Đau đầu hồi ứng

(3.88) - 18 đánh giá

Tìm hiểu chung

Đau đầu hồi ứng là bệnh gì?

Đau đầu hồi ứng (đau đầu do lạm dụng thuốc) gây ra do sử dụng thường xuyên và lâu dài thuốc điều trị đau đầu như thuốc trị đau nửa đầu. Thuốc giảm đau giúp hỗ trợ điều trị nhức đầu không thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng hơn 1 hoặc 2 ngày một tuần, chúng có thể gây ra đau đầu hồi ứng.

Dường như bất cứ loại thuốc giảm đau nào cũng có thể gây ra đau đầu hồi ứng, nhưng chỉ khi bạn đã có một rối loạn đau đầu. Thuốc giảm đau được sử dụng thường xuyên cho các tình trạng khác như viêm khớp, chưa được chứng minh là gây đau đầu hồi ứng ở những người chưa bao giờ có một rối loạn đau đầu.

Đau đầu hồi ứng thường dừng lại khi bạn ngừng uống thuốc giảm đau. Điều này khá khó khăn trong thời gian ngắn, nhưng bác sĩ có thể giúp bạn xử lý đau đầu hồi ứng về lâu dài.

Mức độ phổ biến của đau đầu hồi ứng

Đau đầu hồi ứng là bệnh phổ biến. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau đầu hồi ứng là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của đau đầu hồi ứng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại đau đầu ban đầu được điều trị và các thuốc sử dụng. Đau đầu hồi ứng có xu hướng:

  • Xảy ra mỗi ngày hoặc gần như mỗi ngày, thường xuyên đánh thức bạn vào sáng sớm
  • Cải thiện với thuốc giảm đau nhưng sau đó trở lại khi thuốc hết tác dụng

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Bơ phờ
  • Bồn chồn và khó tập trung
  • Các vấn đề về trí nhớ
  • Khó chịu

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Thỉnh thoảng đau đầu là tình trạng phổ biến. Bạn hãy coi đau đầu là một vấn đề nghiêm túc. Một số loại đau đầu có thể đe dọa tính mạng.

Đi cấp cứu ngay lập tức nếu đau đầu biểu hiện:

  • Bất ngờ và nghiêm trọng
  • Kèm với sốt, cứng cổ, phát ban, lú lẫn, co giật, nhìn đôi, yếu, tê hoặc nói khó khăn
  • Sau một chấn thương đầu
  • Nghiêm trọng hơn dù đã nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau
  • Là kiểu đau mới ở những người tuổi trên 50
  • Đánh thức bạn khi đang ngủ

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:

  • Bạn thường có hai hay nhiều cơn đau đầu một tuần
  • Uống thuốc trị đau đầu nhiều hơn 2 lần một tuần
  • Bạn cần liều cao hơn liều khuyến cáo của thuốc không cần toa để giảm đau đầu
  • Kiểu đau đầu của bạn thay đổi
  • Đau đầu càng ngày càng nghiêm trọng hơn

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra đau đầu hồi ứng?

Đau đầu hồi ứng có thể phát triển nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc đau đầu. Mặc dù nguy cơ phát triển đau đầu do lạm dụng thuốc thay đổi tùy theo loại thuốc, bất cứ loại thuốc nhức đầu cấp tính nào cũng có khả năng dẫn đến đau đầu hồi ứng, bao gồm:

  • Các thuốc giảm đau đơn giản. Thuốc giảm đau thông thường như aspirin và acetaminophen (Tylenol, những biệt dược khác) có thể góp phần tăng nguy cơ đau đầu trở lại – đặc biệt là nếu bạn vượt quá liều khuyến cáo hàng ngày. Thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil, Motrin IB, những biệt dược khác) và naproxen sodium (Aleve) có nguy cơ gây đau đầu do lạm dụng thuốc thấp hơn.
  • Thuốc giảm đau kết hợp. Các thuốc giảm đau không cần toa (OTC) kết hợp caffeine, aspirin và acetaminophen (Excedrin, những biệt dược khác) là thủ phạm phổ biến. Nhóm này cũng bao gồm các loại thuốc theo toa như Fiorinal, chứa các butalbital an thần. Hợp chất chứa butalbital có nguy cơ đặc biệt cao gây đau đầu hồi ứng, vì vậy tốt nhất bạn không dùng để điều trị nhức đầu. Nếu bạn sử dụng loại thuốc này, hạn chế uống không quá 4 ngày trong một tháng.
  • Các thuốc trị đau nửa đầu. Các thuốc khác nhau trị đau nửa đầu có liên quan đến đau đầu hồi ứng bao gồm triptans (Imitrex, Zomig, những biệt dược khác) và một số ergot – như ergotamine (Ergomar, những biệt dược khác). Các loại thuốc này có nguy cơ gây đau đầu do lạm dụng thuốc vừa phải. Các ergot dihydroergotamine (DHE 45) dường như ít gây ra vấn đề này nhất.
  • Các loại thuốc phiện. Các thuốc giảm đau có nguồn gốc từ thuốc phiện hoặc từ các hợp chất thuốc phiện tổng hợp kết hợp của codein và acetaminophen (Tylenol với codein số 3 và số 4, những biệt dược khác). Các loại thuốc này có nguy cơ cao gây đau đầu hồi ứng.
  • Liều caffeine hàng ngày từ cà phê buổi sáng, soda buổi chiều, thuốc giảm đau và các sản phẩm khác có chứa chất kích thích nhẹ này cũng có thể góp phần gây đau đầu hồi ứng. Đọc nhãn sản phẩm để chắc chắn rằng bạn không đưa vào cơ thể nhiều caffeine hơn bạn nghĩ.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau đầu hồi ứng?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đối với nhức đầu hồi ứng như:

  • Bệnh sử đau đầu mãn tính. Một bệnh sử của chứng đau nửa đầu, đau đầu kiểu căng thẳng hoặc đau đầu mãn tính khác làm tăng nguy cơ mắc đau đầu hồi ứng.
  • Thường xuyên sử dụng các thuốc trị đau đầu. Nguy cơ mắc bệnh tăng nếu bạn sử dụng thuốc giảm đau kết hợp ergotamine hoặc triptans trên 10 ngày trong một tháng hoặc uống các thuốc giảm đau đơn giản hơn 15 ngày trong một tháng, đặc biệt là nếu thường xuyên sử dụng các thuốc này liên tục trong 3 tháng hoặc lâu hơn.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau đầu hồi ứng?

Việc chẩn đoán đau đầu hồi ứng thường dựa trên bệnh sử đau đầu kinh niên và thường xuyên sử dụng thuốc. Các xét nghiệm thường không cần thiết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau đầu hồi ứng?

Thông thường, đau đầu sẽ dễ dàng kiểm soát hơn khi bạn ngừng uống thuốc hoặc dần dần sử dụng liều thấp hơn. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn ghi lại các triệu chứng đau đầu, mức độ thường xuyên và thời gian đau đầu.

Một số người có thể cần được “cai nghiện” với sự giám sát y tế chặt chẽ, vì vậy hãy làm việc với một chuyên gia đau đầu. Những người sử dụng liều lớn thuốc ngủ an thần, thuốc đau đầu kết hợp an thần, hay ma túy như codein hoặc oxycodone cần được nhập viện khi bắt đầu ngưng thuốc.

Sau vài tuần đầu tiên của quá trình này, bạn có thể bị nhức đầu nhiều hơn. Cuối cùng, đau đầu sẽ biến mất và trở lại như trước đây.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý đau đầu hồi ứng?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn ngăn chặn đau đầu hồi ứng:

  • Bạn có thể ngăn đau đầu ứng hồi bằng cách sử dụng thuốc giảm đau một cách hạn chế, chỉ khi bạn thực sự cần chúng. Đừng sử dụng chúng nhiều hơn 1 hoặc 2 lần một tuần trừ khi bác sĩ chỉ định.
  • Ngoài ra, tránh caffeine trong khi bạn đang dùng thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc có chứa caffeine.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng Sudeck (Loạn dưỡng giao cảm phản xạ)

(13)
Tìm hiểu chungHội chứng Sudeck (loạn dưỡng giao cảm phản xạ) là gì?Hội chứng Sudeck là tình trạng gồm một nhóm các triệu chứng điển hình, bao gồm đau ... [xem thêm]

Thoát vị rốn

(36)
Thoát vị rốn ở trẻ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một tình trạng phổ biến, nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Vậy bệnh thoát vị rốn là ... [xem thêm]

Viêm dây thần kinh tiền đình

(69)
Bệnh viêm dây thần kinh tiền đình là một rối loạn xảy ra ở tai trong, khiến người bệnh đột ngột chóng mặt nghiêm trọng, choáng váng, mất cân bằng và ... [xem thêm]

Da liễu

(76)
Định nghĩaBệnh da liễu là gì?Theo bác sĩ, bệnh da liễu là tình trạng da bị kích ứng hoặc viêm. Da chính là cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể. ... [xem thêm]

Đóng thông liên nhĩ (ASD)

(42)
Tìm hiểu chungĐóng thông liên nhĩ (ASD) là gì?Thông liên nhĩ (khiếm khuyết vách ngăn liên nhĩ) là một lỗ mở hoặc lỗ thông trên vách ngăn cách hai buồng trên ... [xem thêm]

Viêm tuyến nước bọt

(21)
Tuy ít dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nhưng bệnh viêm tuyến nước bọt có thể gây đau nhức và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người ... [xem thêm]

Mù ban ngày

(10)
Tìm hiểu chungBệnh mù ban ngày là gì?Bệnh mù ban ngày là một tình trạng thị giác không có khả năng nhìn thấy rõ ràng trong ánh sáng ban ngày và trái ngược ... [xem thêm]

Viêm dạ dày ruột

(13)
Bạn có thể nghe cụm từ “cúm dạ dày” nhưng vẫn chưa viết đó là bệnh gì. Thật ra, đây là một tên gọi khác của bệnh viêm dạ dày ruột. Đây là một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN