • Khám sức khỏe định kỳ nếu bị ngứa nhiều, ngứa tái phát nhiều lần. Tránh việc gãi ngứa quá nhiều sẽ khiến da thêm tổn thuơng, bị trầy xước, nổi mẩn, tạo cơ hội cho bệnh nhiễm trùng
  • Chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp có thành phần lành tính từ thiên nhiên với những tính năng thanh lọc, làm sạch sâu hiệu quả và an toàn cho làn da.

Ngoài ra, nếu tình trạng ngứa kéo dài quá 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc đã thử nhiều cách trị ngứa toàn thân tại nhà mà không có hiệu quả, da có biểu hiện viêm nhiễm, sưng tấy, vùng da ngứa rát có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên đi khám sớm. Thông qua việc thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hoặc đề nghị bạn làm các xét nghiệm cần thiết để xem bạn có mắc phải những bệnh lý nguy hiểm từ bên trong cơ thể hay không.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vòng đời virus HIV và cơ chế của thuốc kháng

(81)
Chu kì sống của virus HIV gồm 7 giai đoạn, dựa trên từng giai đoạn mà bệnh nhân sẽ được áp dụng các cơ chế thuốc kháng HIV khác nhau để điều trị hiệu ... [xem thêm]

5 bệnh lý và chấn thương thường gặp ở ngón chân

(73)
Các bệnh lý và chấn thương thường gặp ở ngón chân cũng quan trọng không kém, nhưng bạn đã bao giờ quan tâm đến ngón chân của mình? Liệu bạn có biết ... [xem thêm]

11 loại tinh dầu giúp chữa viêm họng mà có thể bạn chưa biết

(60)
Tinh dầu có rất nhiều công dụng, một trong các công dụng nổi bật của chúng với sức khỏe con người là làm sảng khoái tinh thần, giúp chữa viêm họng hiệu ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn giảm mệt mỏi khi hành kinh

(14)
Giai đoạn tiền kinh nguyệt và hành kinh có thể khiến mức năng lượng giảm mạnh, dẫn đến cảm giác mệt mỏi uể oải cả ngày dài. Để giảm cảm giác mệt ... [xem thêm]

Làm sáng da hữu hiệu chỉ với thảo dược

(54)
Có được một làn da mịn màng, trắng sáng và khỏe mạnh là ước mong của đa số phụ nữ Việt. Chính vì mong muốn này mà một số người sẽ làm bất cứ ... [xem thêm]

Những bí mật có thể bạn chưa biết về quả thận

(48)
Giống như tim, thận là một bộ phận giúp duy trì sự sống của cơ thể. Chắc hẳn ai cũng biết rằng có một vài cơ quan trong cơ thể giữ vai trò quyết định ... [xem thêm]

Bệnh giời leo có lây không?

(49)
Bệnh giời leo là chứng phát ban trên da gây ra bởi virus thuỷ đậu (varicella zoster). Giời leo thường nổi thành một dải hay một vùng nhỏ trên một phía khuôn ... [xem thêm]

12 thói quen giúp bạn làm sạch vùng kín

(97)
Cách làm sạch vùng kín không chỉ là vệ sinh cô bé mà còn bao gồm cả thói quen chăm sóc và bảo vệ vùng kín. Để vùng kín luôn khỏe mạnh, bạn cần lưu ý ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN